Tris

New Member

Download Tiểu luận Lịch sử tư tưởng lập hiến ở nước ta miễn phí





Sự lãnh đạo của Đảng thông qua Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương, thể hiện rất rõ trong tiến trình soạn thảo Hiến pháp sửa đổi. Sự lãnh đạo đó thể hiện qua những quan điểm chỉ đạo sau đây:
Thứ nhất, Hiến pháp mới phải thể chế hoá đường lối đổi mới toàn diện của Đảng, đẩy mạnh đổi mới kinh tế, đồng thời đổi mới vững chắc về chính trị; Khẳng định mục tiêu xây dựng chủ nghĩa xã hội mà Chủ tịch Hồ Chí Minh, Đảng và nhân dân ta đã lựa chọn; Căn cứ vào những nội dung chủ yếu của cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội và Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2000 do Đại hội Đảng lần thứ VII đề ra.
Hiến pháp, phải dựa vào và vận dụng sáng tạo những quan điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh về xây dựng chủ nghĩa xã hội vào những hoàn cảnh cụ thể ở nước ta, những kinh nghiệm đúc kết được qua quá trình thi hành ba bản Hiến pháp, cũng như đóng góp của cán bộ, nhân dân và kinh nghiệm của nước ngoài.
Thứ hai, Hiến pháp sửa đổi vẫn phải khẳng định tính chất Nhà nước ta là Nhà nước chuyên chính vô sản. Tính chất giai cấp của Nhà nước không thay đổi, nhưng nội dung thể hiện của chuyên chính vô sản là chính quyền Nhà nước thuộc về nhân dân, và chính quyền đó phải đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I - Tư tưởng lập hiến ở nước ta trước Cách mạng tháng Tám năm 1945.
Trước Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước ta là một nước thuộc địa nửa phong kiến với chính thể quân chủ chuyên chế nên không có Hiến pháp. Tuy nhiên, vào những năm đầu thế kỷ XX, do ảnh hưởng của tư tưởng cách mạng dân chủ tư sản Pháp năm 1789, ảnh hưởng của cách mạng Trung Hoa năm 1911 và chính sách duy tân mà Minh Trị thiên hoàng đã áp dụng ở Nhật Bản…nên trong giới trí thức Việt Nam đã xuất hiện tư tưởng lập hiến. Có hai khuynh hướng chủ yếu về lập hiến trong thời gian này là:
- Khuynh hướng thứ nhất: thiết lập chế độ quân chủ lập hiến ở Việt Nam dưới sự bảo hộ của Pháp, cầu xin Pháp ban bố cho Việt Nam một bản Hiến pháp trong đó bảo đảm : quyền của thực dân Pháp vẫn được duy trì, quyền của Hoàng đế Việt Nam cần hạn chế và quyền của "dân An Nam" về tự do, dân chủ được mở rộng. Đại diện cho xu hướng này là Bùi Quang Chiêu (người sáng lập ra Đảng lập hiến năm 1923) và Phạm Quỳnh.
- Khuynh hướng thứ hai: chủ trương đấu tranh giành độc lập, tự do cho dân tộc và sau khi giành được độc lập sẽ xây dựng bản Hiến pháp của Nhà nước độc lập đó. Không có độc lập dân tộc thì không thể có Hiến pháp thực sự dân chủ. Đại diện cho chủ trương này là cụ Phan Bội Châu, cụ Phan Chu Trinh, nhà yêu nước Nguyễn Ái Quốc. Thực tiễn cách mạng Việt Nam và lịch sử lập hiến ở nước ta đã chứng minh chủ trương này là hoàn toàn đúng đắn.
Nhờ ánh sáng của chủ nghĩa Mác - Lênin, Nguyễn Ái Quốc đã khắc phục được những hạn chế của hai ông, phong trào yêu nước dưới sự lãnh đạo của Nguyễn Ái Quốc đã kết hợp được ngọn cờ phản đế và phản phong kiến mới đi đến thắng lợi . Đầu năm 1919, nhà cách mạng Nguyễn Ái Quốc đã gửi Yêu sách của nhân dân An Nam cho Hội nghị Versailles của các nước Đồng minh, trong đó đã thể hiện rõ tư tưởng lập hiến của Người. Sau Nguyễn Ái Quốc lại dịch và diễn thành lời ca bản Yêu sách đó với tựa đề "Việt Nam yêu cầu ca" để tuyên truyền trong đồng bào Việt kiều sống trên đất Pháp. Trong tám điều yêu sách, đáng lưu ý là điều thứ bảy, đó là yêu cầu lập hiến lập pháp cho nhân dân Việt Nam: "Bảy xin Hiến pháp ban hành. Trăm điều phải có thần linh pháp quyền". Sau khi thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam (ngày 3-2-1930), Nguyễn Ái Quốc vẫn theo đuổi tư tưởng lập hiến của mình. Trong các nhiệm vụ mà Hội nghị Trung ương tháng 11-1940 do Nguyễn Ái Quốc chủ trì đề ra có nhiệm vụ thứ ba là: ban bố Hiến pháp dân chủ, ban bố những quyền tự do dân chủ cho nhân dân, tự do ngôn luận, tự do tư tưởng, tự do tín ngưỡng, tự do hội họp .... Sau hơn 27 năm nung nấu tư tưởng của mình sau khi giành được độc lập cho dân tộc, Nguyễn Ái Quốc trở thành Chủ tịch nước, Người mới thể hiện được tư tưởng của mình thành sự thật. Tư tưởng của Người được thể hiện trong Hiến pháp 1946 - Hiến pháp đầu tiên của nước nhà.
II - Hiến pháp năm 1946
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Cách mạng tháng Tám thành công, ngày 2/9/1945 Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập khai sinh ra nước Việt Nam dân chủ cộng hòa.
- Tại phiên họp đầu tiên của Chính phủ (3/9/1945), Hồ Chủ tịch đề ra sáu nhiệm vụ cấp bách của Chính phủ, mà một trong sáu nhiệm vụ cấp bách đó là xây dựng và ban hành bản Hiến pháp. Vì theo Người: "Trước chúng ta đã bị chế độ quân chủ cai trị, rồi đến chế độ thực dân không kém phần chuyên chế nên nước ta không có Hiến pháp, nhân dân ta không được hưởng quyền tự do, dân chủ. Chúng ta phải có một Hiến pháp dân chủ" (Hồ Chí Minh. Toàn tập, T.4, tr.8).
- Ngày 20/9/1945 Chính phủ lâm thời ban hành Sắc lệnh số 34 thành lập Ban dự thảo Hiến pháp gồm 7 người, do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu. Tháng 11/1945 bản Dự thảo Hiến pháp đầu tiên được công bố để nhân dân đóng góp ý kiến. Ngày 9/11/1946 tại kỳ họp thứ hai của Quốc hội khóa I (do cuộc tổng tuyển cử ngày 6/1/1946 bầu) đã thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước ta.
2.Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1946:
- Là bản Hiến pháp đầu tiên trong lịch sử nước nhà và cũng là bản Hiến pháp đầu tiên của một Nhà nước cộng hòa dân chủ nhân dân ở Đông Nam châu Á. Hiến pháp đã ghi nhận thành quả đấu tranh của nhân dân ta giành độc lập, tự do cho dân tộc, lật đổ chế độ thực dân phong kiến ở nước ta. Đây là sự kiện đánh dấu sự "đổi đời" của đất nước và của nhân dân ta.
- Các quyền tự do, dân chủ của công dân được Hiến pháp năm 1946 quy định mang tính tiến bộ, tính nhân văn sâu sắc.
- Hiến pháp năm 1946 đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho việc tổ chức và hoạt động của một "chính quyền mạnh mẽ và sáng suốt" của nhân dân với sự sáng tạo ra một hình thức chính thể cộng hòa dân chủ độc đáo với chế định Chủ tịch nước phù hợp với điều kiện chính trị-xã hội rất phức tạp ở nước ta giai đọan này.
Nhiều nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy Nhà nước được Hiến pháp 1946 quy định đến nay vẫn còn nguyên giá trị.
III - Hiến pháp năm 1959
1. Hoàn cảnh ra đời:
- Sau chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ, thực dân Pháp đã phải ký Hiệp định Giơ-ne-vơ (20/7/1954), miền Bắc được hoàn toàn giải phóng nhưng đất nước còn tạm chia làm hai miền. Nhiệm vụ cách mạng trong giai đoạn mới này là: xây dựng chủ nghĩa xã hội ở miền Bắc và đấu tranh thống nhất nước nhà. Hiến pháp năm 1946 "đã hoàn thành sứ mệnh của nó. Nhưng so với tình hình mới và nhiệm vụ cách mạng mới hiện nay thì nó không thích hợp nữa. Vì vậy, chúng ta phải sửa đổi Hiến pháp ấy".
(Hồ Chí Minh: Báo cáo về Dự thảo Hiến pháp sửa đổi năm 1959).
- Ngày 23/1/1957 tại kỳ họp thứ 6 Quốc hội khóa I đã ra nghị quyết về việc sửa đổi Hiến pháp và thành lập Ban sửa đổi Hiến pháp đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh. Ngày 1/4/1959 Dự thảo Hiến pháp sửa đổi công bố để nhân dân thảo luận, đóng góp ý kiến. Tại kỳ họp thứ 11 Quốc hội khóa I, ngày 31/12/1959 Hiến pháp sửa đổi được thông qua và ngày 1/1/1960 Chủ tịch Hồ Chí Minh ký Sắc lệnh công bố Hiến pháp này.
2.Ý nghĩa của Hiến pháp năm 1959:
- Hiến pháp năm 1959 ghi nhận thành quả đấu tranh giữ nước và xây dựng đất nước của nhân dân ta, khẳng định vai trò lãnh đạo của Đảng lao động Việt Nam (tức Đảng cộng sản Việt Nam ngày nay) trong sự nghiệp cách mạng ở nước ta.
- Hiến pháp năm 1959 là Hiến pháp XHCN đầu tiên của nước ta, đặt cơ sở pháp lý nền tảng cho sự nghiệp xây dựng CNXH ở nước ta không qua giai đoạn phát triển tư bản chủ nghĩa.
- Hiến pháp năm 1959 là cương lĩnh đấu tranh để thực hiện hoà bình thống nhất nước nhà ( Xem: Tìm hiểu Hiến pháp nước Việt Nam dân chủ cộng hòa. NXB Sự thật, Hà Nội, 1976, tr.35-45).
IV - Hiến pháp năm 1980
1..Hoàn cảnh ra đời:
- Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Hồ Chí Minh mùa xuân năm 1975 đã mở ra một giai đoạn phát triển mới trong lịch sử cách mạng nước ta nói chung, lịch sử lập hiến Việt Nam nói riêng. Đó là thời kỳ cả nước độc lập, thống nhất, cùng thực hiện hai nhiệm vụ chiến lược chun...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top