korea_huy

New Member

Download Tiểu luận Quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng hình sự phục vụ việc góp ý sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự 2003 miễn phí





Hiện nay Bị cáo phản cung với lý do bị bức cung, ép mớm, nhục hình là vấn đề rất bức xúc trong các phiên tòa ở Việt Nam , làm giảm uy tín của cơ quan điều tra, truy tố. Chủ tọa cắt không cho họ nói thì bị xem là mất dân chủ, không khách quan Sở dĩ có tình trạng trên một phần là do Bộ luật tố tụng chưa có quy định cơ chế cứng tạo điều kiện cho luật sư tham gia từ giai đoạn điều tra, có mặt tại các buổi hỏi cung bị can. Hầu hết quá trình điều tra luật sư chỉ được tham gia một vài buổi lấy lệ, đa số các buổi hỏi cung khác không có mặt luật sư. Về nguyên tắc, khi luật sư tham gia đã được cấp giấy chứng nhận người bào chữa và có văn bản đề nghị được tham gia tất cả các buổi hỏi cung và các hoạt động điều tra khác thì những hoạt động này bắt buộc phải có luật sư mới có giá trị pháp lý. Nhưng thực tế Bộ luật TTHS hiện hành có quy định rất mâu thuẫn và tạo ra những rào cản. Ví dụ: Luật sư muốn hỏi bị can phải được điều tra viên đồng ý. Phiên tòa xét xử trẻ vị thành niên không có luật sư bào chữa thì phải hoãn, bản án tuyên trong điều kiện đó thì phải hủy, nhưng bản cung buộc tội ghi lời khai của bị can vị thành niên vắng mặt luật sư (mặc dù Điều 305 BLTTHS quy định cơ quan tiến hành tố tụng phải chỉ định luật sư) nhưng họ không thực hiện hay tìm cách bảo bị can viết đơn từ chối luật sư trong khi họ chưa hề thực hiện Điều luật là chỉ định luật sư thì bản cung lại được chấp nhận là hợp pháp, Bản kết luận điều tra và Bản cáo trạng vẫn có giá trị pháp lý buộc tội. Tôi nghĩ đây là lỗ hổng lớn mà lần sửa đổi Bộ luật Tố tụng hình sự tới đây phải đặc biệt quan tâm, giải quyết thấu đáo.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Tháng Chín 21, 2009 Để lại phản hồi Go to comments
Hướng tới hội thảo khoa học ” Bộ luật tố tụng hình sự – những vấn đề cần sửa đổi, bổ sung”
THAM LUẬN
QUYỀN VÀ NGHĨA VỤ CỦA NGƯỜI BÀO CHỮA
TRONG TỐ TỤNG HÌNH SỰ
Luật sư. Nguyễn Văn Chiến
Phó Chủ nhiệm Đoàn Luật sư Thành phố Hà Nội
I. Mục Đích
Mục đích quan trọng của việc sửa đổi BLTTHS 2003 lần này là đề cao trách nhiệm và xác định rõ chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan và người tiến hành tố tụng, nhất là xác định trách nhiệm cụ thể của từng chức danh tố tụng, phân định rõ thẩm quyền hành chính và thẩm quyền tố tụng nhằm nâng cao trách nhiệm của những người tiến hành tố tụng. Đồng thời xác định rõ hơn quyền và nghĩa vụ của những người tham gia tố tụng. Hay nói cách khác, cần tìm ra nguyên nhân những quy định này của BLTTHS vì sao đã có thực tiễn áp dụng hơn 5 năm qua nhưng vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu của những Nguyên tắc cơ bản được quy định cụ thể tại Chương IV Bộ luật nhằm tìm ra giải pháp khắc phục trong lần sửa đổi lần này.
Với ý nghĩa quan trọng đó, chúng tui rất ủng hộ cuộc tọa đàm của Ban học tập Đoàn luật sư Hà Nội về chủ đề: “Quyền và nghĩa vụ của người tiến hành tố tụng và tham gia tố tụng hình sự phục vụ việc góp ý sửa đổi Bộ luật TTHS 2003″. Hy vọng cuộc tọa đàm sẽ tập trung được trí tuệ, kinh nghiệm quý báu của các diễn giả luật sư để góp thêm tiếng nói quan trọng vào công tác cải cách tư pháp hiện nay của Đảng và Nhà nước ta.
II. Quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bào chữa.
Trong tham luận này, chúng tui xin đóng góp một vài ý kiến về quyền và nghĩa vụ tố tụng của người bào chữa.
Trong 15 điều của Chương III về Người tiến hành tố tụng, chỉ có một điều quy định về trách nhiệm của Cơ quan tiến hành tố tụng giải thích và bảo đảm thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người tham gia tố tụng. 14 điều còn lại, nhằm bảo đảm thực hiện đầy đủ hơn các quyền của người tham gia tố tụng, góp phần nâng cao trách nhiệm của cơ quan tiến hành tố tụng. Từ khi những quy định này được sửa đổi bổ sung những quy định cũ còn thiếu và chưa đầy đủ của BLTTHS 1988 nhằm nâng cao vị thế và vai trò của người bào chữa trong tố tụng hình sự nhưng thực tế còn nhiều bất cập do không có cơ chế đảm bảo giám sát thực thi những quy định này của luật. Thực tế hơn 5 năm thi hành Bộ luật TTHS nhưng cho đến nay các ngành hữu quan vẫn chưa ban hành được một thông tư liên tịch để đảm bảo sự hướng dẫn thống nhất trong qúa trình thực thi luật mặc dù nhà nước cũng đã phải bỏ ra nhiều tiền bạc chi phí cho các cuộc Hội thảo để bàn về dự thảo thông tư liên tịch này nhưng không thành. Từ thực tế ấy, tiến tới góp ý cho việc sửa đổi Bộ luật lần này, cần có quy định cụ thể hơn trách nhiệm của các cơ quan THTT và người THTT, theo đó quyền của luật sư và những người tham gia tố tụng khác sẽ được quy định cụ thể hơn và có tính pháp lý bắt buộc cao hơn.
1.       Các nội dung sửa đổi, bổ sung liên quan đến người bào chữa:
Điều 56 Bộ luật tố tụng hình sự năm 2003 (BLTTHS) quy định người bào chữa có thể là: (a) Luật sư; ((b) Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo; và (c) Bào chữa viên nhân dân.
Như vậy, về mặt pháp lý, bào chữa viên nhân dân và Người thay mặt hợp pháp của người bị tạm giữ, bị can, bị cáo là một chủ thể tư pháp có tư cách của người bào chữa trong tố tụng hình sự. Tuy nhiên, trong thực tiễn tố tụng hình sự ở Việt Nam, việc xem xét thủ tục chứng nhận tư cách người bào chữa, các nguyên tắc, phạm vi tham gia tố tụng lại chưa được hướng dẫn và quy định chi tiết, dẫn đến các cơ quan tiến hành tố tụng các cấp gặp rất nhiều khó khăn trong việc đảm bảo thực hiện các quyền và nghĩa vụ của họ giống hay khác luật sư ở mức nào?!
Mặc dù có một số người tham gia với tư cách bào chữa viên nhân dân có những đóng góp nhất định trong việc bảo vệ quyền lợi cho bị can, bị cáo là thành viên tổ chức Mặt trận, nhưng nhìn chung chất lượng hành nghề của phần đông những người này không cao, gặp rất nhiều cản ngại, vướng mắc do những hạn hẹp về kiến thức pháp luật, lại không được đào tạo chuyên sâu về các kỹ năng hành nghề trong tranh tụng vụ án hình sự, không được tập sự trong các tổ chức hành nghề luật sư chuyên nghiệp. Thực tiễn xét xử những người này tham gia tố tụng rất hạn chế, hãn hữu mới có người được Tòa án chấp nhận tham gia. Trong giai đoạn điều tra, truy tố thì hoàn toàn vắng bóng họ, vì thực tế luật sư tham gia còn rất khó khăn. Do đó, theo quan điểm của chúng tôi, chế định bào chữa viên nhân dân và người khác đã hoàn thành sứ mệnh lịch sử của nó. Hiện nay, cùng với việc thực thi Luật Luật sư năm 2006, Liên đòan luật sư Việt Nam ra đời đã khẳng định sự lớn mạnh và vị thế của đội ngũ luật sư Việt Nam, hướng tới việc xây dựng một đội ngũ luật sư chuyên nghiệp thực hiện các phạm vi hành nghề tư vấn, tranh tụng và cung cấp các dịch vụ pháp lý phủ kín các mặt của đời sống xã hội và đời sống tư pháp, nên chăng cần xem xét lại và bỏ chế định bào chữa viên nhân dân là người bào chữa trong BLTTHS sửa đổi, bổ sung sắp tới. Các nhà lập pháp cần tập trung quy định có hiệu lực về hoạt động bào chữa trong tố tụng hình sự vào chủ thể tư pháp duy nhất có đủ phẩm chất, kỹ năng và đạo đức hành nghề là luật sư. Điều đó cũng phù hợp với xu thế phát triển khách quan của nghề luật sư và chủ trương cải cách tư pháp ở Việt Nam hiện nay.
-         Quy định người bị tạm giữ, bị can, bị cáo (Các điều 48,49, 50), cần quy định cụ thể về quyền của họ được giải thích quyền có luật sư ngay khi bị bắt và có quyền im lặng khi không có sự tham gia của luật sư bào chữa.
-         Quyền của người bào chữa được tham gia tố tụng từ khi Quyết định tạm giữ, khởi tố bị can và được ghi chép,  sao chụp tài liệu cần thiết cho việc bào chữa; xem các biên bản về hoạt động tố tụng khi có mặt của họ và xem các quyết định tố tụng có liên quan đến người mà họ bào chữa; được thông báo trước về thời gian,địa điểm lấy lời khai của người bị bắt, người bị tạm giữ, bị can, bị cáo và những người thân thích của họ cũng như những cơ quan tổ chức nếu không thuộc bí mật Nhà nước hay bí mật công tác (các điều 56, 58, 65).
Vấn đề từ chối người bào chữa được quy định tại đoạn 2 khoản 2 Điều 57 BLTTHS năm 2003 cần hoàn thiện thêm vì quy định như vậy còn có bất cập, không hợp lý. Việc không phân biệt quyền từ chối người bào chữa của hai nhóm đối tượng được quy định tại điểm a và điểm b khoản 2 điều luật này là một sự không chặt chẽ về mặt lý luận. Đối tượng được quy định tại điểm a hoàn toàn khác với đối tượng quy định tại điểm b. Những đối tượng được quy định tại điểm a nhận thức được đúng đắn và đầy đủ hành vi từ c...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top