Download Tiểu luận Thực trạng của vẫn đề minh bạch tài chính đối với công ty cổ phần đại chúng ở nước ta hiện nay miễn phí





Đối với công ty cổ phần đại chúng, vấn đề minh bạch tài chính không chỉ là trách nhiệm của Ban giám đốc đối với Ban quản trị và các cổ đông được quy định trong Điều lệ công ty, mà đó còn là nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề này đến nay vẫn bị coi là khoảng tối của các doanh nghiệp trong quan hệ nội bộ cũng như quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài. Có thể nêu lên một vài bất cập hiện nay liên quan đến vấn đề này như:
1).Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế "bị" giao chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều cán bộ thuế ép DN, bóc tách các chi phí để tận thu. Ngược lại, DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí. nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế TNDN phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN.
2). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng khiến các chủ DN phải dè chừng đối thủ, quyết không để lộ "nội tình" của DN cho nhà đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

MỤC LỤC
KHÁI QUÁT CHUNG
Khái niệm về công ty cổ phần đại chúng:
Điều 25, khoản 1 Luật chứng khoán qui định: Công ty đại chúng là công ty cổ phần thuộc một trong ba loại hình sau đây:
a) Công ty đã thực hiện chào bán cổ phiếu ra công chúng;
b) Công ty có cổ phiếu được niêm yết tại Sở giao dịch chứng khoán hay Trung tâm giao dịch chứng khoán;
c) Công ty có cổ phiếu được ít nhất một trăm nhà đầu tư sở hữu, không kể nhà đầu tư chứng khoán chuyên nghiệp và có vốn điều lệ đã góp từ mười tỷ đồng Việt Nam trở lên"
Như vậy, công ty đại chúng là công ty cổ phần đã phát hành chứng khoán ra công chúng. Sau khi phát hành chứng khoán ra công chúng, tổ chức phát hành trở thành công ty đại chúng (có đăng ký). Công ty đại chúng có nghĩa vụ phải công khai thông tin về hoạt động của mình theo quy định của pháp luật, Ủy ban Chứng khoán Nhà nuớc và Sở Giao dịch chứng khoán nhằm đảm bảo cho nhà đầu tư có đuợc thông tin đầy đủ về hoạt động thuờng xuyên cũng như những sự kiện bất thuờng của công ty.
Đặc điểm của công ty đại chúng:
Ưu điểm của hình thức tổ chức công ty đại chúng:
Công ty được xã hội biết đến do có tên tuổi xuất hiện công khai trên thị truờng chứng khoán, trên báo chí, công ty đã khẳng định được danh tiếng uy tín thì khi cần huy động vốn ngoài xã hội, công ty dễ dàng có thể tiếp tục phát hành cổ phiếu, trái phiếu với chi phí phát hành thấp hơn lần phát hành truớc.
Công ty phải báo cáo công khai hoạt động của mình cho công chúng, nên chịu sự giám sát của công chúng, xã hội. Thêm vào đó, Hội đồng Quản trị và Ban giám đốc phải công khai các hoạt động quản lý và điều hành công ty. Ban giám đốc phải chăm lo việc phát triển công ty cải tiến kỹ thuật, cải tiến quản lý, cơ cấu hợp lý vốn, nếu không thì các giám đốc sẽ bị sa thải; nhu vậy hoạt động công ty đại chúng đã ràng buộc các giám đốc phải tuân thủ pháp luật, điều hành công ty theo đúng luật công ty.
Tuy nhiên hình thức công ty đại chúng cũng tồn tại một số nhược điểm:
Sau khi hoàn tất việc phát hành công ty sẽ chịu áp lực giám sát của xã hội, chịu áp lực phải duy trì đuợc giá cổ phiếu của mình trên thị truờng chứng khoán để thu hút nhà đầu tư.
Trong hoạt động của mình, công ty sẽ phải bỏ ra nguồn lực lớn về tài chính và con nguời để chuẩn bị các báo cáo tài chính thuờng niên, báo cáo các sự kiện bất thuờng xảy ra đối với công ty, báo cáo khi Uỷ ban Chứng khoán và Sở giao dịch chứng khoán (Trung tâm giao dịch chứng khoán) yêu cầu.
Khi phát hành, công ty sẽ phải chịu các chi phí đợt phát hành: chi phí thuê hãng kiểm toán độc lập để lập báo cáo kiểm toán hoạt động của công ty, chi phí thuê nguời bảo lãnh phát hành, chi phí chuẩn bị hồ sơ, giấy tờ để xin phép phát hành, chi phí quảng cáo cho đợt phát hành.
Cơ cấu cổ đông thuờng xuyên thay đổi dẫn đến sự biến đổi và bất ổn định trong quá trình quản lý công ty, và có thể đe doạ đến quyền kiểm soát của các cổ đông lớn.
Minh bạch tài chính trong công ty cổ phần đại chúng
Khái niệm
TCDN là quá trình tạo lập, phân phối và sử dụng các quỹ tiền tệ phát sinh trong quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm góp phần đạt tới các mục tiêu của doanh nghiệp.
Các mối quan hệ tài chính của doanh nghiệp bao gồm:
Doanh nghiệp với các chủ thể thị trường
Quan hệ tài chính nội bộ doanh nghiệp
Doanh nghiệp với Nhà nước
Doanh nghiệp với các chủ sở hữu
Minh bạch tài chính là việc làm sáng tỏ quá trình vận động của cơ cấu tài sản của doanh nghiệp thông qua chế độ báo cáo, giải trình và các hoạt động khác của doanh nghiệp trước yêu cầu của các chủ thể có liên quan tới doanh nghiệp.
Ý nghĩa
Minh bạch tài chính trong doanh nghiệp, đặc biệt là đối với công ty cổ phần đại chúng có ý nghĩa rất lớn đối với các chủ thể có quyền và lợi ích liên quan đến công ty
Đối với quan hệ tài chính trong nội bộ doanh nghiệp: tạo được sự công bằng và minh bạch trong nội bộ doanh nghiệp
Đối với thị trường: giúp cho người dân và những nhà đầu tư hiểu đúng và giám sát về vấn đề tài chính của công ty
THỰC TRẠNG CẢU VẪN ĐỀ MINH BẠCH TÀI CHÍNH ĐỐI VỚI CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẠI CHÚNG Ở NƯỚC TA HIỆN NAY
Đối với công ty cổ phần đại chúng, vấn đề minh bạch tài chính không chỉ là trách nhiệm của Ban giám đốc đối với Ban quản trị và các cổ đông được quy định trong Điều lệ công ty, mà đó còn là nghĩa vụ pháp lý của Doanh nghiệp theo yêu cầu của pháp luật. Tuy nhiên, vì nhiều lý do khác nhau, vấn đề này đến nay vẫn bị coi là khoảng tối của các doanh nghiệp trong quan hệ nội bộ cũng như quan hệ của doanh nghiệp với bên ngoài. Có thể nêu lên một vài bất cập hiện nay liên quan đến vấn đề này như:
1).Hiện nay, hệ thống khai báo thuế và chính sách thuế của nước ta còn nhiều bất cập. Việc các cơ quan thuế "bị" giao chỉ tiêu thu thuế cao là áp lực chính đẩy nhiều cán bộ thuế ép DN, bóc tách các chi phí để tận thu. Ngược lại, DN luôn muốn khai thấp doanh thu, tăng chi phí... nhằm giảm lợi nhuận chịu thuế, giảm khoản thuế TNDN phải nộp. Từ đó, môi trường kinh doanh trở nên thiếu minh bạch. Tính minh bạch tài chính DN bị bóp méo, cổ đông không được thông tin đầy đủ về giá trị, khả năng tạo lợi nhuận của DN...
2). Sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các DN cũng khiến các chủ DN phải dè chừng đối thủ, quyết không để lộ "nội tình" của DN cho nhà đầu tư, nhằm tránh bất lợi về thông tin.
3).DN cũng chưa sẵn sàng trả chi phí cho việc kiểm toán độc lập, bởi chi phí để thuê hãng kiểm toán độc lập bị các doanh nghiệp phản ánh là rất tốn kém, trong khi trước đây công việc này do ban kế toán trong công ty đảm nhiệm.
4).Tình hình tài chính thường bị làm sai lệch khi thể hiện trên các báo cáo tài chính khiến cho DN chưa đáp ứng đủ điều kiện khi vay vốn, thậm chí là bị từ chối tài trợ, đầu tư... Một ví dụ điển hình là nhà đầu tư tìm thông tin về tình hình tài chính qua trang web của DN nhưng khi truy cập vào thì chỉ thấy thành tích, khen thưởng và không thấy bất cứ số liệu và thuyết minh nào về báo cáo tài chính.
5).Thách thức lớn nhất của DN hiện nay là vấn đề kiểm toán. Cụ thể nếu muốn lên sàn ở Mỹ, đầu tiên là các DN Việt Nam phải đảm bảo được tính minh bạch tài chính thông qua một công ty kiểm toán có uy tín. Nhưng số DN Việt Nam đáp ứng được yêu cầu này chưa nhiều. Để tìm hiểu thông tin, trước lúc quyết định đầu tư, bắt tay hợp tác với các DN Việt Nam, thông thường các nhà đầu tư nước ngoài lấy báo cáo tài chính làm căn cứ. Thế nhưng, sự thiếu minh bạch ở của báo cáo tài tài chính đã khiến nhà đầu tư trở nên e ngại và nhiều cơ hội làm ăn lớn đã tuột khỏi tầm tay. Hơn nữa, trình độ của các kiểm toán viên ở Việt Nam hiện nay cũng bị đặt một dấu hỏi lớn trong một nền kinh tế ngày càng biến động và phức tạp.
6).Ở nhiều nước, các chuẩn mực kế toán do hội nghề nghiệp ban hành, nhưng ở Việt Nam lại do Bộ Tài chính. Điều này làm giảm tính sát thực của các chuẩn mực đối với từng ngành nghề.
7).Những t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top