cayraumuong

New Member

Download Tình huống về phá sản doanh nghiệp và một số nhận xét về luật doanh nghiệp miễn phí





Quyết định mở thủ tục phá sản đã kéo theo những hệ quả pháp lý nhất định, trong đó mọi hoạt động sản xuất kinh doanh của công ty Sông Hồng sau khi có quyết định mở thủ tục phá sản vẫn được tiến hành bình thường nhưng phải chịu sự giám sát, kiểm tra của thẩm phán và tổ quản lý, thanh lý tài sản.
Nhằm bảo toàn tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, bảo vệ tối đa quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ nợ và các chủ thể có liên quan, Luật Phá sản nghiêm cấm doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện một số hoạt động hay trước khi thực hiện phải có sự đồng ý bằng văn bản của thẩm phán (bị hạn chế khi thực hiện).
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

I. GIẢI QUYẾT TÌNH HUỐNG:
1. Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là đúng hay sai? Giải thích rõ?
Trả lời
Theo nhóm chúng em, việc toà án trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là sai.
Trước tiên, chúng em muốn làm rõ quyền hạn của UBND tỉnh Y trong vấn đề này.Theo tình huống đưa ra, công ty Sông Hồng là một công ty nhà nước được thành lập theo Luật doanh nghiệp nhà nước năm 2003. Đến năm 2008, tức là thời điểm công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản và UBND tỉnh Y nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì công ty vẫn đang là đối tượng điều chỉnh của Luật doanh nghiệp nhà nước 2003. Trước khi làm rõ vấn đề trên, ta cần xác định: Những đối tượng nào có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với công ty nhà nước này?
Vì là đối tượng áp dụng của Luật phá sản 2004 nên theo quy định của pháp luật về phá sản, những đối tượng sau có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản:
Thứ nhất, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ nợ (bao gồm chủ nợ không có bảo đảm hay có bảo đảm một phần) theo Điều 13 Luật phá sản 2004.
Thứ hai, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của người lao động theo quy định tại Điều 14 Luật phá sản 2004. Việc nộp đơn phải thông qua người thay mặt do người lao động cử ra hay thay mặt Công đoàn.
Thứ ba, quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước.
Đối với đối tượng là chủ sở hữu doanh nghiệp nhà nước, khoản 1 Điều 16 Luật phá sản 2004 quy định: “ Khi nhận thấy doanh nghiệp nhà nước lâm vào tình trạng phá sản mà doanh nghiệp không thực hiện nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì thay mặt chủ sở hữu của doanh nghiệp có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp đó...’’. Như vậy, chủ sở hữu doanh nghiệp hay thay mặt chủ sở hữu doanh nghiệp đều có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Cũng theo quy định tại Điều 66 Luật Doanh nghiệp Nhà nước 2003 về Quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu đối với công ty nhà nước do Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh thực hiện thì: “Bộ quản lý ngành, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh là thay mặt chủ sở hữu đối với các công ty nhà nước do Bộ, Uỷ ban nhân dân cấp tỉnh quyết định thành lập hay được uỷ quyền quyết định thành lập, thực hiện các quyền và nghĩa vụ của chủ sở hữu và thay mặt chủ sở hữu như sau…”
Như theo tình huống, “công ty nhà nước Sông Hồng của UBND tỉnh Y” sẽ được hiểu là công ty Sông Hồng được UBND tỉnh Y quyết định thành lập vì vậy đương nhiên, UBND tỉnh Y là thay mặt hợp pháp của công ty nhà nước Sông Hồng. Như vậy, rõ ràng UBND tỉnh Y có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản.
Hơn nữa, khoản 1 Điều 15 Luật phá sản 2004 quy định về Nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản : ‘‘Khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản thì chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản đối với doanh nghiệp, hợp tác xã đó...’’. Theo như quy định này thì việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của các đối tượng là bắt buộc. Điều này được thể hiện bằng chế tài trong NĐ 10/2009/NĐ-CP ngày 06/02/2009 về quy định xử phạt vi phạm hành chính trong quá trình tiến hành thủ tục phá sản. Điều 9 Nghị định quy định về hành vi vi phạm quy định về nghĩa vụ nộp đơn:
“1. Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng đối với hành vi của chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản trong thời hạn quy định tại Điều 15 của Luật Phá sản.
2. Biện pháp khắc phục hậu quả:
Buộc chủ doanh nghiệp, người thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã nộp đơn theo yêu cầu của Tòa án có thẩm quyền.”
Giám đốc của công ty sông Hồng là người quản lý trực tiếp công ty, còn Nhà nước là chủ sở hữu, quản lý gián tiếp các hoạt động của công ty, mà UBND tỉnh Y là thay mặt của Nhà nước, thay mặt Nhà nước giám sát mọi hoạt động của công ty, báo cáo kết quả mọi mặt mà công ty đã đạt được hay chưa đạt được.
Tóm lại, với những căn cứ đã nêu, có thể khẳng định UBND tỉnh Y có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản công ty Sông Hồng lên Toà án nhân dân tỉnh Y.
Tuy nhiên, theo quy định của pháp luật, việc nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản doanh nghiệp Nhà nước còn cần diễn ra theo một thủ tục. Chủ thể nộp đơn phải có một trình tự nhất định. Theo khoản 1 Điều 16- Luật phá sản năm 2004 đã trích dẫn ở trên, đồng thời căn cứ theo khoản 5 Điều 15 Luật phá sản 2004: “Trong thời hạn ba tháng, kể từ khi nhận thấy doanh nghiệp, hợp tác xã lâm vào tình trạng phá sản, nếu chủ doanh nghiệp hay thay mặt hợp pháp của doanh nghiệp, hợp tác xã không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì phải chịu trách nhiệm theo quy định của pháp luật.” thì có thể hiểu rằng trong thời hạn 3 tháng, kể từ thời điểm phát hiện ra công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, nếu nhận thấy công ty Sông Hồng không nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản thì UBND tỉnh Y có trách nhiệm gửi đơn yêu cầu đó ra Toà án.
Theo tình huống đưa ra, “Trong năm 2007, Công ty Sông Hồng gặp khó khăn và thua lỗ trong hoạt động kinh doanh. Và đầu năm 2008, nhận thấy công ty Sông Hồng lâm vào tình trạng phá sản, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.”. Có thể suy đoán rằng, tại thời điểm 2008, sau khi phát hiện ra công ty lâm vào tình trạng phá sản thì như một động thái ngay sau đó, UBND tỉnh Y đã nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản tới Toà án. Việc làm này đúng với trình tự, thủ tục luật định. Bởi vì ngay từ năm 2007, với tình trạng khó khăn và thua lỗ của mình, bản thân công ty Sông Hồng phải tự nhận thấy khả năng lâm vào tình trạng phá sản của công ty, lẽ ra họ phải có trách nhiệm nộp đơn xin mở thủ tục phá sản trước năm 2008, khi mà UBND tỉnh Y phát hiện. Như vậy, việc UBND tỉnh nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là một việc làm kịp thời, cần thiết, đúng quy định của pháp luật, làm cho quan hệ thương mại giữa các bên với công ty cũng như quyền lợi của các bên được bảo đảm.
Như vậy, việc Tòa án nhân dân tỉnh Y trả lại đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản của UBND tỉnh Y là không đúng pháp lý.
2. Để mở thủ tục phá sản đối với công ty Sông Hồng, Tòa án cần chuẩn bị đủ những chứng cứ pháp lý nào?
Theo đơn yêu cầu của thay mặt hợp pháp của công ty sông Hồng, Toà án nhân dân tỉnh Y đã thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản. Để mở thủ tục phá sản một doanh nghiệp, Toà án có nghĩa vụ chuẩn bị những điều kiện theo Luật định. Và những điều kiện theo luật pháp quy định đó, chính là những chứng cứ pháp lý mà Toà án cần có.
Theo...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tình huống: Vay vốn theo chương trình xoá đói giảm nghèo và giải quyết việc làm của ông Hoàng Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Tình huống dự án nhà máy lọc dầu Dung Quất Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Tình huống hiện tại của Starbucks? Nó có bỏ chính sách mở rộng thị trường không? Công ty đối Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo trợ xã hội, bài tập tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Bảo hiểm thất nghiệp và tình huống Tài liệu chưa phân loại 3
J [Free] Tiểu luận Xây dựng một tình huống liên quan đến việc hoãn thực hiện nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 0
P [Free] Tiểu luận Tìm hiểu vấn đề an sinh xã hội và giải quyết bài tập tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
Q [Free] Tiểu luận Khái niệm và ý nghĩa của bảo hiểm thất nghiệp, giải quyết tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Tiểu luận Phân tích vai trò và ý nghĩa của an sinh xã hội, giải quyết tình huống Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Xây dựng tình huống có hành vi trái pháp luật gây thiệt hại ngoài hợp đồng về sức khỏe của ng Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top