rua_sock

New Member

Download Tiểu luận Hợp đồng dân sự vô hiệu -Thực trạng và giải pháp miễn phí





 
+Các HĐDS mua bán tài sản thuộc sở hữu người khác
HĐDS vô hiệu dạng này, đối tượng hợp đồng thường gây nên tranh chấp là các tài sản có đăng ký quyền sở hữu; Với những loại tài sản có đăng ký quyền sở hữu pháp luật dân sự qui định : khi thực hiện giao kết mua bán, tặng cho., các bên phải lập hợp đồng bằng văn bản có công chứng , chứng thực, nếu liên quan đến QSD đất thì phải được cơ quan có thẩm quyền cho phép, nếu là tài sản chung của vợ-chồng, thì phải có sự đồng ý của cả hai, qui định là vậy , thực tiễn các bên vẫn lừa dối nhau, nhầm lẫn, giả mạo để giao kết;
Các hợp đồng mua bán tài sản mà tài sản là tài sản có đăng ký sở hữu , thuộc sở hữu chung của vợ chồng, thường người đứng tên trong giấy đăng ký tự ý mua bán, tặng cho mà không cần có sự đồng ý của người kia, hợp đồng mua bán mà tài sản mua bán là di sản thừa kế, chia cho nhiều người, một người hưởng thừa kế tự ý đem bán mà chưa có sự đồng ý của các đồng thừa kế khác, tự ý cầm cố tài sản thuộc sở hữu của khác., một số dẫn chứng dưới đây sẽ giúp chúng ta nhìn nhận vấn đề này cụ thể và sâu sắc hơn
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ề HĐDS vô hiệu : Không có thụ lý
Số liệu trên được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 12 năm 2003
Năm 2004 : +Tổng số án dân sự được thụ lý là : 52 vụ
+Trong đó tổng số các khởi kiện về yêu cầu tuyên bố HĐDS vô hiệu, huỷ HĐDS chỉ có : 3 vụ
Số liệu này được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 10 năm 2004
Theo số liệu lưu trử tại Toà dân sự - TAND tỉnh Gia Lai
Năm 2004 : +Tổng số án dân sự đã thụ lý (sơ thẩm và phúc thẩm) là : 48 vụ
+Trong đó các khởi kiện về yêu cầu huỷ HĐDS, tuyên bố HĐ DS vô hiệu là : 12 vụ
Số liệu này được ký tổng kết đến ngày 31 tháng 10 năm 2004
Qua các thống kê trên cho thấy, HĐDS vô hiệu hiện nay đang tồn tại rất nhiều, song vấn đề nghiêm trọng là, thực trạng này không nằm trong sự quản lý của các cơ quan chức năng, HĐDS vô hiệu được thực hiện ngoài tầm kiểm soát, giám sát của cơ quan có thẩm quyền, không tuân theo sự điều chỉnh của pháp luật ; Khi một HĐDS vô hiệu được giao kết, thực hiện, cũng có nghĩa là một hành vi vi phạm pháp luật được thực thi trên thực tế, gây xâm hại đến quyền và lợi ích chính đáng của các đương sự, ảnh hưởng đến quản lý nhà nước, vi phạm nghiêm trọng pháp chế XHCN. Chúng cần kip thời điều chỉnh và giám sát .
Thứ hai : Thực trạng về các dạng HĐDS vô hiệu cơ bản
Thông qua điều tra thực tiễn, thăm dò ý kiến trong quần chúng, kết hợp việc nghiên cứu hồ sơ các vụ án tại TAND, đơn thư khiếu nại, tố cáo tại UBND các cấp, và các cơ quan ban ngành khác, có thể tổng kết được như sau:
Căn cứ vào phạm vi các QHXH về HĐDS đã được pháp luật tác động, hay chưa, hiện nay thực trạng về HĐDS vô hiệu tồn tại dưới hai loại cơ bản :
HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật về HĐDS ( Loại hợp đồng này đã được pháp luật dự liệu và đã có quy phạm pháp luật điều chỉnh, nhưng việc giao kết hợp đồng vi phạm các qui định pháp luật ) ;
HĐDS vô hiệu do các đối tượng giao kết của hợp đồng chưa được pháp luật điều chỉnh( Một số QHXH về HĐDS chưa đượcpháp luật dự liệu, chưa có QPPL điều chỉnh,nên việc giao kết hợp đồng không có cơ sở pháp lý ), nói cách khác, các đối tượng giao kết của hợp đồng chưa được pháp luật dân sự nói chung, pháp luật về HĐDS nói riêng dự liệu đến, và cũng chưa có một qui phạm pháp luật nào khác đề cập, chẳng hạn : hợp đồng mang bầu thuê, tặng cho trứng, ADN, hay các loại HĐDS ký qua fax, giao kết bằng thư điện tử . . .
1.1. HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật về HĐDS ( Có PL điều chỉnh, nhưng việc giao kết hợp đồng không tuân thủ hay vi phạm PL )
Thực trạng vô hiệu này hiện không phải là vấn đề cơ bản, bức xúc trong dư luận, thế nhưng đây là tồn tại vi phạm nghiêm trọng pháp luật dân sự. Mặc dù những quan hệ về HĐDS này đã được rất nhiều chế định luật, ngành luật tương đối hoàn thiện, chi tiết, đầy đủ điều chỉnh, tuy nhiên với nhiều nguyên do khác nhau, khách quan có, chủ quan có, thêm vào đó là sự vận động phát triển phức tạp của cơ chế thị trường đã tạo nên tồn tại phong phú và đa dạng về HĐDS vô hiệu, trong trường hợp này gồm cả những HĐDS vô hiệu một phần, HĐDS vô hiệu toàn bộ, HĐDS vô hiệu về nội dung, vô hiệu về hình thức.
1.1.1. HĐDS vô hiệu do vi phạm pháp luật HĐDS về nội dung
Đối với các HĐDS vô hiệu này là các điều khoản khác nhau trong hợp đồng không tuân thủ theo qui định pháp luật hay vi phạm pháp luật HĐDS, hay thiếu các điều khoản cơ bản mà qui định pháp luật HĐDS bắt buộc cần có..., chẳng hạn : đối tượng giao kết của hợp đồng mua bán là tài sản không thuộc sở hữu của bên bán, hay là tài sản thuộc sở chung của vợ, chồng, trong hợp đồng vay tài sản thì lãi suất cho vay lại quá cao, các HĐDS về chuyển nhượng đất thì QSDĐ được chuyển nhượng sai mục đích sử dụng... , phổ biến có các HĐDS vô hiệu trong các trường hợp:
Các HĐ DS vô hiệu do có nội dung vi phạm điều cấm pháp luật và trái đạo đức xã hội ( Đ 137_BLDS )
HĐDS vô hiệu này là giao dịch dân sự vô hiệu được qui định tại điều137 Bô luật dân sự. Đây là thực trạng hợp đồng vô hiệu ẩn, nghĩa là các hợp đồng vô hiệu này không được lưu giữ, thông kê tại TAND hay cơ quan có thẩm quyền, nhưng qua số liệu thống kê xã hội học, thì đây lại là một con số đáng quan tâm
Các HĐDS này là các thoả thuận mua bán hàng hoá quốc cấm, như : ma tuý, đồ cổ, động thực vật rừng cấm săn bắt, mua bán ; các thoả thuận về vay tài sản với lãi suất cao ; các hợp đồng mua bán, tặng cho quyền sử dụng đất nông nghiệp nhưng người được nhận QSDĐ lại không có nhu cầu sử dụng đất theo qui định luật đất đai 1993 ; Chuyển nhượng Quyền SD đất không có hợp đồng...
+Các hợp đồng vay tài sản lãi suất cao
Xuất phát từ nhu cầu thường ngày vốn sản xuất, kinh doanh, do ốm đau, cưới sinh, các chủ thể có yêu cầu vay mượn nhanh chóng ( vay nóng ), thủ tục đơn giản, tiện lợi, nên các bên đã giao kết hợp đồng vay tài sản giữa các cá nhân với nhau, khi đó thủ tục vay đơn giản, vốn vay cập nhật, đáp ứng kịp thời theo yêu cầu, nếu hợp đồng vay có thế chấp thì không cần công chứng , chứng thực, ngược lại lãi suất vay thường cao hơn rất nhiều so với qui định lãi suất tối đa mà Ngân hàng Nhà nước Việt Nam qui định ( thông thường 2% đến 3% trên 1 ngày 1 ngày, thậm chí lên đến 10% đến 15% trên 1 tháng ) .
+Các hợp đồng mua bán vi phạm pháp luật
Hiện nay trên địa bàn Gia Lai nói riêng, khu vực các tỉnh tây nguyên, miền núi nói chung đang diễn ra tình trạng mua bán xe máy, khai thác gỗ trái phép một cách ồ ạc . Do đặc thù nền kinh tế ở những địa phương này là sản xuất nông nghiệp, làm nương rẫy , khai thác rừng, kinh doanh gỗ, trong khi đó lãnh thổ gần biên gới, đường xá, địa hình là các đường dã chiến, đường mòn, sình lầy, đồi dốc dẫn đến nhu cầu về các loại phương tiện vận tải rẻ, động cơ mạnh, để lưu thông trên các đường rừng núi, dốc trơn; Đáp ứng các yêu cầu đó chỉ có những loại xe như : Citi Hàn Quốc, DH, " xe 67 " của Nhật, có điều tồn tại ở đây là hầu hết những xe này đều có nguồn gốc nhập lậu,không có kê khai đóng thuế Hải quan, dẫn đến các hợp đồng mua bán xe dạng này rất đơn giản, các bên mua bán với nhau bằng giấy "viết tay", các bên thoả thuận giá cả, thanh toán cho nhau ,nhận xe, không cần biển số kiểm soát , không cần giấy tờ đăng ký;
Bên cạnh , nhu cầu về gỗ cũng không kém phần cấp thiết, thêm vào đó tài nguyên rừng của các địa phương này rất phong phú, đa dạng, với nhiều nguồn khai thác khác nhau, hợp pháp có , bất hợp pháp có. Song phần lớn các HĐDS mua bán gỗ để xây dựng thì cây gỗ được mua bán là gỗ khai thác trái phép ( gỗ lậu ), thế nhưng,khi cây gỗ thành phẩm được giao cho các bên tại công trình thì không ai kiểm tra, hiển nhiên cây gỗ thành phẩm đó trở thành gỗ được mua bán hợp pháp.
Các HĐDS vô hiệu do các điều khoản cơ bản còn thiếu, chưa phù hợp, hay vi phạm pháp luật về HĐDS
Thực trạng vô hiệu này đang rất phổ biến trong giao lưu dân sự, nội dung các loại hợp đồng vô hiệu này thường thiếu điều khoản theo quy đ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Tiểu luận Quy luật của quan hệ sản xuất phù hợp với tính chất và trình độ phát triển của lực Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top