ly.phamthimy

New Member

Download Cách thức xác định thẩm quyền xét xử dân sự quốc tế trong các hiệp định tương trợ tủ pháp giữa Việt Nam và các nước trên thế giới miễn phí





Trường hợp: Tuyên bố một người mất tích hay là đã chết ( điều 21)
1. Việc tuyên bố một người mất tích hay là đã chết, cũng như việc xác nhận sự kiện chết được thực hiện theo pháp luật và thuộc thẩm quyền của Toà án của Bên ký kết mà theo những tin tức cuối cùng người đó là công dân khi còn sống.
2. Toà án của Bên ký kết này, căn cứ theo pháp luật của nước mình, có thể tuyên bố công dân của Bên ký kết kia mất tích hay là đã chết, cũng như xác nhận sự kiện chết của người đó trong các trường hợp sau đây:
1) Theo yêu cầu của người muốn thực hiện các quyền thừa kế của mình hay các quyền phát sinh từ quan hệ tài sản giữa vợ chồng đối với bất động sản của người chết hay mất tích để lại trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án phải ra quyết định về việc đó;
2) Theo yêu cầu của chồng (hay vợ) của người chết hay mất tích mà vào thời điểm nộp đơn yêu cầu cư trú trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án phải quyết định về việc đó.
3. Quyết định của Toà án được tuyên theo khoản 2 Điều này chỉ có hiệu lực pháp lý trên lãnh thổ của Bên ký kết có Toà án đã ra quyết định đó
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

n trên là công dân”.
Điều 19 khoản 1:
“Các quy định tại Điều 18 Hiệp định này cũng được áp dụng cho trường hợp huỷ bỏ quyết định tuyên bố mất năng lực hành vi dân sự hay huỷ bỏ quyết định tuyên bố hạn chế năng lực hành vi dân sự”.
Điều 20 khoản 1:
“1. Việc tuyên bố một người mất tích hay đã chết thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà người đó là công dân khi người đó còn sống”.
Về quy định này ta còn có thể thấy xuất hiện trong một số hiệp định tương trợ tư pháp như: Hiệp định tương trợ tư pháp với Tiệp Khắc, với Cu Ba, với Ba Lan…
Thứ hai: Đối với quan hệ nhân thân, quan hệ tài sản giữa vợ và chồng và ly hôn giữa vợ chồng với nhau.
Quy tắc nơi thường trú chung (hay thường trú cuối cùng) của vợ chồng được kết hợp với quy tắc luật quốc tịch của đương sự để giải quyết xung đột về thẩm quyền dân sự quốc tế. Điều này thể hiện ở các quy định sau:
Điều 26
“1. Quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng cùng cư trú
2. Nếu hai vợ chồng cùng một quốc tịch nhưng cư trú mỗi người ở một nước ký kết thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà họ là công dân.
3. Nếu hai vợ chồng mang quốc tịch khác nhau và mỗi người cư trú ở một Nước ký kết thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung cuối cùng của vợ chồng đó.
4. Nếu vợ chồng theo quy định tại khoản 3 của Điều này chưa bao giờ có nơi cư trú chung thì quan hệ pháp lý giữa họ tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi có cơ quan tư pháp nhận được đơn kiện.
5. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vấn đề quan hệ pháp lý giữa vợ và chồng là cơ quan tư pháp của Nước ký kết quy định tại khoản 1, khoản 2 và khoản 3 Điều này. Đối với trường hợp quy định tại khoản 4 của Điều này, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết”.
Điều 27: Ly hôn
“1. Nếu vợ chồng có cùng quốc tịch thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân
2. Nếu vợ chồng có quốc tịch khác nhau nhưng cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì việc ly hôn được giải quyết theo pháp luật của Nước ký kết nơi vợ chồng đó cùng cư trú. Nếu trong thời gian đưa đơn xin li hôn, vợ chồng không cùng cư trú ở một Nước ký kết, thì Cơ quan tư pháp Nước ký kết nhận được đơn xin li hôn sẽ tiến hành xét xử theo pháp luật của nước mình.
3. Đối với trường hợp ly hôn quy định tại khoản 1 Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết mà vợ chồng là công dân.
4. Đối với trường hợp ly hôn được quy định tại khoản 2 của Điều này, Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết là Cơ quan tư pháp của Nước ký kết, nơi vợ chồng cùng cư trú. Nếu vợ chồng cư trú ở các Nước ký kết khác nhau, thì Cơ quan tư pháp của các Nước ký kết đều có thẩm quyền giải quyết.”
Quy tắc này chúng ta cũng có thể thấy xuất hiện ở một số hiệp định như Hiệp định tương trợ tư pháp với Ba Lan, với Bungari, với Hunggari.
Thứ ba: Đối với tranh chấp liên quan tới hệ quả pháp lý giữa cha mẹ và con.
Hiệp định quy định thẩm quyền giải quyết tranh chấp liên quan đến quan hệ pháp ý giữa cha mẹ và con thuộc cơ quan tư pháp của nước ký kết mà người con cư trú.
Điều 20 Hiệp định quy định:
“1. Việc xác định cha mẹ cho con và truy nhận con ngoài giá thú tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi người con cư trú vào thời điểm có đơn yêu cầu.
2. Quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi cư trú chung của người con và cha mẹ.
3. Nếu cả hai cha mẹ hay cha hay mẹ cư trú ở một Nước ký kết này, còn người con cư trú ở Nước ký kết kia, thì quan hệ pháp lý giữa cha mẹ và con tuân theo pháp luật của Nước ký kết nơi người con cư trú.
4. Cơ quan có thẩm quyền giải quyết vấn đề được quy định tại khoản 1, khoản2 và khoản 3 của Điều này là cơ quan của Nước ký kết nơi người con cư trú”.
Thứ tư: Đối với tranh chấp thuộc vấn đề nuôi con nuôi.
Điều 31 khoản 1 Hiệp định đã nêu:
“1. Công dân của Nước ký kết này có thể nhận trẻ em là công dân của Nước ký kết kia làm con nuôi. Việc nhận con nuôi phải tuân theo pháp luật của Nước ký kết mà trẻ em đó là công dân”.
3. Quyền và nghĩa vụ giữa cha mẹ nuôi và con nuôi, việc thay đổi, chấm dứt nuôi con nuôi phải tuân theo pháp luật của nước ký kết mà cha mẹ nuôi là công dân.
Trong trường hợp cha và mẹ nuôi là công dân của hai nước khác nhau thì phải tuân theo pháp luật của nước ký kết nơi người con nuôi cư trú.
ð Như vậy hiệp định này áp dụng quy tắc luật quốc tịch của người nhận con nuôi, trong trường hợp cha mẹ nuôi là công dân của 2 nước khác nhau thì áp dụng nguyên tắc luật nơi con nuôi cư trú.
Thứ năm: Đối với các tranh chấp liên quan đến việc giám hộ.
Điều 32
“1. Việc giám hộ trẻ em và người mất năng lực hành vi dân sự thuộc thẩm quyền của cơ quan có thẩm quyền của Nước ký kết mà người được giám hộ là công dân và tuân theo pháp luật của Nước ký kết nói trên, nếu Hiệp định này không có quy định khác”.
Hiệp định đã áp dụng quy tắc luật quốc tịch của người giám hộ để xác định thẩm quyền trong tố tụng dân sự quốc tế. Nguyên tắc này còn được thể hiện trong các hiệp định với Liên Xô(cũ), Tiệp Khắc…
Thứ sáu: Đối với các tranh chấp liên quan tới bồi thướng thiệt hại.
Điều 23
“1. Việc bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng được xác định theo pháp luật về trách nhiệm bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hay sự cố gây thiệt hại và thuộc thẩm quyền của cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hay sự cố gây thiệt hại đó.
2. Nếu người gây thiệt hại và người bị thiệt hại cùng có quốc tịch của Nước ký kết này nhưng cư trú trên lãnh thổ của Nước ký kết kia, thì vận dụng pháp luật của Nước ký kết nơi họ cư trú.
3. Cơ quan tư pháp có thẩm quyền giải quyết vụ án đã được khởi kiện để đòi bồi thường thiệt hại là cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi xảy ra hành vi hay sự cố gây thiệt hại, nơi phát sinh hậu quả thực tế hay nơi bị đơn cư trú. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó”.
ðQua quy định ở trên ta có thể thấy quy tắc nơi xảy ra hành vi thiệt hại được ưu tiên áp dụng. Ngoài ra, Cơ quan tư pháp của Nước ký kết nơi nguyên cư trú cũng có thẩm quyền giải quyết, nếu bị đơn có tài sản trên lãnh thổ của nước ký kết đó.
Thứ bảy: Đối với các tranh chấp về thừa kế
Điều 36 Hiệp định quy định:
“1. Việc thừa kế động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết mà người để lại di sản là công dân khi qua đời.
2. Việc thừa kế bất động sản được thực hiện theo pháp luật của Nước ký kết nơi có di sản là bất động sản”.
Quy ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
H [Free] Kiến thức cơ bản về các cấu kiện để lắp máy vi tính, cách lắp nối, hiệu chỉnh và cài đặt máy Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Cách thức xây dựng và các yêu cầu trong việc xây dựng thủ tục tố tụng dân sự rút gọ Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Bàn về chất lượng của Luật thương mại 2005: nên thay đổi cách thức làm luật Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Cách thức xác định các tình tiết trong vụ án đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động Tài liệu chưa phân loại 0
L [Free] Tiểu luận Cách thức thành lập hợp tác xã kinh doanh trong lĩnh vực giao thông vận tải Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Đề tài Nâng cao khả năng tiếp thu kiến thức tính chất hoá học của Clo một cách chủ động của h Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Đề tài Cách thức hướng dẫn đội sao đỏ hoạt động tự quản 15 phút đầu buổi học Tài liệu chưa phân loại 2
L [Free] Công tác chuẩn bị vật tư thiết bị, bãi lắp ráp , cách bố trí mặt bằng thi công khối chân đế t Khoa học kỹ thuật 0
G [Free] Sản xuất và xuất khẩu gạo của ấn Độ từ sau cải cách kinh tế tháng 7 năm 1991 Luận văn Kinh tế 0
N [Free] PHÂN TÍCH SỨ MỆNH LỊCH SỬ CỦA GIAI CẤP CÔNG NHÂN VIỆT NAM TRONG TIẾN TRÌNH LỊCH SỬ CÁCH MẠNG Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top