Willesone

New Member

Download Đề tài Đôi điều đánh giá về quan điểm cho rằng: chủ thể của luật quốc tế còn có cá nhân, các công ty xuyên quốc gia và tổ chức phi chính phủ miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 5
CHƯƠNG I – LÝ LUẬN CHUNG. 7
1. KHÁI NIỆM 7
2. ĐẶC ĐIỂM 8
3. QUYỀN NĂNG CHỦ THỂ 8
4. PHÂN LOẠI 9
CHƯƠNG II – CÁC QUAN ĐIỂM VỀ CHỦ THỂ CỦA LUẬT QUỐC TẾ
VÀ ĐÁNH GIÁ. 9
1. QUAN ĐIỂM TRUYỀN THỐNG. 9
1.1. Chủ thể của luật quốc tế bao gồm 4 loại: 9
1.1.1. Quốc Gia. 9
1.1.1.1 Các yếu tố cấu thành quốc gia. 9
1.1.1.2 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của quốc gia 10
1.1.2. Dân tộc đang đấu tranh giành quyền dân tộc tự quyết 11
1.1.2.1. Khái niệm 11
1.1.2.2. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của dân tộc đang đấu tranh giành
quyền dân tộc tự quyết 12
1.1.3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ 12
1.1.3.1. Khái niệm 12
1.1.3.2 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ 13
1.2. Ưu nhược điểm của quan điểm truyền thống. 13
1.2.1. Ưu điểm. 13
1.2.2. Nhược điểm. 14
2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI 14
2.1. Chủ thể của luật quốc tế ngoài 4 loại trên còn có thêm 14
2.1.1. Cá nhân 14
2.1.1.1. Khái niệm cá nhân 14
2.1.1.2. Đặc điểm chủ thể của cá nhân 14
2.1.1.3 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của cá nhân. 15
2.1.2. Pháp nhân (công ty xuyên quốc gia) 16
2.1.2.1 Khái niệm 16
2.1.2.2. Đặc điểm chủ thể của công ty xuyên quốc gia. 16
2.1.2.3. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các công ty xuyên quốc gia. 16
2.1.3. Các tổ chức phi chính phủ. 17
2.1.3.1 Khái niệm 17
2.1.3.2 Đặc điểm chủ thể của tổ chức phi chính phủ. 17
2.1.3.3. Quyền năng chủ thể luật quốc tế của các tổ chức phi chính phủ. 18
2.2. Ưu nhược điểm của quan điểm hiện đại. 19
2.2.1. Cá nhân 20
2.2.2. Pháp nhân và các tổ chức phi chính phủ 21
3. ĐÁNH GIÁ TỔNG QUAN VỀ TỪNG QUAN ĐIỂM VÀ ĐÁNH GIÁ. 22
3.1. Vị trí của Tư pháp quốc tế trong hệ thống pháp luật 23
3.2. Có nên xem cá nhân, pháp nhân là chủ thể của công pháp quốc tế
(cũng chính là của Luật quốc tế)? 24
3.2.1. Về đối tượng điều chỉnh của Luật quốc tế 24
3.2.2. Về các đặc điểm cơ bản để xác định một thực thể là chủ thể của
Luật quốc tế. 25
3.2.3. Về các nguyên tắc cơ bản của luật quốc tế 26
CHƯƠNG III – THỰC TIỄN ÁP DỤNG CÁC QUAN ĐIỂM Ở VIỆT NAM 28
1. THỰC TIỄN Ở VIỆT NAM 28
2. VÍ DỤ ĐIỂN HÌNH. 30
TÀI LIỆU THAM KHẢO 32
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

p vào công việc nội bộ của quốc gia khác đã trở thành nguyên tắc cơ bản của Luật Quốc tế hiện đại và buộc các chủ thể Luật Quốc tế phải tuân theo.
Chủ quyền dân tộc theo khái niệm chung nhất là một thuộc tính khách quan của dân tộc, là quyền tối cao của dân tộc trong việc quyết định số phận mình, được thể hiện trong luật quốc tế dưới hình thức là tổng hợp các quyền chủ quyền của mỗi dân tộc.
1.1.3. Tổ chức quốc tế liên chính phủ:
1.1.3.1. Khái niệm:
Trong thời đại ngày nay, tổ chức quốc tế giữ vai trò quan trọng trong việc hợp tác quốc tế, giải quyết các vấn đề quốc tế quan trọng, duy trì hòa bình và an ninh thế giới. Tổ chức quốc tế là chủ thể của Luật Quốc tế được hiểu là tổ chức quốc tế liên chính phủ, là tổ chức do các quốc gia thành lập trên cơ sở một điều ước quốc tế nhằm thực hiện các quyền năng nhất định theo mụch đích thành lập của tổ chức đó, phù hợp với pháp luật quốc tế hiện đại.
1.1.3.2 Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ:
Các tổ chức quốc tế liên chính phủ có được quyền năng chủ thể Luật Quốc tế không phải căn cứ vào “những thuộc tính tự nhiên” vốn có như quốc gia mà do thỏa thuận của những quốc gia thành viên trao cho. Các tổ chức quốc tế liên chính phủ xuất hiện vào khoảng giữa thế kỉ XIX nhưng vấn đề quyền năng chủ thể luật quốc tế của thực thể này chỉ được đặt ra trong lý luận và thực tiễn sinh hoạt quốc tế từ nửa đầu thế kỷ XX. Quyền năng chủ thể Luật Quốc tế của tổ chức quốc tế liên chính phủ dựa trên điều kiện (hiến chương, quy chế…) của mỗi tổ chức, trong đó quy định rõ phạm vi quyền và nghĩa vụ cơ bản của tổ chức này. Như vậy, các tổ chức quốc tế liên chính phủ khác nhau thì sẽ có những phạm vi quyền năng chủ thể Luật Quốc tế không giống nhau.
Trên đây là các chủ thể của Luật Quốc tế theo quan điểm của các nước XHCN; trong đó có Việt Nam. Nhưng không có quan điểm nào là hoàn hảo hay đúng tuyệt đối, do đó quan điểm trên cũng có những ưu nhược điểm như sau :
1.2. Ưu nhược điểm của quan điểm truyền thống:
1.2.1. Ưu điểm:
Đây được coi là quan điểm chính thống của các nước XHCN, chủ thể của Luật Quốc tế chỉ là Quốc gia, các Tổ chức Quốc tế Liên Chính Phủ, các Dân tộc đang đấu tranh giành độc lập và các chủ thể đặc biệt khác.
Đưa ra được các tiêu chí để đánh giá đâu là chủ thể của Luật Quốc tế, phân định rõ ràng giữa các chủ thể, không mơ hồ hay gây nhầm lẫn.
Quốc gia là chủ thể cơ bản của Luật Quốc tế có một số lượng xác định, sự thay đổi về số lượng các quốc gia không lớn, mặt khác Quốc gia “không di động” giúp dễ dàng kiểm soát trong việc Quốc gia tuân thủ các Điều ước quốc tế đa phương như Hiến chương Liên Hợp Quốc, Luật biển Quốc tế…
Các chủ thể của Luật Quốc tế có một địa vị pháp lí ngang bằng nhau trong các Điều ước Quốc tế song phương hay đa phương mà họ kí kết hay tham gia do đó khi thực hiện các Điều ước này họ ý thức được nghĩa vụ và quyền lợi của mình.
Về mặt hình thức theo quan điểm này thì chủ thể Luật Quốc Tế được định nghĩa rõ ràng, có những đặc điểm nhận biết riêng biệt tạo ra những điều kiện thuận lợi cho việc các chủ thể này kí kết ĐƯQT hay tham gia ĐƯQT; ta có thể nhận biết đâu là chủ thể Luật Quốc tế khi dựa vào các định nghĩa và đặc điểm này.
1.2.2. Nhược điểm:
Không đa dạng loại chủ thể, không công nhận cá nhân và pháp nhân là chủ thể của Luật Quốc tế nên dẫn đến một số vụ việc không giải quyết được làm ảnh hưởng đến quyền lợi của những chủ thể này như vụ các nạn nhân Việt Nam bị nhiễm chất độc màu da cam kiện các công ty hóa chất Mỹ.
Xã hội luôn vận động phát triển, đang thay đổi từng ngày mà quan điểm này là một quan điểm “cứng nhắc” nên có thể nó không còn phù hợp cho xã hội ngày nay nữa.
2. QUAN ĐIỂM HIỆN ĐẠI:
2.1. Chủ thể của Luật Quốc tế ngoài 4 loại trên còn có thêm :
2.1.1. Cá nhân:
2.1.1.1. Khái niệm cá nhân:
Cá nhân là chủ thể mang tính tự nhiên, là một thực thể sinh học chiếm số lượng lớn nhất trong xã hội. Cá nhân là chủ thể thường xuyên và quan trọng nhất của nhiều ngành luật như: pháp luật dân sự, pháp luật hình sự, pháp luật đất đai… bởi đây là chủ thể đầu tiên và cơ bản trong tất cả các mối quan hệ xã hội. Tuy nhiên, hầu hết các quốc gia chưa công nhận cá nhân là chủ thể của Luật Quốc tế.
2.1.1.2. Đặc điểm chủ thể của cá nhân:
Năng lực pháp luật của cá nhân là khả năng có quyền và nghĩa vụ. Đây là những quyền do nhà nước quy định và không ai được tự hạn chế nghĩa vụ của mình cũng như quyền và nghĩa vụ của người khác. Mọi cá nhân sinh ra không phân biệt giới tính, thành phần dân tộc, giàu nghèo, tôn giáo… đều có năng lực pháp luật như nhau và được nhà nước đảm bảo thực hiện. Điều này được công nhận tại Điều 6 Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền 1948 (Ở bất kì nơi nào, mỗi người đều có quyền được công nhận tư cách con người của mình trước pháp luật).
Năng lực hành vi của cá nhân là khả năng cá nhân bằng hành vi của mình xác lập và thực hiện các quyền và nghĩa vụ pháp lí cũng như độc lập chịu trách nhiệm về hành vi của mình. Khả năng này được xác định dựa theo độ tuổi và khả năng nhận thức của con người. Năng lực hành vi của cá nhân ở các quốc gia khác nhau và ở nhiều thời điểm khác nhau là khác nhau.
2.1.1.3 Quyền năng chủ thể luật quốc tế của cá nhân:
Tính chủ thể pháp lý của cá nhân được thể hiện ở chỗ cá nhân cũng gánh vác trách nhiệm và nghĩa vụ cũng như hưởng các quyền lợi mà Luật Quốc tế quy định, bởi suy cho cùng hành vi của từng cá nhân trong một quốc gia là cách thức quốc gia đó thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế. Ngoài ra, để pháp điển hóa các quy định của pháp luật quốc tế, các quốc gia phải ban hành các văn bản quy phạm pháp luật, tạo khung pháp lí cho việc áp dụng các quy định đó trong đời sống xã hội. Như vậy, việc này đã gián tiếp công nhận các cá nhân của quốc gia đó, chính là những người trực tiếp thực hiện quyền và nghĩa vụ quốc tế của quốc gia mình.
Mặt khác, trong rất nhiều văn bản pháp luật quốc tế, cá nhân được đem ra xem xét như là một chủ thể của quan hệ pháp luật này và phải chịu trách nhiệm pháp lý về hành vi của mình.Theo Điều 1 Quy chế Tòa án hình sự quốc tế thì Tòa án có quyền xét xử đối với những cá nhân về những tội phạm hình sự quốc tế nguy hiểm nhất được quy định trong Quy chế. Cũng theo Điều 5 Quy chế này thì Tòa án sẽ xét xử đối với hầu hết những tội phạm nguy hiểm nhất do cá nhân thực hiện, đó là tội diệt chủng, tội ác chống loài người, tội ác chiến tranh và tội gây chiến tranh xâm lược. Điều lệ của Tòa án binh 1945 ở Nurnberge và Công ước quốc tế về ngăn ngừa và trừng phạt tội ác diệt chủng 1948 cũng thừa nhận như trên.
2.1.2. Pháp nhân (công ty xuyên quốc gia):
2.1.2.1 Khái niệm:
Pháp nhân ở đây được hiểu là các công ty quốc tế, công ty đa qu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top