Download Tiểu luận Hoạt động lập pháp của nhiệm kỳ Quốc hội khóa XII miễn phí





Đối với pháp luật về tổ chức BMNN, Quốc hội khoá XII đã có một bước hoàn thiện trong lĩnh vực cán bộ, công chức. Đã xây dựng Luật về Cán bộ, công chức (trên cơ sở Pháp lệnh về Cán bộ, công chức), xây dựng Luật về Trách nhiệm bồi thường nhà nước trên cơ sở thực tiễn thực hiện Nghị quyết 388 của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và kinh nghiệm của các nước.
Đối với pháp luật về đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân, Quốc hội khoá XII đã kịp thời thể chế hoá được một số giá trị tiến bộ của nhân loại thể hiện trong các điều ước quốc tế mà nước ta là thành viên như bỏ hình phạt tử hình đối với nhiều tội trong Bộ luật Hình sự, vai trò của luật sư, của tranh tụng từng bước được đề cao trong hoạt động tư pháp
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t triển hơn. Điều đó đòi hỏi Quốc hội khoá XII phải đầu tư công sức vào việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức BMNN, hành chính, hình sự và tư pháp. Sự không đồng bộ giữa pháp luật kinh tế và pháp luật về tổ chức BMNN, hành chính, hình sự và tư pháp chẳng những ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế mà điều nguy hại không kém là làm cho BMNN tha hoá, tình trạng tham nhũng, tiêu cực có đất để phát triển. Xây dựng pháp luật trong lĩnh vực tổ chức BMNN là công việc rất khó khăn, phức tạp. Một mặt, các tư duy pháp lý về xây dựng NNPQ XHCN chậm hình thành, nhận thức những quan điểm mới của Đảng về xây dựng NNPQ XHCN còn thiếu thống nhất, giữa bảo thủ và cấp tiến nhiều lúc không phân biệt được ranh giới, dễ dẫn đến “chụp mũ” lẫn nhau, do đó thiếu mạnh mẽ, dứt khoát trong cải cách, đổi mới. Mặt khác, phía sau các quan hệ về tổ chức BMNN là các lợi ích khác nhau của các nhóm người, thậm chí là của cá nhân, nên công việc cải cách đổi mới còn bảo thủ, trì trệ nấp dưới chiêu bài ổn định, kế thừa cái cũ, nhất là sự níu kéo của mô hình tổ chức BMNN quan liêu bao cấp trước đây. Tất cả những điều đó đòi hỏi Quốc hội khoá XII phải vượt lên chính mình, thúc đẩy mạnh mẽ đổi mới tư duy pháp lý trong việc thẩm tra, xem xét và thông qua các dự án luật về tổ chức BMNN theo định hướng xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân. Pháp luật về tổ chức BMNN phải thật sự dân chủ, công khai, minh bạch, thu hút được đông đảo nhân dân tham gia và giúp kiểm soát được quyền lực nhà nước từ cả bên trong lẫn bên ngoài.
Bốn là, nhân dân - chủ thể tối cao của quyền lực nhà nước luôn luôn mong muốn người thay mặt của mình - đại biểu Quốc hội - thông qua được các đạo luật có chất lượng tốt nhất, thể hiện được đầy đủ, đúng đắn ý chí và nguyện vọng của mình. Tuy thế, năng lực lập pháp của các đại biểu còn chưa tương xứng với đòi hỏi, đặc biệt là kỹ năng lập pháp đối với các đại biểu mới lần đầu tham gia Quốc hội. Hơn nữa, quy trình lập pháp đã có sự sửa đổi, bổ sung nhưng vẫn còn những hạn chế. Những điều này đòi hỏi đại biểu Quốc hội phải nâng cao năng lực lập pháp, đồng thời phải tiếp tục tổng kết việc thực hiện quy trình hiện có để đổi mới một cách căn bản theo hướng nâng cao chất lượng của các đạo luật được thông qua.
3. Kết quả và những tồn tại trong hoạt động lập pháp của Quốc hội khoá XII
3. 1. Đánh giá tổng quan
Mặc dù nhiệm kỳ chỉ có 4 năm, nhưng hoạt động lập pháp của Quốc hội khoá XII được thực hiện một cách sôi nổi, mạnh mẽ, quyết liệt với quyết tâm nâng cao cả về chất lượng lẫn số lượng các dự án luật được thông qua, nhằm đáp ứng ngày càng tốt hơn các đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, nhất là phục vụ cho công cuộc phát triển kinh tế, văn hoá - xã hội; khoa học công nghệ; bảo vệ môi trường và tài nguyên; an ninh quốc phòng, trật tự an toàn xã hội; xây dựng Nhà nước pháp quyền XHCN.
3. 2. Những kết quả đạt được
- Về số lượng: tính đến ngày 15/6/2010 (kỳ họp thứ 7), tổng số luật được Quốc hội khoá XII thông qua là 55/83 đạt 66,3% so với chương trình xây dựng luật nhiệm kỳ đề ra. Trong đó, về lĩnh vực kinh tế, có 14/21 dự án luật được thông qua (đạt 66,7%); lĩnh vực tổ chức BMNN, hành chính dân sự, hình sự, tư pháp: 12/23 dự án luật được thông qua (đạt 52,2%); lĩnh vực văn hoá, giáo dục, xã hội, khoa học, công nghệ, môi trường: 25/34 dự án luật được thông qua (đạt 73,5%); lĩnh vực quốc phòng an ninh, trật tự, an toàn xã hội, đối ngoại: 4/5 dự án luật được thông qua (đạt 80%).
Nhìn vào số lượng, nếu tính cả hai kỳ họp còn lại (kỳ họp thứ 8 và thứ 9), có thể thấy rằng Quốc hội khoá XII đã ban hành được một lượng khá lớn các dự án luật. Chỉ trong nhiệm kỳ có 4 năm, Quốc hội khoá XII đã ban hành một số lượng luật không thua kém Quốc hội khoá XI - là Quốc hội ban hành được nhiều luật nhất (ban hành được 84 luật, bộ luật). Trong số các dự án luật được thông qua, có nhiều luật rất mới lần đầu tiên được ban hành ở nước ta như trong lĩnh vực kinh tế có Luật Thuế thu nhập cá nhân, Luật Quản lý và sử dụng tài sản nhà nước, Luật Quản lý nợ công; trong lĩnh vực tổ chức BMNN có Luật Trách nhiệm bồi thường nhà nước; trong lĩnh vực xã hội có Luật Phòng, chống bạo lực gia đình; trong lĩnh vực khoa học công nghệ có Luật Năng lượng nguyên tử, Luật Công nghệ cao, Luật Đa dạng sinh học.
- Về chất lượng: nội dung của các dự án luật được thông qua khá phong phú, điều chỉnh các lĩnh vực khác nhau của đời sống xã hội từ việc tiếp tục xây dựng và hoàn thiện BMNN theo định hướng xây dựng NNPQ XHCN của dân, do dân và vì dân; đến việc tiếp tục đổi mới và hoàn thiện cơ chế và công cụ quản lý nhà nuớc về các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, giáo dục, khoa học công nghệ, an ninh quốc phòng và đối ngoại. Đặc biệt, nội dung của các dự án luật được Quốc hội khoá XII ban hành đều là những vấn đề bức xúc của đời sống xã hội, phản ánh đòi hỏi của thực tiễn cuộc sống, phù hợp với thực tiễn của đất nước và tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiến bộ của nhân loại. Vì thế, nhìn chung các luật đã ban hành đáp ứng kịp thời các đòi hỏi của cuộc sống, nhất là bổ sung, hoàn thiện kịp thời các luật đã ban hành nhưng không phù hợp với sự vận động và phát triển của thực tiễn hiện nay (trong số 55 dự án luật đã được Quốc hội khoá XII ban hành có gần một nửa là các dự án luật sửa đổi, bổ sung các luật hiện hành). Kỹ thuật lập pháp được Quốc hội đặc biệt quan tâm và đòi hỏi ngày càng gay gắt, nên tình trạng luật chỉ quy định nguyên tắc chung chung, không trực tiếp điều chỉnh các quan hệ xã hội mà phải thông qua văn bản dưới luật cụ thể hoá thi hành đã giảm nhiều, hạn chế dần luật sau khi ban hành phải chờ đợi nghị định và thông tư mới đi vào cuộc sống.
Như vậy, thực hiện nhiệm vụ và quyền hạn về lập pháp, trong 4 năm qua đã có sự tiến bộ cả về lượng lẫn về chất, tiếp tục khẳng định năng lực lập pháp của Quốc hội nước ta trong điều kiện xây dựng NNPQ, phát triển kinh tế thị trường nhiều thành phần và hội nhập quốc tế.
3.3. Những đổi mới trong hoạt động lập pháp của Quốc hội khoá XII
Từ kết quả hoạt động lập pháp của Quốc hội khoá XII, có thể nhìn thấy một số điểm mới sau đây:
Một là, hoạt động lập pháp bao quát hầu khắp các lĩnh vực của đời sống xã hội. Từ việc xây dựng và hoàn thiện pháp luật về tổ chức và hoạt động của các thiết chế trong hệ thống chính trị; về đảm bảo quyền con người, quyền tự do dân chủ của công dân; về thể chế, kinh tế thị trường định hướng XHCN đến xây dựng và hoàn thiện pháp luật về giáo dục, đào tạo, khoa học công nghệ, y tế, văn hoá, thông tin, thể thao, dân tộc, tôn giáo, dân số, gia đình và về quốc phòng, an ninh đều đã có bước tiến bộ về chất lượng và số lượng, góp phần làm cho hệ thống pháp luật đồng bộ hoá, đầy đủ hơn.
Đối với pháp luật về t...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
K [Free] Tiểu luận Tìm hiểu thuế nhập khẩu và thuế thu nhập doanh nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1
H [Free] Tiểu luận Đánh giá chế độ thừa kế tài sản giữa vợ và chồng trong bộ Quốc triều hình luật Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Tiểu luận Bình luận vai trò của ASEAN trong việc giải quyết các tranh chấp khu vực Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Tiểu luận Nghiên cứu các quy định của Luật Doanh nghiệp về công ty hợp danh Tài liệu chưa phân loại 2
J [Free] Tiểu luận Quy định của pháp luật về lãi xuất Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Tiểu luận Phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến việc thực thi pháp luật thuế nhập khẩu ở Việt Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Tiểu luận Các biện pháp bảo đảm đầu tư tại Chương II Luật Đầu tư Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Phân biệt hai loại hình kinh doanh: doanh nghiệp tư nhân và hộ kinh doanh Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Tiểu luận Trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ dân sự Tài liệu chưa phân loại 2
T [Free] Tiểu luận Pháp luật tư sản và sự phát triển của nó Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top