Download Tiểu luận Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam miễn phí

Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam


Phần I – Các khái niệm
1. Để làm rõ các khái niệm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài, trước hết ta cần hiểu người nước ngoài là gì.
Theo Luật Quốc tịch Việt Nam năm 2008, người nước ngoài cư trú ở Việt Nam là công dân nước ngoài và người không quốc tịch thường trú hay tạm trú ở Việt Nam. (Khoản 5 Điều 3)
Như vậy, có thể suy ra rằng thuật ngữ “người nước ngoài” trong cụm “năng lực pháp luật và năng lực hành vi của người nước ngoài” chính là thuật ngữ “người nước ngoài cư trú ở Việt Nam” theo Luật Quốc tịch, đều là những công dân nước ngoài hay người không có quốc tịch thường trú hay tạm trú tại Việt Nam.
2. Sau khi làm rõ khái niệm người nước ngoài, Bộ luật Dân sự Việt Nam 2005 có thể cung cấp những khái niệm năng lực pháp luật và năng lực hành vi của cá nhân:
Khoản 1 điều 14. “Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân có quyền dân sự và nghĩa vụ dân sự.”
Điều 17. “Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là khả năng của cá nhân bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền, nghĩa vụ dân sự.”
Khoản 3 điều : “Bộ luật dân sự được áp dụng đối với quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có quy định khác.”
Như vậy, các quy định của BLDS có khả năng được áp dụng đối với các quan hệ có yếu tố nước ngoài. Một trong những yếu tố nước ngoài chính là chủ thể của quan hệ pháp luật dân sự - người nước ngoài.
3. Căn cứ vào các phân tích trên, có thể đưa ra những khái niệm ngắn gọn nhất dựa trên quy định của BLDS 2005:
- Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài là khả năng của cá nhân người nước ngoài có quyền và nghĩa vụ dân sự.
- Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài là khả năng của cá nhân người nước ngoài đó bằng hành vi của mình xác lập, thực hiện quyền và nghĩa vụ dân sự.
Như vậy có thể khẳng định: về mặt khái niệm, năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài không có nhiều điểm khác so với khái niệm trong lý luận chung về năng lực pháp luật và năng lực hành vi dân sự. Tuy nhiên, chính điểm khác biệt trong chủ thể đã kéo theo những nét khác biệt khác, đặc biệt là nội dung của năng lực pháp luật và năng lực hành vi của chủ thể này (sẽ được phân tích ở các phần sau).

Phần II – Nội dung quy định của pháp luật Việt Nam về năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.
1. Năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.
Nhà nước quy định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân song Nhà nước cũng không cho phép bất kì một cá nhân tự hạn chế năng lực pháp luật của chính mình và của cá nhân khác; vì lẽ đó, đối với các công dân là người nước ngoài, Nhà nước Việt Nam ta vẫn luôn có chính sách đảm bảo đầy đủ cho năng lực pháp luật dân sự của họ được thực hiện.
Điều này được thể hiện trong quy định của điều 761 của Bộ luật Dân sự 2005: “1. Năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó có quốc tịch. 2. Người nước ngoài có năng lực pháp luật dân sự tại Việt Nam như công dân Việt Nam, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác”. Và điều 6 Nghị định 138/NĐ- CP/2006 quy định chi tiết thi hành các quy định của Bộ luật Dân sự về quan hệ dân sự có yếu tố nước ngoài: “1.Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 761 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài cư trú tại Việt Nam, thì năng lực pháp luật dân sự của cá nhân đó được xác định theo các quy định từ Điều 14 đến Điều 16 của Bộ luật dân sự. 2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hay có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực pháp luật dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 6 Nghị định này”.
Như vậy, với các quy định trên, có thể thấy rõ hai lưu ý sau:
Thứ nhất: Việc xác định năng lực pháp luật dân sự của người nước ngoài sẽ theo quy định của quốc gia mà người đó mang quốc tịch. Riêng đối với trường hợp là người có hai hay nhiều quốc tịch, năng lực pháp luật dân sự được xác định sẽ căn cứ vào nguyên tắc quốc tịch và người đó cư trú hay áp dụng nguyên tắc quốc tịch hữu hiệu (tức nơi người đó gắn bó nhất nếu người đó không cư trú ở nước mà mình có quốc tịch) và trường hợp người không quốc tịch thì theo quy định tại Điều 760 BLDS 2005, áp dụng luật nơi người đó cư trú hay nếu người đó không có nơi cư trú thì áp dụng pháp luật Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Thứ hai: Người nước ngoài khi tạm trú hay thường trú tại Việt Nam sẽ không bị hạn chế năng lực pháp luật dân sự, trừ trường hợp pháp luật Việt Nam có quy định. Cá nhân là người nước ngoài được hưởng các quyền về nhân thân, sở hữu tài sản, thừa kế, tham gia vào các quan hệ xã hội và phải có nghĩa vụ tôn trọng pháp luật, tôn trọng phong tục tập quán, truyền thống tín ngưỡng của Việt Nam. Khi có vi phạm pháp luật thì tùy theo tính chất vi phạm họ có thể bị xử phạt, bị trục xuất trước thời hạn và thậm chí truy cứu trách nhiệm hình sự theo quy định của pháp luật Việt Nam.
2. Năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam.
Theo điều 762- Bộ luật Dân sự 2005 quy định:“1. Năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo pháp luật của nước mà người đó là công dân, trừ trường hợp pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có quy định khác.
2. Trong trường hợp người nước ngoài xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam thì năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài được xác lập theo pháp luật Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam”.
Và điều 7 Nghị định 136/ 2006 đã viết: “1. Việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài được xác định theo Điều 762 của Bộ luật dân sự. Trong trường hợp cá nhân là người nước ngoài xác lập, thực hiện giao dịch dân sự tại Việt Nam, thì năng lực hành vi dân sự của cá nhân là người nước ngoài đó được xác định theo quy định từ Điều 17 đến Điều 23 của Bộ luật dân sự.
2. Trong trường hợp người nước ngoài không có quốc tịch hay có hai hay nhiều quốc tịch, thì việc áp dụng pháp luật để xác định năng lực hành vi dân sự của người đó tuân theo quy định tại Điều 760 của Bộ luật dân sự, Điều 5 và khoản 1 Điều 7 Nghị định này.”
Có thể thấy, theo quy định của pháp luật Việt Nam, xác định năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài cũng căn cứ theo các nguyên tắc như cách đã áp dụng để xác định năng lực pháp luật dân sự ở trên và chỉ chịu sự điều chỉnh theo quy định của pháp luật Việt Nam khi người đó xác lập, thực hiện các giao dịch dân sự tại Việt Nam.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

GiangXu

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam

cho e xin tài liệu này với ạ. thanks ad
 

daigai

Well-Known Member
Re: [Free] Tiểu luận Năng lực pháp luật dân sự và năng lực hành vi dân sự của người nước ngoài tại Việt Nam

Trích dẫn từ GiangXu:
cho e xin tài liệu này với ạ. thanks ad

của bạn đây

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

giang1977

Member
Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Giúp mình download luận văn này "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam".
link 1:

link 2:
Thank rất nhiều
 

tctuvan

New Member
Re: Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam

Trích dẫn từ giang1977:
Giúp mình download luận văn này "Năng lực hành vi dân sự của cá nhân theo pháp luật Việt Nam".
link 1:

link 2:
Thank rất nhiều

đây không phải topic để yêu cầu tài liệu
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Biện pháp giúp học sinh lớp 4 phát triển năng lực cảm thụ văn học Luận văn Sư phạm 0
D Vị thế, yếu tố cản trở và giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia Việt Nam Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của công ty cổ phần May Việt Tiến Quản trị học 0
D một số giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp ngành thép việt nam trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế Luận văn Kinh tế 0
D Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh cho dịch vụ quảng cáo trực tuyến admicro Luận văn Kinh tế 0
D Đề xuất một số biện pháp nhằm nâng cao năng lực của cảng tại chi nhánh công ty tnhh mtv thủy sản hạ long Nông Lâm Thủy sản 0
D Phân tích năng lực tài chính và một số giải pháp cải thiện năng lực tài chính tại công ty cổ phần đầ Luận văn Kinh tế 0
N Một số giải pháp nhằm tăng cường hoạt động đầu tư nâng cao năng lực cạnh tranh của CTCK Kim Long Luận văn Kinh tế 2
V Đề án Giải pháp nâng cao năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp phân phối bán lẻ Việt Nam trong đi Luận văn Kinh tế 0
P Thực trạng và giải pháp nâng cao năng lực tổ chức đấu thầu tại Trung tâm Viễn thông Quốc tế khu vực Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top