ch3p_xjnh

New Member
[Free] Luận văn Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT

Download Luận văn Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong sách giáo khoa Ngữ văn 10 THPT miễn phí





MỤC LỤC
Phần một: Mở đầu . 1
1. Lý do chọn đề tài . 1
2. Lịch sử vấn đề . 2
3. Mục đích nghiên cứu . 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu . 12
5. Phạm vi đề tài . 13
6. Đối tượng và khách thể nghiên cứu . 13
7. Giả thuyết khoa học . 13
8. Phương pháp nghiên cứu . 13
8.1. Nhóm nghiên cứu lí thuyết . 13
8.2. Nhóm nghiên cứu thực tiễn, thực nghiệm sư phạm . 13
9. Cấu trúc luận văn . 14
Phần hai: Nội dung . 15
Chương 1: Cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn của việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGK Ngữ văn 10 THPT . 15
1.1. Cơ sở lý luận . 15
1.1.1. Khái niệm đọc - hiểu . 15
1.1.2. Về bản chất đọc - hiểu . 17
1.1.3. Nội dung đọc - hiểu trong giờ dạy tác phẩm văn chương . 19
1.1.4. Kỹ thuật đọc - hiểu . 20
1.2. Cơ sở thực tiễn . 22
1.2.1. Khảo sát thực trạng việc hướng dẫn học sinh đọc - hiểu các văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGKNgữ văn 10 THPT . 22
1.2.2. Nhận xét kết quả khảo sát . 25
Chương 2: Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGK ngữ văn 10 THPT. 28
2.1. Loại thể̉ văn học và việc dạy loại thể̉ trong nhà trường . 28
2.1.1. Khái niệm cơ bản về loại thể . 28
2.1.2. Nhu cầu và yêu cầu của việc dạy học tác phẩm theo loại thể trong
nhà trường . 28
2.2. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại
thể . 33
2.2.1. Bảng sắp xếp các bài đọc thêm trong chương trình cơ bản Ngữ văn
10 THPT (theo phân phối chương trình THPT môn Ngữ văn - Sở Giáo dục - Đào tạo Quảng Ninh năm học 2007) . 33
2.2.2. Nhận xét . 34
2.3. Hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể . 35
2.3.1. Truyện thơ . 35
2.3.2. Thơ Đường Việt Nam . 40
2.3.3. Thơ Đường Trung Quốc . 47
2.3.4. Thơ Hai - cư . 52
2.3.5. Văn bia . 61
2.3.6. Bình sử . 63
2.3.7. Tiểu thuyết Minh Thanh . 66
2.3.8. Văn bản “Thề nguyền” trích Truyện Kiều của Nguyễn Du . 71
2.4. Một số đề xuất nhằm nâng cao hiệu quả trong việc hướng dẫn học
sinh đọc - hiểu văn bản đọc thêm theo đặc trưng loại thể trong SGK Ngữ văn 10 THPT . 74
2.4.1. Biện pháp 1: Trang bị tri thức đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể nhằm đáp ứng việc dạy học theo hướng đọc - hiểu theo đặc trưng loại thể của chương trình và sách giáo khoa . 74
2.4.2. Biện pháp 2: Đổi mới quy trình hoạt động của thày và trò trong giờ hướng dẫn đọc - hiểu các bài đọc thêm nhằm đáp ứng yêu cầu đổi mới trong dạy và học hiện nay . 76
Kết luận chương 2 . 85
Chương 3: Thiết kế thể nghiệm . 86
3.1. Mục đích thể nghiệm . 86
3.2. Nội dung thể nghiệm . 86
3.3. Đối tượng thể nghiệm . 87
3.4. Điểm mới của bài soạn thể nghiệm . 87
3.5. Những khó khăn . 88
3.6. Đánh giá kế́ t quả sau khi thể nghiệ̣ m . 112
Phần ba: Kết luận . 115
Tài liệu tham khảo . 118



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

t bài bát cú được chia làm bốn phần: đề,
thực, luận, kết. Phân tích một bài bài bát cú có thể dựa vào bố cục này.Tuy
nhiên trong nhiều trường hợp, người ta chia bài bát cú thành hai phần (mỗi
phần bốn câu) để phân tích - giống như một số nhà phê bình văn học Trung
Quốc vẫn làm. Bốn câu trên (tiền giải) thường nặng cảnh nhẹ tình, bốn câu
sau (hậu giải) thường nặng tình nhẹ cảnh. Trong trường hợp bài Hoàng Hạc
lâu, ta chọn cách hai (chia làm hai phần).
C. Giá trị nội dung và nghệ thuật
1. Giá trị nội dung
- Sự khác biệt về cảnh sắc được miêu tả trong bốn câu đầu so với cảnh
sắc ở bốn câu cuối.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
51
+ Bốn câu đầu: Cảnh sắc được miêu tả trong mối tương quan đối lập
giữa hiên tại và quá khứ, giữa cái còn và cái mất, thể hiện một cách sâu sắc
tâm trạng bâng khuâng nhớ tiếc của thi sĩ.
+ Bốn câu cuối: Cảnh sắc được miêu tả trong mối tương quan đối lập
giữa cái nhìn thấy và cái không nhìn thấy. Như thế là tác giả đã quay về sống
với thực tại.
Bài thơ này có nhiều hiện tượng mà các giác quan đánh giá là mâu thuẫn
lẫn nhau: Quá khứ và hiện tại, thực và hư, xa và gần, cảnh và tình,... Chẳng
hạn: quá khứ và hiện tại mâu thuẫn lẫn nhau trong khi sự vật vẫn thống nhất:
Hạc vàng đi mất từ xƣa,
Nhìn năm mây trắng bây giờ còn bay.
Cái tứ của câu thứ hai không phải ở chỗ mây trắng vẫn bay trong khi
con hạc đã đi... Cái hay ở chỗ mây trắng là cái bất biến, cái muôn đời còn hạc
vàng là cái biến đổi. Mâu thuẫn bên ngoài diễn ra ở lầu Hoàng Hạc chính là
sự thể hiện sâu hơn tính thống nhất giữa cái khoảnh khắc với cái muôn đời,
cái biến đổi càng làm nổi bật cái bất biến. Mâu thuẫn giữa mộng và thực tại.
Hai cái vừa gặp nhau thì mâu thuẫn nhưng trong mâu thuẫn này lại nảy sinh
sự thống nhất khác.
- Bài thơ tuy miêu tả một di tích xưa nhưng vẫn đem lại cảm giác gần
gũi với cuộc đời, con người.
+ Không phải chỉ đến hai câu cuối khi bộc lộ trực tiếp nỗi sầu xa xứ thì
bài thơ mới gợi được cảm giác gần gũi đối với người đọc mà toàn bộ bài thơ
từ đề tài, nội dung đến cảm xúc đều gần gũi với con người bởi lẽ:
• Dẫu vô thức con người vẫn phải công nhận sự thật hiển nhiên là cuộc
đời mỗi người hữu hạn đối lập với thời gian, không gian vô cùng.
• Chỉ một bài thơ ngắn mà tác giả đã đề cập hai chủ đề: một triết lý,
một nhân sinh.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
52
2. Giá trị nghệ thuật
- Sự phá cách, sự sáng tạo của nhà thơ
Nhiều ý kiến cho rằng: Nói bài Hoàng Hạc lâu là “luật thi đệ nhất”
nhưng bốn câu đầu câu nào cũng không đúng luật.
Hiện tượng này là có thật:
- Hai câu đầu không cần đối thì Thôi Hiệu lại đối (tuy đối không hoàn
chỉnh): Câu 1 và câu 3 không tuân theo luật bằng - trắc (B - T - B hay T - B
- T ở các vị trí thứ 2, 4, 6 ); lặp lại ba lần từ Hoàng Hạc ở ba câu đầu; câu ba
có sáu thanh trắc, chỉ có một thanh bằng ở đầu câu; câu bốn chỉ có hai thanh
trắc, còn lại là thanh bằng.
Cách giải thích hiện tượng này cũng khác nhau. Người thì đánh giá là phá
luật, người thì đánh giá là tự nhiên ra ngoài luật - cái xúc cảm của thi nhân nó
không chịu theo “luật”.
Thực ra, bài Hoàng Hạc lâu là một bài thơ “cổ luật” điển hình.
“Cổ luật là thuật ngữ để chỉ những bài thơ vừa có tính chất của luật thi
vừa có tính chất của cổ thi. Ở loại thơ này, số chữ, số câu, cách gieo vần và đối
ngẫu giống như thơ luật nhưng phối thanh lại giống như thơ cổ phong, không
hoàn toàn hợp luật” (Bình giảng thơ Đường, NXB giáo dục, 2005, tr.137).
Bởi vậy trong khuôn khổ một bài hướng dẫn đọc thêm với thời lượng
15 phút, giáo viên có thể không cần chú ý phân tích sự “không hợp luật” ở
bốn câu thơ đầu, vì nó vốn ngoài luật và phần này có thể cho học sinh tìm
hiểu ở nhà, giáo viên có thể kiểm tra bằng hình thức viết thu hoạch.
2.3.4. Thơ Hai - cƣ
2.3.4.1. Một thể thơ mới với học sinh và giáo viên
Có thể thấy rằng mỗi thể loại văn học đều có cách phản ánh thực tại
riêng. Do vậy cách tiếp cận từng thể loại văn học không giống nhau. Sách
giáo khoa Ngữ văn 10 THPT đưa vào chương trình đọc thêm một số tác
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
53
phẩm thơ Hai - cư của Nhật Bản. Có thể nói phần này mới và khó ngay cả đối
với giáo viên. Việc dạy và học thể thơ Hai - cư không thể đồng nhất với với
việc dạy thơ Đường cho dù nó có nhiều điểm tương đồng với thể loại thơ nổi
tiếng của Trung Quốc. Chính vì thế việc dạy và học thơ Hai - cư theo đặc
trưng thể loại đang trở thành một vấn đề khoa học cần nghiên cứu đối với
những ai quan tâm về phương pháp dạy học văn.
Qua khảo sát, đối với giáo viên phổ thông trung học, giờ học thơ Hai - cư
thường trôi qua rất khó khăn. Dạy thế nào để kích thích được sự hứng thú và
lôi cuốn học trò vào thế giới vi diệu của thơ Hai - cư vẫn là câu hỏi bỏ ngỏ.
Đối với học sinh trung học phổ thông, các em dường như bị "sốc" khi học thể
loại thơ này. "Sốc" vì đặc điểm riêng biệt về hình thức và nội dung của thể
loại, "sốc" vì đặc trưng tiếp nhận thơ Hai - cư đòi hỏi một quá trình liên
tưởng, suy ngẫm trong khi sự trải nghiệm của các em chưa nhiều... Từ đó gây
ra không ít khó khăn với giáo viên và học sinh.
2.3.4.2. Đặc điểm của thể thơ Hai - cư cần được nhận diện ở một số
phương diện tiêu biểu: nguồn gốc, đề tài, ngôn ngữ, hình ảnh thơ...
- Về nguồn gốc, thơ Hai - cư bắt nguồn từ thể liên ca, một loại thơ
xướng hoạ trong cung đình của tầng lớp quý tộc Nhật Bản. Nội dung của nó
thường mang tính chất giải trí, mua vui hay trào lộng. Đến thời Ba - sô, thơ
Hai - cư được cách tân đáng kể. Về nội dung đã có sự gạn chắt, nâng cao, đi
sâu vào thế giới nội tâm của các nhà thi sĩ. Riêng về hình thức cũng có sự
tinh lọc, từ 31 âm tiết xuống còn 17 âm tiết (hay 19 âm tiết), được ngắt ra
theo thứ tự thường là 5-7-5 âm (chỉ có 7, 8 chữ Nhật). Tính chất xướng hoạ
cũng không còn. Thay thế cho nó là một cấu trúc độc lập, nghĩa là một bài
thơ hoàn chỉnh chứ không còn là hai nửa của bài thơ ghép lại (xướng, hoạ)
của thể liên ca.
Ngoài tính chất hàm súc, cô đọng của thơ ca phương Đông nói chung,
thơ Hai- cư còn có những đặc trưng riêng biệt:
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu – Đại học Thái Nguyên
54
- Đề tài của Hai - cư là những khoảnh khắc của thiên nhiên bốn mùa
(quý đề).
- Mỗi bài thơ chỉ ghi lại một phong cảnh với vài sự vật cụ thể, thường
là những hình ảnh bình dị, quen thuộc với người Nhật Bản. Thơ Hai - cư tìm
cái đẹp trong những sự vật bình thường ấy.
- Ngôn ngữ: Sức mạnh của thể thơ nhỏ nhắn, mong manh này là cách
nó khơi gợi, đánh thức và gây liên tưởng nơi tâm hồn người đọc. Cái đẹp của
thể thơ nhẹ nhàng đơn sơ này là cách nó nắm bắt tố chất của sự vật trong một
vài từ. Do đó nó không có nh...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top