Download Luận văn Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội miễn phí



MỤC LỤC
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ 1
1.1 Tính cấp thiết của đề tài 1
1.2 Mục tiêu của đề tài 1
1.2.1 Mục tiêu chung 1
1.2.2 Mục tiêu cụ thể 2
1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 2
1.3.1 Đối tượng nghiên cứu 2
1.3.2 Phạm vi nghiên cứu 2
1.3.2.1 Phạm vi không gian: Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội 2
1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: tháng 3/2010 đến 10/2010 2
1.3.2.3 Phạm vi về nội dung 2
PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU 3
2.1 Cơ sở lý luận 3
2.1.1 Các khái niệm 3
2.1.1.1 Chăn nuôi 3
2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư 4
2.1.1.3 Mô hình là gì - là biểu hiện toán học của lý thuyết 5
2.1.2 Vai trò của chăn nuôi gà 5
2.1.3 Các yếu tố ảnh hưởng đến chăn nuôi gà xa khu dân cư 6
2.1.3.1 Các yếu tố vi mô 6
2.1.3.2 Các yếu tố vĩ mô 7
2.2 Cơ sở thực tiễn 8
2.2.1 Mô hình chăn nuôi ở một số nước trên thế giới 8
2.2.1.1 Thái Lan 8
2.2.1.2 Nhật Bản 9
2.2.1.3 Trung Quốc 9
2.2.2 Thực trạng chăn nuôi gia cầm ở Việt Nam 10
2.2.2.1 cách chăn nuôi 10
2.2.2.2 Giết mổ, chế biến và tiêu thụ sản phẩm gia cầm 11
2.2.2.3 Công tác phòng chống dịch bệnh ở gia cầm 11
2.2.2.4 Xu hướng phát triển chăn nuôi gia cầm ở việt nam 11
2.2.3 Một số mô hình chăn nuôi xa khu dân cư ở Việt Nam 12
2.2.3.1 Chăn nuôi tập trung ở xã Thanh Bình - Hiệu quả từ mô hình tự phát 12
2.2.3.2 Tân Ước (Hà Nội) với mô hình chăn nuôi tập trung 12
2.2.3.3 Thống Nhất - Đồng Nai phát triển mạnh chăn nuôi theo hướng tập trung 14
PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN & PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 15
3.1. Đặc điểm của địa bàn nghiên cứu 15
3.1.1. Đặc điểm tự nhiên 15
3.1.1.1 Vị trí địa lý 15
3.1.1.2 Địa hình 15
3.1.1.3 Đặc điểm khí hậu 15
3.1.2 Đặc điểm kinh tế xã hội 16
3.1.2.1 Tình hình sử dụng đất đai 16
3.1.2.2 Cơ sở hạ tầng 18
3.1.2.3 Tình hình dân số, lao động 19
3.1.2.4 Kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của xã 19
3.1.3 Những thuận lợi, khó khăn về điều kiện tự nhiên – kinh tế - xã hội đối với chăn nuôi gà trên địa bàn xã Uy Nỗ 21
3.1.3.1 Thuận lợi 21
3.1.3.2 Khó khăn 21
3.2 Phương pháp nghiên cứu 22
3.2.1 Phương pháp chọn mẫu điều tra 22
3.2.2 Phương pháp thu thập số liệu 22
3.2.2.1 Thu thập số liệu thứ cấp 22
3.2.2.2 Thu thập số liệu sơ cấp 22
3.2.3 Phương pháp phân tích 23
3.2.4 Hệ thống các chỉ tiêu 23
PHẦN IV: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN 25
4.1 Thực trạng chăn nuôi gà huyện Đông Anh – Hà Nội 25
4.1.1 Tình hình chăn nuôi gà của huyện Đông Anh 25
4.1.2 Thực trạng đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư của Đông Anh 27
4.2 Thực trạng chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ 29
4.2.1 Thực trạng chung về chăn nuôi gà của xã Uy Nỗ 29
4.2.1.1 Kết quả chăn nuôi gà của xã 29
4.2.1.2 Tình hình chăn nuôi gà tách khỏi khu dân cư của xã Uy Nỗ 31
4.2.1.3 Tình hình môi trường của xã Uy Nỗ 33
4.2.2 Chính sách đưa chăn nuôi gà xa khu dân cư thực hiện tại xã 34
4.2.3 Thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở các nhóm hộ điều tra 36
4.2.3.1 Tình hình chung về các nhóm hộ điều tra 36
4.2.3.2 Thực trạng chăn nuôi của các nhóm hộ 37
4.2.3.2.1 Quy mô chăn nuôi 37
4.2.3.2.2 Thị trường 38
4.2.3.2.2.1 Thị trường đầu vào 38
4.2.3.2.2.2 Thị trường tiêu thụ sản phẩm của các nhóm hộ điều tra 41
4.2.3.3 Hiệu quả từ chăn nuôi gà của các nhóm hộ điều tra 42
4.2.3.4 Những nhân tố ảnh hưởng đến mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 46
4.2.3.4.1 Hướng chăn nuôi của các hộ điều tra 46
4.2.3.4.2 Quy mô diện tích đất đai của các hộ 48
4.2.3.4.3 Vốn cho sản xuất kinh doanh 49
4.2.3.4.4 Cơ sở vật chất chăn nuôi gà 51
4.2.3.4.5 Chính sách của Đảng và Nhà nước về chăn nuôi gia cầm 54
4.2.3.4.6 Các yếu tố ảnh hưởng khác 55
4.2.3.5 Thuận lợi, khó khăn chăn nuôi gà xa khu dân cư 56
4.2.3.5.1 Thuận lợi 56
4.2.3.5.2 Khó khăn 57
4.3 Khả năng nhân rộng mô hình chăn nuôi xa khu dân cư 58
4.3.1 Điều kiện áp dụng mô hình 58
4.3.1.1 Quy mô chăn nuôi 58
4.3.1.2 Quỹ đất cho chăn nuôi gia cầm quy mô trang trại 59
4.3.1.3 Khoảng cách các trang trại chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư 59
4.3.2 Đánh giá của người dân về việc đưa chăn nuôi ra khu dân cư 60
4.4 Giải pháp và định hướng phát triển mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 63
4.4.1 Định hướng phát triển mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư 63
4.4.2 Giải pháp 64
PHẦN V: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 66
5.1 Kết luận 66
5.2 Đề xuất 67
TÀI LIỆU THAM KHẢO 69



Nhóm sinh viên thực hiện

:

Nhóm sinh viên lớp KTA – K52



HÀ NỘI - 2010

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ

1.1 Tính cấp thiết của đề tài

Chăn nuôi xa khu dân cư đang là hướng đi mới, phù hợp và mang lại hiệu quả cao tại nhiều địa phương. Việc quy hoạch khu vực chăn nuôi tách khỏi khu dân cư đang là hướng đi cần thiết, bởi khi đưa chăn nuôi ra xa khu dân cư các gia trại, trang trại có điều kiện tạo ra sự liên kết và hỗ trợ chặt chẽ giữa trồng trọt và chăn nuôi, từ đó tạo ra sự phát triển hài hòa cho kinh tế trang trại ở nông thôn.

Từ năm 2002, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành phố Hà Nội đã xây dựng đề án chuyển chăn nuôi ra ngoài khu dân cư và triển khai làm điểm tại 4 huyện ngoại thành trong đó Đông Anh là huyện tiêu biểu với tỷ trọng kinh tế từ chăn nuôi đạt 30%. Thực hiện chủ trương của thành phố, UBND huyện đã thẩm định và phê duyệt 56 trang trại chăn nuôi cách xa khu dân cư, với diện tích 101,6 ha; vốn đầu tư 51,7 tỷ đồng.

Năm 2006, doanh thu từ các trang trại theo mô hình mới này đã đạt hơn 20 tỷ đồng. Thu hút và giải quyết việc làm thường xuyên cho hơn 300 lao động.

Uy Nỗ là địa phương có khoảng 30% số hộ có nguồn thu chính từ chăn nuôi gà (Nguồn: Ban thống kê xã Uy Nỗ). Câu hỏi đặt ra một là, mô hình nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ - Đông Anh – Hà Nội hiện đang hoạt động thế nào? Nó mang lại lợi ích gì cho người dân và địa phương? Hai là, những nhân tố nào ảnh hưởng đến mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư? Ba là, các điều kiện áp dụng mô hình là gì? Bốn là, những thuận lợi và khó khăn gì gặp phải khi triển khai mô hình này? Năm là, mô hình này có khả năng nhân rộng hay không? Giải quyết những câu hỏi trên chúng tui mong đưa ra những đề xuất nhằm phát triển và nhân rộng mô hình. Xuất phát từ lý do đó chúng tui tiến hành nghiên cứu đề tài: “Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội”.

1.2 Mục tiêu của đề tài

1.2.1 Mục tiêu chung

Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ - huyện Đông Anh - Hà Nội, từ đó đưa ra những khuyến nghị góp phần thúc đẩy, nhân rộng mô hình nuôi gà xa khu dân cư.

1.2.2 Mục tiêu cụ thể

- Góp phần hệ thống hóa cơ sở lý luận và thực tiễn về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư.

- Tìm hiểu thực trạng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư trên địa bàn xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh - Hà Nội.

- Bước đầu đưa ra một số khuyến nghị nhằm nhân rộng mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ

1.3 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu

1.3.1 Đối tượng nghiên cứu

Nghiên cứu về mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư của các hộ nông dân chăn nuôi gà. Để có được sự so sánh và làm rõ thực trạng của mô hình chăn nuôi gà xa khu vực dân cư, đề tài tiến hành tiếp cận 2 nhóm hộ nông dân nuôi gà đó là: nhóm hộ nuôi gà xa khu dân cư và nhóm hộ nuôi gà trong khu dân cư.

1.3.2 Phạm vi nghiên cứu

1.3.2.1 Phạm vi không gian: Xã Uy Nỗ - Đông Anh - Hà Nội

1.3.2.2 Phạm vi về thời gian: tháng 3/2010 đến 10/2010

1.3.2.3 Phạm vi về nội dung

Tìm hiểu thực trạng mô hình nuôi gà xa khu dân cư của các hộ điều tra, cũng như các yếu tố ảnh hưởng đến mô hình.

PHẦN II: TỔNG QUAN TÀI LIỆU

2.1 Cơ sở lý luận

2.1.1 Các khái niệm

2.1.1.1 Chăn nuôi

Chăn nuôi bao gồm chăn nuôi đại gia súc, tiểu gia súc, chăn nuôi gia cầm và nuôi trồng thuỷ sản. Trong chăn nuôi gia cầm bao gồm chăn nuôi gà, chăn nuôi vịt, chăn nuôi ngan, ngỗng, các loại chim cảnh… Như vậy, chăn nuôi gà là ngành nhỏ, một huớng trong chăn nuôi nói chung.

Phân loại: có nhiều tiêu chí để phân loại

Phân theo hình thức chăn nuôi: gồm có chăn nuôi tập trung và chăn nuôi phân tán (Lê Hồng Mận, Nguyễn Thanh Sơn kỹ thuật nuôi gà ri và Ripha.2001)

- Chăn nuôi tập trung là việc đàn gia cầm của một hộ, một nhóm hộ, một trang trại được nuôi tập trung trong một diện tích nhất định, như chăn nuôi công nghiệp, chăn nuôi trong chuồng kín…

- Chăn nuôi phân tán là việc chăn nuôi gia cầm trên diện tích rộng, không cố định: như chăn nuôi gà thả vườn, chăn nuôi vịt thả đồng.

- Nếu nhìn tổng thể trong một vùng thì chăn nuôi tập trung còn được hiểu là hình thức chăn nuôi gồm nhiều trang trại chăn nuôi tập trung một khu nhất định, được quy hoạch tổng thể và có sự quản lý chung, còn chăn nuôi phân tán được hiểu là các hộ, các trang trại chăn nuôi rải rác tại nhiều nơi khác nhau hay còn có thể chăn nuôi trong hộ gia đình riêng lẻ.

Phân theo quy mô chăn nuôi

Quy mô chăn nuôi được hiểu là số lượng gia súc, gia cầm được nuôi thường xuyên hay chăn nuôi theo các lứa, các đợt trong năm, để sản xuất ra khối lượng nhất định các sản phẩm (có thể là thịt, trứng, con giống...) ở một cơ sở chăn nuôi (xí nghiệp, trang trại, nông hộ).

Quy mô chăn nuôi gia cầm lớn hay nhỏ phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Trước hết phụ thuộc vào cách chăn nuôi. Nếu gia cầm được chăn nuôi theo cách cổ truyền, thì quy mô thường nhỏ lẻ. Chăn nuôi theo kiểu công nghiệp, bán công nghiệp, thường có nhiều loại hình, nhiều quy mô khác nhau, trong đó có chăn nuôi gia cầm theo quy mô trang trại là chăn nuôi theo quy mô lớn, cho khối lượng sản phẩm cao.

Phân theo khu vực chăn nuôi: Có chăn nuôi trong khu dân cư và chăn nuôi xa khu dân cư.

Phân theo hướng kinh doanh: Chăn nuôi gà lấy thịt, chăn nuôi gà lấy trứng và chăn nuôi hỗn hợp (vừa lấy thịt vừa lấy trứng).

2.1.1.2 Chăn nuôi xa khu dân cư và trong khu dân cư

Dựa vào khoảng cách giữa khu vực chăn nuôi và khu ở của dân cư, chăn nuôi gia cầm được phân thành chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư và chăn nuôi ngoài khu dân cư.

Chăn nuôi trong khu dân cư là việc chăn nuôi gà ngay trong khu vực dân cư sinh sống hay rất gần khu dân cư.

Chăn nuôi gia cầm tách khỏi khu dân cư nói chung, chăn nuôi gà nói riêng là việc chăn nuôi xa khu vực dân cư sinh sống. Việc chăn nuôi rất ít ảnh hưởng tới môi trường sống của khu dân cư.

Chăn nuôi trong khu dân cư sẽ làm ô nhiễm môi trường sống của con người. Theo kết quả khảo sát của Viện Y Học lao động và vệ sinh môi trường tại các chuồng nuôi gia cầm ở huyện Đông Anh về mức độ ô nhiễm trong không khí ở các khu vực chăn nuôi gia cầm trong khu dân cư.

+ Vi khuẩn hiếm khí: 65963,2 vi khuẩn/m3 không khí.

+ Vi khuẩn Ecoli: 520,3 vi khuẩn/m3 không khí.

+ Khí NH3: 1,119 mg/m3 không khí.

+ Khí H2S: 4,194 mg/m3 không khí.

Đó là những chỉ số vượt quá mức cho phép, trong khi đó ở nông thôn, các hộ gia đình nào cũng chăn nuôi trong không gian hẹp, môi trường bị ô nhiễm nặng nền làm ảnh hưởng đến sức khỏe của con người và gia súc, gia cầm.


Bên cạnh đó, cũng theo kết quả khảo sát trên: ước tính mỗi con gà một ngày đêm ăn vào khoảng 100 – 150 gam thức ăn. Mỗi ngày thải ra 70 – 80 gam phân. Với số lượng một nghìn con mỗi tháng thải ra khoảng 500 kg phân. Nếu nuôi một l


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

dari000

New Member
Re: Download Luận văn Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Chào bạn! bạn có thể gửi cho mình flie word của luận văn này không mình đang cần gấp. Thank bạn nhiều
 

tctuvan

New Member
Re: Download Luận văn Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Trích dẫn từ dari000:
Chào bạn! bạn có thể gửi cho mình flie word của luận văn này không mình đang cần gấp. Thank bạn nhiều

Bạn download tại link này, pass giải nén là ketnooi.com
Nhớ thank chủ thớt nhé
 

dari000

New Member
Re: Download Luận văn Tìm hiểu mô hình chăn nuôi gà xa khu dân cư ở xã Uy Nỗ, huyện Đông Anh, Hà Nội

Thank chủ thớt rất nhiều nha. bạn thật tốt bụng!
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top