sunflower_axn

New Member

Download Đề tài Thực trạng chỉ đạo hoạt động đổi mới phương pháp dạy học của người quản lý các trường THCS trên địa bàn huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định miễn phí





MỤC LỤC
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU 2
1. Lý do chọn đề tài. 2
2. Mục đích nghiên cứu: 3
3. Khách thể và đối tượng nghiên cứu: 3
4. Nhiệm vụ nghiên cứu. 4
5. Phạm vi nghiên cứu. 4
6. Các phương pháp nghiên cứu. 5
PHẦN NỘI DUNG 6
Chương 1. Lịch sử và cơ sở lý luận của vấn đề nghiên cứu 6
Chương 2. Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản - tỉnh Nam định. 12
Chương 3. Một số giải pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả 25
công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS 25
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ 30
Tài liệu tham khảo 33
Phụ lục 34
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

chịu trách nhiệm việc đổi mới PPDH ở trường mình nên phải đặt vấn đề này ở tầm quan trọng đúng mức, trong sự phối hợp với các hoạt động toàn diện của nhà trường. Hiệu trưởng cần chủ động nghiên cứu nắm vững bản chất, đặc điểm của PPTC, tìm hiểu những kinh nghiệm đổi mới PPDH, vận dụng vào các môn học. Hiệu trưởng cần có thái độ trân trọng, ủng hộ, khuyến khích mỗi sáng kiến cải tiến dù nhỏ của giáo viên nhưng cũng cần biết hướng dẫn, giúp đỡ giáo viên vận dụng PPTC thích hợp với môn học, đặc điểm học sinh, điều kiện dạy và học ở địa phương, làm cho phong trào đổi mới PPDH ngày càng rộng rãi, thường xuyên và có hiệu quả cao hơn.
Đổi mới PPDH theo hướng tích cực hoá hoạt động học tập của học sinh là một quá trình lâu dài, không thể ngày một ngày hai mà đông đảo giáo viên từ bỏ được kiểu dạy truyền thụ kiến thức, tiếp thu thụ động đã quen thuộc từ lâu. Việc phát triển các PPDH tích cực đòi hỏi một số điều kiện trong đó quan trọng nhất là bồi dưỡng giáo viên, đổi mới khâu đánh giá học sinh và giáo viên.
Để công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH trong nhà trường đạt hiệu quả cao thì người hiệu trưởng cần tiến hành các biện pháp sau:
- Tác động chuyển hoá về mặt nhận thức, tạo ra nhu cầu thiết thân đối với mỗi thành viên trong tập thể sư phạm:
+ Nhận thức: Thấy được quy luật khách quan của sự đổi mới PPDH, đổi mới là phát triển, không đổi mới là tụt hậu và có nguy cơ bị sa thải trong điều kiện cạnh tranh lành mạnh.
+ Tổ chức bồi dưỡng sâu về chuyên môn, nghiệp vụ (cả về lý luận khoa học lẫn nội dung, phương pháp bộ môn), tạo tiềm năng cho việc cải tiến PPDH của từng giáo viên.
+ Sử dụng những biện pháp tâm lý xã hội để cho giáo viên thuộc nhiều lứa tuổi, thâm niên nghề nghiệp, năng lực trình độ khác nhau vượt qua những mặc cảm hay những chướng ngại về tâm lý khi đi vào đổi mới PPDH.
- Tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH.
Đây là một quá trình khó khăn phức tạp nhưng có những mặt thuận lợi. Vì thế, không phải nóng vội mà phải tiến hành từng bước chắc chắn và có hiệu quả:
Bước 1: Chuẩn bị điều kiện cho việc chỉ đạo đổi mới PPDH:
- Nghiên cứu hiện trạng về mối tương quan giữa năng lực trình độ, kỹ năng sử dụng các phương pháp, phương tiện dạy học của giáo viên.
- Phân tích nguyên nhân của sự tồn tại các phương pháp lạc hậu và sự xuất hiện của các phương pháp mới.
- Dự thảo chương trình kế hoạch tổ chức chỉ đạo đổi mới PPDH.
- Tổ chức hội thảo trao đổi trong tập thể sư phạm để thống nhất chương trình hành động.
Bước 2: Chỉ đạo thực hiện đổi mới PPDH:
- Chuẩn bị tâm thế cho việc đổi mới PPDH: Tác động nhận thức, tạo dựng động cơ, xây dựng bầu không khí hào hứng phấn khởi tự giác, tích cực trong tập thể sư phạm và tập thể học sinh.
- Xây dựng kế hoạch, hợp đồng tập thể, cá nhân.
- Phát động phong trào thi đua đổi mới PPDH.
- Chỉ đạo điểm.
- Nhân đại trà trên toàn thể giáo viên và ở mọi môn học.
- Theo dõi điều hành, phối hợp, điều chỉnh uốn nắn, đánh giá sơ bộ trong từng giai đoạn.
Bước 3: Kiểm tra, đánh giá kết quả, rút ra bài học kinh nghiệm để triển khai tiếp. Trong bước này cần :
- Tổ chức các hình thức kiểm tra, đánh giá việc dạy của thầy, việc học của trò.
- Sơ kết thi đua, khen thưởng, trách phạt(nếu cần).
- Tổ chức viết sáng kiến kinh nghiệm.
- Tổng kết , nêu bài học quản lý.
Chương 2: Thực trạng công tác chỉ đạo hoạt động đổi mới ppdh của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản - tỉnh nam định.
2.1 Vài nét về khách thể điều tra:
2.1.1 Về địa bàn nghiên cứu:
Vụ Bản là một huyện tương đối nhỏ của tỉnh Nam Định gồm 18 xã với 19 trường THCS, có nền kinh tế nông nghiệp là chủ yếu. Mặc dù mức thu nhập bình quân đầu người còn rất khiêm tốn so với cả tỉnh nhưng phong trào xã hội hoá giáo dục đã và đang phát triển rất mạnh mẽ cả ở bề rộng lẫn chiều sâu. Nhiều năm liền, ngành GD-ĐT huyện Vụ Bản được UBND tỉnh Nam Định tặng cờ “ Thi đua xuất sắc” vì có những thành tích nổi bật về chất lượng giáo viên giỏi, học sinh giỏi các cấp và chất lượng giáo dục toàn diện. Để có được thành tích rực rỡ ấy phải kể đến công lao to lớn của các cấp lãnh đạo chính quyền, các ban ngành đoàn thể trong toàn huyện, các cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên trong các nhà trường trong đó có cán bộ quản lý các trường THCS đặc biệt là các hiệu trưởng và các phó hiệu trưởng.
Hiệu trưởng các trường THCS là người chịu trách nhiệm quản lý các hoạt động nhà trường trong đó quan trọng nhất là đảm bảo chất lượng giáo dục ở trường mình, nhất là hoạt động dạy học. Để chất lượng giáo dục toàn diện được nâng cao thì nhiệm vụ quan trọng nhất của hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các nhà trường là chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH.
Chính vì thế mà chúng tui tiến hành điều tra các hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản về việc chỉ đạo hoạt động đổi mới PPDH ở THCS.
2.1.2 Về khách thể điều tra:
Khách thể điều tra được thể hiện ở bảng sau:
Bảng 1: Khách thể điều tra:
Dấu hiệu
SL
Độ tuổi
Chức vụ
Thâm niên QL
Giới tính
S
≤ 40
41 - 50
> 50
HT
PHT
≤ 10
10 - 20
> 20
Nam
Nữ
SL
8
14
10
16
16
12
20
0
20
12
32
%
25
43,8
31,2
50
50
37,5
62,5
0
62,5
37,5
100
Qua bảng thống kê chúng tui thấy đội ngũ hiệu trưởng, phó hiệu trưởng các trường THCS huyện Vụ Bản có độ tuổi tương đối đồng đều. Có 25% số người dưới 40 tuổi, đây là độ tuổi mà sức khoẻ và trí tuệ đang ở tuổi sung mãn có thể làm nên những thành tích xuất sắc trong sự nghiệp, góp phần nâng cao hơn nữa chất lượng giáo dục toàn diện của cả huyện.
Bên cạnh đó có 43,8% số người ở độ tuổi 41-50, ở độ tuổi này kinh nghiệm sống, kinh nghiệm giảng dậy đặc biệt là kinh nghiệm quản lý đã tích luỹ được khá nhiều, giúp họ thu được thành công lớn trong công tác quản lý của mình.
Với 31,2% số người ở độ tuổi trên 50 cho ta dấu hiệu sắp có sự thay thế trong đội ngũ CBQL. Đây là một thuận lợi vì đội ngũ CBQL được trẻ hoá năng động sáng tạo nhưng cũng có không ít khó khăn về kinh nghiệm quản lý.
Trong số 18 người được điều tra có 6 nữ, như vậy tỷ lệ CBQL nữ đã tăng lên so với trước kia. Đây là dấu hiệu đáng mừng vì chị em phụ nữ đã thực sự “giỏi việc trường, đảm việc nhà”, có ý thức phấn đấu vươn lên trong sự nghiệp, làm gương cho những giáo viên nữ (chiếm tỷ lệ lớn) học tập, noi theo.
Có 62,5% số CBQL có thâm niên công tácquản lý trên 10 năm, chúng tui nhận thấy đội ngũ CBQL các trường THCS huyện Vụ Bản có kinh nghiệm quản lý vững vàng, góp phần không nhỏ vào công cuộc đổi mới giáo dục, nhất là đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên cũng có tới 37,5% số CBQLcó thâm niên quản lý dưới 10 năm, trong số này có những người kinh nghiệm quản lý còn chưa nhiều, sẽ gặp không ít khó khăn trong việc chỉ đạo đổi mới PPDH.
2.2. thực trạng công t
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top