duc_phuc_chien

New Member

Download Đề tài Những trò chơi và những câu hỏi vui dành cho sinh hoạt tập thể phù hợp với lứa tuổi trung học phổ thông miễn phí





3.2.2 Câu hỏi rèn trí thông minh:
Câu 1: Ai thắng cuộc?
Hùng và Dũng đều là cao thủ cờ vây. Nhưng hôm nay, họ lại đấu trí với nhau theo yêu cầu của Thành như sau:
- Có 25 quân cờ vây. Hùng và Dũng lần lượt lấy một số quân, với điều kiện, mỗi lần tối thiểu lấy 1 quân, tối đa 3 quân. Người nào chỉ để lại cho đối phương 1 quân cuối cùng, người đó sẽ thắng cuộc.
Nếu Hùng là người bắt đầu trước, thì ai sẽ là người chiến thắng?
Đáp án:
Nếu Hùng bắt đầu thì cậu có thể lấy 1, 2 hay 3 quân cờ. Dũng lấy sau, muốn thắng cuộc chỉ cần tuân thủ quy tắc: số quân cờ mà cậu lấy đi cộng với số quân cờ mà Hùng vừa lấy có tổng là 4. Do 25 : 4 = 6 còn dư 1 nên sau 6 lần thì Hùng sẽ chỉ còn lại 1 quân cờ. Như vậy ai lấy trước thì người đó sẽ thua cuộc.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ải tạo cho học sinh những cơ hội để học sinh giải trí, vui chơi cùng với tập thể bạn bè. Giáo viên chủ nhiệm là người dễ thực hiện vai trò đó nhất. Tuy nhiên, với một lịch công tác dày đặt, nào là tập trung với vấn đề chuyên môn, nào là quan tâm đến việc học tập, giáo dục đạo đức cho học sinh lớp chủ nhiệm thì giáo viên có rất ít thời gian để tìm tòi, chuẩn bị những trò chơi hay những câu hỏi vui cho học sinh tham gia. Chính vì thế mà giờ sinh hoạt thường thiếu những hoạt động giải trí vui nhộn hữu ích. Do đó, ta thấy rằng, việc sưu tầm, hệ thống lại một số trò chơi và những câu hỏi vui cho giờ sinh hoạt là thật sự cần thiết cho giáo viên chủ nhiệm và cho cả học sinh.
II. Một số trò chơi trong giờ sinh hoạt:
2.1 Một số trò chơi toán học:
2.1.1 Trò chơi toán học:
Trò chơi qua sông 1:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy giúp một người đàn ông vận chuyển một thùng cỏ, một con cừu và một chú chó sói qua sông sao cho chúng vẫn còn nguyên vẹn.
Chú ý rằng: Sói sẽ ăn thịt cừu, cừu sẽ ăn cỏ nếu như không có người đàn ông trông coi.
Đáp án:
Bước 1: Chở cừu qua.
Bước 2: Chở cỏ qua, rồi chở cừu trở về.
Bước 3: Chở sói qua (còn cừu ở lại).
Bước 4: Quay lại chở cừu qua.
Trò chơi qua sông 2:
Yêu cầu của trò chơi:
Bạn hãy tìm cách để đưa 3 người và 3 con quỷ từ bờ sông 1 sang bờ sông 2 chỉ bằng một chiếc đò.
Chú ý rằng: đò chỉ chở được tối đa là 2 và trong đó phải có một bên chèo; nếu cùng một bờ mà số quỷ lớn hơn số người thì quỷ sẽ ăn thịt người và trò chơi sẽ kết thúc.
Đáp án:
Bước 1: Người và quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; quỷ lên bờ, người đem đò về bờ 1.
Bước 2: Người lên bờ, hai quỷ xuống đò đi từ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 3: Quỷ lên bờ, hai người xuống đò đi từ 1 sang 2; một người lên bờ, một quỷ xuống đò, người và quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 4: Quỷ lên bờ, một người xuống đò thay chổ của quỷ, hai người đi từ 1 sang 2; hai người lên bờ, quỷ xuống đò đem đò về bờ 1.
Bước 5: Hai quỷ đi từ bờ 1 sang 2; một quỷ lên bờ, một quỷ đem đò về bờ 1.
Bước 6: Hai quỷ qua sông.
Ảo thuật toán học:
Đó là số bạn đã viết:
Để có sự công bằng, chúng ta sẽ chọn ra một người làm trọng tài, một người nào đó hãy viết vào mảnh giấy một số có 3 chữ số ( số có 3 chữ số bất kỳ ) sau đó cho trong tài biết đó là số mấy và tất nhiên là không cho tui biết. tui sẽ đoán là bạn đã viết số mấy vào giấy. Nhưng để tạo thêm bầu không khí vui vẻ tui sẽ đưa ra đáp án cùng với sự tham gia của một số bạn nữa ở đây và chắc chắn rằng các bạn ấy cũng không nói cho tui biết những con số đã ghi trên giấy.
Bạn đã viết xong chưa, cứ viết một số có 3 chữ số bất kỳ.
Xong rồi, đoán đi.
À, cứ từ từ thôi mà, bạn hãy viết lại số đó thêm một lần nữa ngay bên phải số đã viết, vậy là bạn có được một số có 6 chữ số.
Đúng vậy, một số có 6 chữ số.
Hãy chuyển tờ giấy đó cho một người nào đó, cách xa tui nhé! Và bạn đó hãy chia số có 6 chữ số cho 7.
Chia cho 7 à ! Có thể chia hết không?
Cứ chia đi, chia hết đấy.
Thì tui chia đây, hy vọng là chia hết.
Thì cứ chia đi để ra kết quả mà tui còn biết làm thế nào nữa chứ.
Thật là may mắn vì đã chia hết.
tui đã nói rồi mà. Để tui suy nghĩ một tí, à bạn hãy chuyển tờ giấy có kết quả của phép chia mà bạn mới thực hiện cho một người khác, và người này hãy chia kết quả đó cho 11, chia hết đấy.
Anh có nghĩ là mình sẽ gặp may nữa hay không khi mà đem một số chưa chắc là bao nhiêu mà lại chia cho một số nguyên tố?
Hãy chia đi, không dư đâu.
Đúng là không dư thật! bây giờ làm gì?
Bây giờ hãy chuyển tờ giấy cho người khác và tiếp tục chia kết quả mới tìm được cho...ờ, số 13 đi.
Anh thật là may mắn vì nó đã chia hết cho 13, bây giờ làm gì nữa?
Việc cuối cùng là chuyển giúp tui kết quả anh tìm được cho trọng tài, và đó chính là đáp án của tôi.
Quả thật đây là kết quả cần tìm.
Giải thích tính đúng đắn của trò ảo thuật :
Chúng ta sẽ nhận thấy việc tính toán đã tiến hành theo những con số đã được định trước. Trước hết, ta viết ta viết số có 3 chữ số một lần nữa. Thực chất của việc đó là ta thêm vào 3 con số 0 vào phía sau con số đã chọn và cộng thêm số ban đầu.
Thí dụ : = +
Rõ ràng con số ban đầu đã tăng lên 1001 lần:
= a.100000 + b.10000 + c.1000 + a.100 + b.10 + c
= 1001( a.100 + b.10 + c )
= 1001.
Lúc này bạn không còn gì phải ngạc nhiên khi 7.11.13 = 1001.
Con số bị xóa:
Một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ, ví dụ 847. Hãy yêu cầu anh ta tìm tổng các chữ số đó ( 8 + 4 + 7 ) = 19 và đem số đã nghĩ ra trừ cho tổng đó. Như vậy còn lại: 847 – 19 = 828.
Trên số thu được đó, bảo anh ta hãy xóa đi một chữ số bất kỳ và báo cho bạn những chữ số còn lại. Bạn sẽ trả lời ngay là anh ta đã xóa đi chữ số nào mặc dù không biết anh ta đã nghĩ ra số mấy.
Làm sao mà bạn làm được việc đó và bí mật của nó là như thế nào ?
Điều này được thực hiện một cách dễ dàng: tìm một số nào đó để cộng với tổng của những số mà người ta báo cho bạn thành một số gần nhất có thể chia hết cho 9. Thí dụ, nếu như 828 xóa đi chữ số 8 và người ta báo cho bạn hai số là 2 và 8 thì sau khi cộng 2 với 8 là 10, chúng ta biết muốn có con số gần nhất chia hết cho 9, tức là số 18 thì số còn thiếu sẽ là số 8. Đó là con số đã bị xóa.
Tại sao như thế ? Bởi vì, nếu lấy một số bất kỳ trừ đi tổng các chữ số của nó thì ta luôn được một số chia hết cho 9. Thực vậy, lấy ví dụ cụ thể như sau:
= a.100 + b.10 + c
– ( a + b + c ) = 99a + 9b = 9( 11a + b ) chia hết cho 9.
Trong khi tiến hành ảo thuật, có trường hợp mà tổng của các chữ số người ta báo cho bạn đã chia hết cho 9. Điều đó chứng tỏ con số bị xóa là 0 hay 9 khi đó bạn trả lời là 0 hay 9.
Còn đây là dạng biến đổi của trò ảo thuật này : thay vì trừ số nghĩ ra cho tổng các chữ số của nó thì tìm hiệu của số đó với một số có cùng những chữ số với số đã cho đã được sắp xếp khác đi ( tất nhiên là số lớn trừ số bé ). Thí dụ : tứ số 8247 có thể trừ đi 2748, tiếp theo làm giống như trên.
8247 – 2748 = 5499
Nếu báo các chữ số còn lại là 5, 9, 9 thì 5 + 9 + 9 = 23.
Số lớn hơn gần 23 nhất chia hết cho 9 là 27 vậy số bị xóa là 27 – 23 = 4.
Đoán một số mà không hỏi gì
Bạn bảo một người nào đó nghĩ ra một số bất kỳ có 3 chữ số nhưng không được kết thúc bằng chữ số 0 ( đồng thời sự cách biệt của chữ số đầu và chữ số cuối không được ít hơn 2 ). Bảo người đó xếp số ấy theo một trật tự ngược lại rồi trừ hai số đó cho nhau ( lấy số lớn trừ cho số bé ). Đem hiệu hai số đó cộng với chính nó nhưng các chữ số được sắp xếp theo trật tự ngược lại. Không cần hỏi gì, bạn có thể nói được số mà người đó thu được sau khi thực hiện các công việc trên.
Thí dụ : nếu con số nghĩ ra là 467 thì người đó phải thực hiện công việc sau :
764 – 467 = 297
297 + 792 = 1089
Đó chính là kết quả cuối cùng mà bạn sẽ tuyên bố với người đó : 1089.
L...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top