012_456

New Member

Download Đề tài Phản ứng của sinh viên trường Đại học khoa học xã hội và nhân văn Hà Nội đối với việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay miễn phí





Mục lục
 
Phần I : Mở đầu
1. Tính cấp thiết của đề tài.2-6
2. Ý nghĩa lý luận và ý nghĩa thực tiễn.6-7
2.1 Ý nghĩa lý luận
2.2 Ý nghĩa thực tiễn
3. Mục tiêu nghiên cứu.7
4. Đối tượng, khách thể nghiên cứu, phạm vi khảo sát.8
4.1. Đối tượng nghiên cứu
4.2. Khách thể nghiên cứu
4.3. Phạm vi khảo sát
5. Phương pháp nghiên cứu.8-10
6. Giả thuyết nghiên cứu&khung lư thuyết.11
6.1. Giả thuyết nghiên cứu
6.2. Khung lý thuyết
Phần II : Nội dung chính
Chương 1 : Cơ sở lư luận và thực tiễn của đề tài
1. Tổng quan vấn đề nghiên cứu.12-18
1.1 Cơ sở lý luận và phương pháp luận của đề tài
1.2 Một vài nét về địa bàn nghiên cứu
1.3 Một số công tŕnh nghiên cứu khác
2. Những khái niệm công cụ.19-26
Chương 2 : Phản ứng của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay
1. Thực trạng việc áp dụng PP giảng dạy tích cực bậc ĐH.27-52
1.1 Vài nét về nhiệm vụ của GD ĐH
1.2 Yêu cầu đối với PP giảng dạy ĐH trong thời đại ngày nay
1.3 Thực trạng áp dụng PP giảng dạy tích cực
1.3.1 Tại Việt Nam
1.3.2 Tại trường ĐHKHXH&NV
1.3.2.1 T́nh h́nh áp dụng PP giảng dạy tích cực
1.3.2.2 Hiệu quả
1.3.2.3 Kết luận
2. Nhận thức của SV về việc áp dụng PP giảng dạy tích cực.52-66
2.1 Nhận thức của SV về nhiệm vụ đào tạo của GD ĐH
2.2 Nhận thức của SV về các yếu tố ảnh hưởng tới chất lượng GD ĐH
2.3 Nhận thức của SV về các PP giảng dạy đang được sử dụng
2.4 Nhận thức của SV về chương tŕnh đổi mới PP giảng dạy của nhà trường
3. Thái độ của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực.67-77
4. Hành động phản hồi của SV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực.77-96
4.1 Một vài nét về hoạt động giảng dạy tích cực
4.2 Hoạt động áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường và sự tham gia của SV
4.3 Kết luận
5. Giải pháp.97-101
Phần III : Kết luận và khuyến nghị.101-103
1. Kết luận
2. Khuyến nghị
Danh mục tài liệu tham khảo.104
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

giải quyết vấn đề, tỉ lệ SV thành thị tích lũy được các kỹ năng đòi hỏi nhiều hơn là SV nông thôn+miền núi, đặc biệt là về tư duy sáng tạo, tự học và giao tiếp. Trong khi chỉ có 8% SV thành thị cho rằng họ không được tích lũy bất cứ một kỹ năng nào, có đến 17% SV nông thôn và miền núi có cùng quan điểm. Điều này là do SV thành thị có được nền tảng kỹ năng từ những bậc học trước đó tốt hơn phần nào so với SV nông thôn, hay là do SV thành thị thích ứng nhanh nhạy hơn với việc áp dụng các PP giảng dạy mới? cần tìm hiểu, phân tích kỹ lưỡng hơn mới có thể lý giải được vấn đề này.
1.3.2.3 Kết luận
Như vậy, có thể kết luận về tình hình PP giảng dạy trong nhà trường hiện nay như sau
PP được sử dụng nhiều nhất là PP thuyết trình truyền thống, tiếp sau một khoảng cách đáng kể là PP kết hợp giữa thuyết trình và thảo luận. PP giảng dạy tích cực được áp dụng chủ yếu là trong sự phối kết hợp với PP thuyết trình, chứ hầu như chưa được sử dụng một cách độc lập.
PP giảng dạy tích cực được vận dụng nhiều hơn kể từ học kỳ thứ 5, tuy nhiên phần đông SV ở cả hai nhóm năm thứ II và năm thứ III đều cho rằng tại lớp họ chỉ có khoảng dưới 50% GV sử dụng PP này để giảng dạy.
Bước đầu nhận thấy tình hình giảng dạy trong nhà trường đáp ứng chưa cao những nhu cầu, đòi hỏi về kỹ năng cần tích lũy của SV, đặc biệt là về Tư duy sáng tạo&óc phê phán cùng năng lực thực hành.
PP thuyết trình truyền thống là PP mà GV lựa chọn tài liệu, lý thuyết và thực tế, phân tích và soạn chúng thành tập bài giảng để giảng dạy cho SV. Bài giảng được trình bày theo lối kể chuyện, giải thích, quy nạp hay diễn dịch, bảo đảm tính lôgíc về nội dung, được thuyết trình với một chiến thuật sư phạm phù hợp với trình độ tiếp thu, nhu cầu và hứng thú của SV. Xét một cách khách quan, đây vẫn là PP phù hợp với nội dung chương trình đào tạo nặng về lý thuyết và điều kiện cơ sở vật chất, sĩ số lớp học hiện nay của nhà trường. Tuy nhiên, vì là một PP độc thoại khiến SV rơi vào tình trạng thụ động, phải cố gắng nghe để hiểu, để ghi nhớ và không có cơ hội để trình bày quan điểm riêng cũng như hành động thực tế, việc sử dụng duy nhất PP thuyết trình sẽ hạn chế sự phát triển năng lực tư duy sáng tạo và nhiều kỹ năng thiết yếu khác của đội ngũ lao động tương lai. Chính vì vậy, biện pháp đầu tiên của đổi mới PPD&H là đổi mới PP thuyết giảng, phát huy được những điểm mạnh của PP cơ học này như khả năng gợi mở, khêu gợi óc tìm tòi, sáng tạo gây hứng thú, cảm thụ cái hay, cái đẹp của tri thức. Để đạt được hiệu quả đó, việc lồng ghép hợp lý những hoạt động thảo luận vào giờ giảng thuyết trình theo phương châm "lấy người học làm trung tâm", kết hợp giữa PP truyền thống với PP tích cực như nhà trường đang triển khai thực hiện là hoàn toàn đúng đắn.
2. Nhận thức của SV trường ĐH KHXH&NV đối với việc áp dụng PP giảng dạy tích cực trong nhà trường hiện nay:
Trước thực trạng mà chúng tui đă đề cập đến ở phần trên, việc đổi mới PP giảng dạy bậc đại học đă trở thành một nhu cầu tất yếu. Đó là quá tŕnh chuyển từ việc dạy học truyền thụ một chiều, dựa vào trí nhớ và bắt chước của SV sang việc dạy học dẫn dắt quá tŕnh tự khám phá, tự phát hiện, tự t́m đến tri thức. Tuy nhiên, cũng giống như bất cứ cuộc cải cách nào, đổi mới PP giảng dạy cũng cần được áp dụng từng bước. Đồng thời song song với nó, chúng ta cũng cần đo lường phản hồi từ SV, để có thể đáp ứng được tối đa những đ̣i hỏi thực tế và xác đáng của SV cũng như của xă hội. Trong đề tài nghiên cứu này, chúng tui đă đi sâu t́m hiểu nhận thức của SV trường ĐH KHXH&NV về việc áp dụng phương pháp giảng dạy tích cực, thông qua đó đưa ra những khuyến nghị phù hợp, hiệu quả.
2.1 Nhận thức của SV về nhiệm vụ đào tạo của GD ĐH
Nhận thức của SV về nhiệm vụ đào tạo của giáo dục ĐH nói chung và về việc áp dụng phương pháp giảng dạy nói riêng có ảnh hưởng đáng kể tới chất lượng đào tạo. Nhận thức của SV sẽ quyết định phương pháp cũng như thái độ học tập của họ. Chỉ khi có sự nhận thức một cách đúng đắn về hiệu quả của những phương pháp giảng dạy của người thầy, SV mới có thể xác định cho ḿnh những phương pháp tiếp nhận và tích lũy kiến thức phù hợp, hiệu quả nhất. Ngược lại, những nhận thức sai lầm hay thiếu nhận thức sẽ khiến người SV đi tới xác định phương pháp không phù hợp, và nguy hại hơn là có thể sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực như chán nản, thiếu tinh thần xây dựng, thậm chí c̣n là phá rối.
Những nhiệm vụ chủ yếu của giảng dạy bậc ĐH, như phần trên đă phân tích, bao gồm: (1) Trang bị cho SV hệ thống tri thức khoa học hiện đại và hệ thống những kỹ năng, kỹ xảo tương ứng về một lĩnh vực khoa học nhất định, bước đầu trang bị cho SV phương pháp luận khoa học, các phương pháp nghiên cứu và phương pháp tự học có liên quan đến nghề nghiệp tương lai của họ; (2) Phát triển năng lực hoạt động trí tuệ của SV; (3) Trên cơ sở phát triển, trang bị hệ thống trị thức, kỹ năng, kỹ xảo và phát triển năng lực hoạt động trí tuệ cho SV, quá tŕnh dạy học bậc ĐH phải nhằm h́nh thành thế giới quan khoa học, nhân sinh quan và những phẩm chất tốt đẹp của người cán bộ có tri thức và có tay nghề, năng lực thực hành, năng lực sáng tạo, có khả năng thích ứng với những thay đổi về nghề nghiệp trong nền kinh tế hàng hóa, có bản lĩnh tự tạo việc làm, có ư thức thực hiện nghĩa vụ công dân…
Đơn vị: %
Kỹ năng SV cần được tích lũy
Tỷ lệ
Tư duy sáng tạo và óc phê phán
40.6
Tự học, tự nghiên cứu
60.9
Thực hành
33.6
Giao tiếp, thuyết tŕnh và diễn giải ư tưởng
36.0
Giải quyết vấn đề
25.0
Làm việc nhóm, làm việc tập thể
30.5
52
78
43
50
32
39
0
Tu duy sang tao va oc
phe phan
Tu hoc, tu nghien cuu
Thuc hanh
Giao tiep, thuyet trinh va
dien giai y tuong
Giai quyet van de
Lam viec theo nhom,
lam viec tap the
Khong biet
Số SV trả lời/ 128SV
Biểu đồ : Các kỹ năng mà việc dạy và học ĐH cần tích lũy cho SV
Nh́n vào bảng số liệu và biểu đồ trên, chúng ta có thể thấy rơ số SV quan niệm kỹ năng hàng đầu họ cần tích lũy là Tự học, tự nghiên cứu chiếm tỷ lệ cao nhất: 60.9% tổng số người được hỏi. Một thực tế rơ ràng có thể rút ra là nhận thức của SV về quá tŕnh tự đào tạo đă được nâng cao. Trên con đường học vấn để chuẩn bị vào đời, họ coi trọng năng lực của chính ḿnh hơn là phụ thuộc vào sự giúp đỡ từ người thầy. Đối với họ, đă là SV th́ phải biết cách tự học, tự nghiên cứu. Hiển nhiên, để biết cách, họ cần được chỉ dẫn và luyện tập. Qua đây, có thể thấy vai tṛ của người thầy không chỉ dừng lại ở việc truyền đạt, coi SV như một cái hộp rỗng để “rót” kiến thức vào, bởi điều mà người SV cần nhất và kỳ vọng nhất từ người thầy chính là việc hướng cho họ cách để tự khám phá tri thức. Bởi chỉ có như thế họ mới có thế giải quyết những vấn đề n
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top