pe_su_gl_16

New Member

Download Khóa luận Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử miễn phí





MỤC LỤC
MỤC LỤC . 5
MỞ ĐẦU . 6
I. Lý do chọn đề tài . 6
II.Lịch sử nghiên cứu vấn đề . 9
III. Phạm vi nghiên cứu . 11
IV. Phương pháp nghiên cứu. 12
V. Bố cục . 12
CHưƠNG I: TÌNH HÌNH DẠY-HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG THPT VIỆT
NAM HIỆN NAY. NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ - MỘT
YÊU CẦU CẤP THIẾT. 14
I. Tình hình dạy – học môn Lịch sử ở trường THPT Việt Nam hiện nay . 14
II.Nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT – Một yêu cầu cấp
thiết . 20
CHưƠNG II: NÂNG CAO HIỆU QUẢ DẠY HỌC MÔN LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG
THPT QUA VIỆC TỔ CHỨC CÁC CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ LỊCH SỬ . 27
I. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu nói chung . 27
I.1. Quan niệm về các cuộc thi tìm hiểu . 27
I.2. Giới thiệu một số cuộc thi tìm hiểu đã được tổ chức . 27
II.Nâng cao hiệu quả dạy học Lịch sử ở trường THPT qua việc tổ chức các cuộc thi
tìm hiểu về lịch sử . 33
II.1. Ý nghĩa của việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về lịch sử trong dạy học môn
Lịch sử ở trường THPT . 33
II.2. Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trường THPT . 38
III. Một số cuộc thi tìm hiểu về lịch sử đã được tổ chức . 52
CHưƠNG III : VẬN DỤNG TỔ CHỨC “CUỘC THI TÌM HIỂU VỀ ĐẢNG VÀ
BÁC HỒ” Ở TRƯỜNG THPT . 61
I. Lý do chọn tổ chức “Cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ” . 61
II.Cách thức tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ tại trường THPT . 69
II.1. Công tác chuẩn bị . 69
II.2. Phổ biến cuộc thi . 71
II.3. Tổ chức cuộc thi . 72
III. Tổ chức cuộc thi tìm hiểu về Đảng và Bác Hồ ở một số trường THPT trên địa
bàn thành phố Hồ Chí Minh . 72
IV. Kết quả thu được từ cuộc thi . 73
KẾT LUẬN . 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 81
PHỤ LỤC . 83



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

o dục truyền thống lịch sử hào hùng của dân tộc cho thế hệ trẻ. Bởi vậy,
nếu tận dụng tốt các thế mạnh riêng của bộ môn sẽ thu hút được sự chú ý đặc biệt cho
học sinh phổ thông trong quá trình giảng dạy. Từ đó kết quả bộ môn sẽ được cải thiện.
Và chính yếu tố ấy sẽ dẫn đến sự thay đổi “hợp lý hơn” trong cách nhìn, cách đánh giá
về vai trò của người giáo viện lịch sử ở trường phổ thông.
Trở lại với vấn đề nâng cao hiệu quả dạy học bộ môn Lịch sử ở trường THPT,
cùng với nhiều con đường, biện pháp khác, thì việc nâng cao hiệu quả dạy học môn
Lịch sử qua việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu là một biện pháp, một hướng đi mới
nhằm mang lại những kết quả học tập tốt hơn cho học sinh ở trường THPT. Hiểu rõ
mục đích – ý nghĩa, nắm vững cách thức tiến hành, nội dung tổ chức các cuộc thi phù
hợp, đúng đắn với những yêu cầu đặt ra sẽ có những tác động tích cực đến việc học tập
bộ môn Lịch sử và có tầm quan trọng đặc biệt.
Trƣớc hết, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kết hợp với quá trình giảng dạy bộ
môn Lịch sử ở trường THPT cùng các môn học khác sẽ thúc đẩy học sinh tích cực, chủ
động, tự giác tìm hiểu các nguồn tài liệu liên quan đến chủ đề của cuộc thi; luyện tập
17 N.A. Êrôphêep_“Lịch sử là gì”, NXB GD 1981, trang 149
18 TS. Lê Vinh Quốc_ “Các yếu tố cơ bản trong quá trình giáo dục hiện đại và vấn đề đổi mới dạy học ở Việt
Nam”, NXB ĐHSP tp HCM 2008, trang 146
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 36
để nâng cao nhận thức, trình độ và có được những kỹ năng hoạt động tập thể cần thiết
trong một môi trường thể hiện sự thi đua với nhau.
Thứ hai, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kết hợp với quá trình giảng dạy bộ môn
Lịch sử ở trường THPT còn là nơi để học sinh bày tỏ quan điểm, nhận thức, tình cảm
của mình về các vấn đề mà họ quan tâm (theo chủ đề cuộc thi).
Thứ ba, tổ chức các cuộc thi tìm hiểu với những cơ cấu giải thưởng hấp dẫn,
gắn với việc trao các danh hiệu cá nhân, tập thể như: “Nhà sử học trẻ tuổi”, “Lớp học
Hồ Chí Minh”… sẽ thu hút đông đảo các em học sinh tham gia vào hoạt động tập thể
của Nhà trường, trong đó nó góp phần thu hút sự tham gia, chú ý của phụ huynh học
sinh. Cũng từ đó mà các em học sinh bộc lộ, phát huy năng khiếu, năng lực và kiểm
nghiệm khả năng trình độ của mình về một vấn đề nào đó, từ đó góp phần điều chỉnh
nhận thức hành vi của mình trong học tập, lao động công tác và trong cuộc sống hàng
ngày.
Thứ tƣ, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kết hợp với quá trình giảng dạy bộ
môn Lịch sử ở trường THPT cùng các môn học khác là “chiếc gƣơng soi” để Nhà
trường THPT phần nào đánh giá kết quả dạy học bộ môn Lịch sử.
Thứ năm, việc tổ chức các cuộc thi tìm hiểu kết hợp với quá trình giảng dạy bộ
môn Lịch sử ở trường THPT có một ý nghĩa đặc biệt quan trọng. Với thế mạnh của
mình là chứa đựng một nội dung kiến thức rộng lớn, những sự kiện lịch sử không chỉ
diễn ra trong quá khứ, hiện tại mà những kiến thức ấy ngày càng được tăng thêm qua
thời gian, tức là những sự kiện lịch sử tiếp tục diễn ra trong hiện tại và tương lai. Mỗi
năm học ở trường THPT chia thành hai học kỳ, trong đó ở từng tháng thường có
những ngày lễ kỷ niệm lớn đối với những anh hùng của dân tộc, đối với lịch sử dân tộc
và thế giới… trong năm. Vì vậy, Nhà trường cùng với giáo viên bộ môn Lịch sử phối
hợp với BCH đoàn trường PT tổ chức các cuộc thi phù hợp với chủ đề của từng tháng
vừa nhằm mục đích kỷ niệm, vừa mang lại những ý nghĩa tích cực đối với học sinh
như đã trình bày ở trên.
Có thể thống kê những ngày lễ lớn trong năm gắn với ý nghĩa của mỗi tháng
qua bảng sau đây:
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 37
Ngày lễ -
Ý nghĩa
Tháng
Ngày lễ kỷ niệm Ý nghĩa
Tháng 1
- Ngày 1/1 - Tháng 1 có ngày 1/1 là ngày Tết dương
lịch
Tháng 2
- Ngày 3/2/1930,
- Ngày 27/2/1955
- Ngày 3/2/1930, Đảng Cộng sản Việt Nam
ra đời. Đảng đã lãnh đạo cách mạng Việt
Nam giành được nhiều tháng lợi to lớn
trong quá trình chống giặc ngoại xâm bảo
vệ Tổ quốc và quá trình xây dựng đất
nước… Sau ngày đất nước giành độc lập,
Nhà nước và nhân dân ta thường tổ chức lễ
kỷ niệm
- Ngày Thầy thuốc Việt Nam 27/2
Tháng 3
- Ngày 8/3
- Ngày 26/3/1931
- Kỷ niệm ngày Quốc tế phụ nữ 8/3
- Tháng Thanh niên, tháng này gắn liền với
các hoạt động kỷ niệm ngày thành lập Đoàn
TNCS Hồ Chí Minh 26/3/1931
Tháng 4
- Ngày 30/4/1975 - Tháng 4 gắn liền với sự kiện quan trọng,
đặc biệt là ngày giải phóng Sài Gòn
30/4/1975…
Tháng 5
- Ngày 1/51886
- Ngày 7/5/1954
- Ngày 19/5/1890
- Tháng 5 gắn liền với các ngày lễ kỷ niệm
lớn: ngày Quốc tế lao động 1/5; ngày Giải
phóng Điện Biên Phủ 7/5/1954; ngày sinh
nhật Bác Hồ 19/5/1890…
Tháng 6 Ngày 1/6/1950 - Ngày Quốc tế thiếu nhi 1/6
Tháng 7 Ngày 27/7/1947 - Ngày Thương binh liệt sỹ 27/7
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 38
Tháng 8
- Ngày 19/8/1945;
- Tháng 8 gắn với các ngày kỷ niệm lớn của
dân tộc, ngày 19/8/1945 Cách mạng tháng
Tám thành công
Tháng 9
- Ngày 2/9/1945;
- Ngày 20/9/1977
- Ngày Quốc khánh của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam 2/9/1945
- CHXHCN Việt Nam là Hội viên Liên
Hiệp Quốc
Tháng 10
- Ngày 10/10/1954
- Ngày 20/10/1930
- Kỷ niệm ngày giải phóng thủ đô Hà Nội
10/10/1954;
- Ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10…
Tháng 11
- Ngày 20/11/1982 - Lễ kỷ niệm ngày Nhà giáo Việt Nam
20/11
Tháng 12
- Ngày 22/12/1944 - Kỷ niệm ngày thành lập Quân đội nhân
dân Việt Nam 22/12/1944
Bảng thống kê những ngày lễ lớn trong năm của dân tộc và ý nghĩa
II.2. Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử ở trƣờng
THPT
II.2.1. Cách thức tổ chức một cuộc thi tìm hiểu về lịch sử nói chung
Như phần trên đã trình bày, ưu thế của bộ môn Lịch sử là chứa đựng một nội
dung kiến thức phong phú với các sự kiện lịch sử, nhân vật lịch hết sức sinh động và
đặc biệt trong mỗi năm học lại có nhiều ngày lễ kỷ niệm … Vì vậy, tận dụng những ưu
thế đó nhà trường, giáo viên bộ môn Lịch sử phối hợp với BCH đoàn trường có thể tổ
chức các cuộc thi với những yêu cầu, mục đích và ý nghĩa nhất định. Về cách thức tổ
chức một cuộc thi rất phong phú và đa dạng (xem phần giới thiệu về các cuộc thi),
nhưng chung quy lại thì một cuộc thi được tiến hành theo các bước sau đây:
Khóa luận tốt nghiệp Bộ môn Lí luận và Phƣơng pháp dạy học Lịch sử
Trang 39
1. Công tác chuẩn bị
Công tác chuẩn bị là khâu đầu tiên đảm bảo cho sự thành công của một cuộc thi.
Công tác chuẩn bị tốt, chu đáo sẽ dẫn đến những thuận lợi khi cuộc thi diễn ra và thu
được nhiều thành công ngoài kết quả dự kiến. Và ngược lại, nếu công tác chuẩn bị
khong tốt, không chu đáo thì cuộc thi sẽ diễn ra không ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top