shackly_sinson

New Member

Download Đề tài Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới miễn phí





BÀI 37 -CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
 
3.1. Hệ thống câu hỏi bài tập
* Tỉ lệ giới tính
1a. Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 SGK về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.
1b. Từ bảng 37.1 cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
1c. Tại sao người ta loại bỏ ra khỏi đàn linh dương ở Châu Phi một số lượng lớn cá thể đực mà vẫn duy trì và phát triển được số lượng của loài?
1d. Sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
1e. Ý nghĩa của tỷ lệ giới tính đối với quần thể?
* Nhóm tuổi:
2a. Quan sát hình 37.1 SGK, kết hợp với kiến thức đã học trong Sinh học 9 hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi: A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
2b. Quan sát hình 37.2 SGK và cho biết mức độ đánh bắt ở các quần thể A, B, C. Từ đó cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhóm tuổi?
* Sự phân bố cá thể của quần thể:
3. Phân tích hình 37.3 SGK, mô tả các kiểu phân bổ cá thể của quần thể? Cho biết ý nghĩa sinh thái của từng kiểu phân bố?
* Mật độ cá thể của quần thể:
4a. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
4b. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
4c. Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ?
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHẦN I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Tích cực hoá việc dạy học đang là xu hướng cần phổ cập rộng rãi trong đổi mới PPDH hiện nay. Nó là hệ quả trực tiếp của sự phát triển KHKT, đồng thời, do mục tiêu đào tạo con người mới có năng lực hành động cao hơn.
Ở nước ta, từ những năm 1980 dạy học bằng phương pháp tích cực, chủ động đã được đề cập tới ở cấp độ các chỉ thị và phong trào thi đua "Dạy tốt, học tốt". Nhiều khẩu hiệu quyết tâm đổi mới phương pháp dạy học như "Biến quá trình đào tạo thành tự đào tạo", "Học đi đôi với hành", "lấy học sinh làm trung tâm" hay "Đặt người học vào trung tâm của quá trình dạy học"... Tuy nhiên, tình trạng thầy giảng - trò ghi, thầy nói - trò nghe, lấy giáo viên làm trung tâm biến học sinh thành một thực thể thụ động vẫn còn đang phổ biến. Nếu trước đây nội dung các bài giảng sinh học thực chất là một bản ghi tóm tắt những điểm chính trình bày trong SGK và kết thúc là một số câu hỏi và bài tập về nhà cũng lại rút ra từ SGK thì hậu quả là khả năng tiếp thu kiến thức của học sinh rất hạn chế. Từ khâu đặt mục tiêu bài giảng đến kiểm tra đánh giá, giáo viên đã không chú ý đến phát huy tự lực của học sinh, không biết lựa chọn nội dung thích hợp (dạy cái gì) và lựa chọn phương pháp thích hợp (dạy thế nào). Nếp dạy, nếp học bấy lâu nay đã thành thói quen, là lực cản đối với các phương pháp tích cực, làm hạn chế chất lượng dạy học. Với xu thế chung của các nhà giáo dục thế giới là dạy học lấy học sinh làm trung tâm (thầy thiết kế - trò thi công), biến chủ thể nhận thức thành chủ thể hành động, ngành giáo dục nước ta đã và đang đổi mới nội dung SGK và phương pháp dạy học ở các trường phổ thông.
Trong chương trình sinh học nói chung và sinh thái học lớp 11 nói riêng, rất nhiều kiến thức mới, nhiều khái niệm, nhiều quy luật mà thời gian trên lớp hạn chế, giáo viên sẽ khó khăn trong việc dạy học theo phương pháp truyền thống, mặt khác học sinh cũng không thể tiếp tục được một mở hỗn độn các kiến thức. Việc giáo câu hỏi để học sinh tự lực nghiên cứu SGK ở nhà, đến lớp kết hợp với việc giáo dục tổ chức, hướng dẫn học sinh lĩnh hội kiến thức mới giúp học sinh chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhanh hơn. Bởi vậy, tui xin trình bày sáng kiến kinh nghiệm: "Phát huy tính tích cực, chủ động của học sinh trong khâu nghiên cứu tài liệu để dạy kiến thức mới".
PHẦN II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1. Vai trò của SGK và việc sử dụng SGK:
SGK là tài liệu rất quan trọng để cung cấp kiến thức mới cho học sinh. Tuy nó là nguồn tri thức quan trọng, nhưng thực tế dạy học lâu nay cho thấy nhiều giáo viên đã không khai thác được tiềm năng đó. Điều đó dẫn tới việc nhiều học sinh chưa biết sử dụng SGK, chỉ học theo bài ghi tóm tắt trên lớp, hay chỉ học thuộc lòng bài trong sách.
Để sử dụng SGK có hiệu quả, giáo viên phải có phương pháp dạy học hợp lý, luôn luôn kết hợp với sách trong bài giảng. Một phương pháp tích cực là giáo viên có thể ra hệ thống các câu hỏi theo nội dung sách trước khi giảng bài mới yêu cầu học sinh tự nghiên cứu tìm lời giải đáp. Bằng cách này, học sinh hiểu hiểu sâu thêm kiến thức, tập luyện được phương pháp tự học theo sách. Học sinh nghiên cứu trước các câu hỏi bài tập ở nhà, trên lớp giáo viên tổ chức trao đổi, tranh luận, từ đó học sinh đi đến kiến thức mới.
Với tư cách là phương tiện hỗ trợ đắc lực khi dạy học trên lớp, SGK là nguồn thông báo bổ sung, là công cụ để giáo viên tổ chức giải quyết những vấn đề có tính khái quát cao, mới mẻ đối với học sinh mà nếu chỉ ghi nhớ những gì trình bày trên lớp thì không đạt được. Trong trường hợp này những gì in trong sách chỉ là tài liệu cốt lõi, cơ bản mà cần được sự gia công theo định hướng của thầy. Đây là hình thức hỗ trợ thường gặp nhất, và cho hiệu quả cao nhất trong việc hướng dẫn công tác độc lập của học sinh với SGK.
Như vậy, SGK không chỉ là công cụ của trò mà là cả của thầy, không chỉ sử dụng ở nhà mà còn được sử dụng đắc lực trên lớp, không chỉ để ôn tài liệu đã học mà còn để tiếp thu tri thức mới.
2. Sử dụng câu hỏi nhằm tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới.
Những điểm sau đây còn được chú ý về mặt kỹ thuật:
- Đặt câu hỏi cho khớp với những điểm chính trong nội dung bài học.
Sau khi đã xác định được những trọng tâm của bài, cần bố trí những câu hỏi vào đúng các phần trọng tâm đó để học sinh lĩnh hội bằng tư duy tích cực.
- Chú ý tới tỉ lệ câu hỏi loại sự kiện và loại câu hỏi có yêu cầu cao về nhận thức. Ở nước ta, tỉ lệ các câu hỏi kích thích tư duy còn rất thấp. Cần phấn đấu nâng dần tỉ lệ này, nhất là ở các lớp trên và khi học sinh đã quen với các phương pháp tích cực.
- Cần quan tâm đến tình trạng logic của các câu hỏi, ở giai đoạn đầu có thể bố trí các câu hỏi loại sự kiện trước, tiếp đến là những câu hỏi có yêu cầu nâng cao dần về năng lực nhận thức. Như vậy, bài học dễ thành công hơn, nhất là khi học sinh chưa quen hoạt động theo phương pháp tích cực.
3. Một tiết dạy có sử dụng hệ thống câu hỏi bài tập để tổ chức công tác độc lập của học sinh với SGK trong khâu nghiên cứu tài liệu mới phần sinh thái học lớp 12.
BÀI 37 -CÁC ĐẶC TRƯNG CƠ BẢN CỦA QUẦN THỂ SINH VẬT
3.1. Hệ thống câu hỏi bài tập
* Tỉ lệ giới tính
1a. Điền tiếp vào cột bên phải bảng 37.1 SGK về các nhân tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính.
1b. Từ bảng 37.1 cho biết tỉ lệ giới tính của quần thể chịu ảnh hưởng của những nhân tố nào?
1c. Tại sao người ta loại bỏ ra khỏi đàn linh dương ở Châu Phi một số lượng lớn cá thể đực mà vẫn duy trì và phát triển được số lượng của loài?
1d. Sự hiểu biết về tỷ lệ giới tính có ý nghĩa như thế nào trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường?
1e. Ý nghĩa của tỷ lệ giới tính đối với quần thể?
* Nhóm tuổi:
2a. Quan sát hình 37.1 SGK, kết hợp với kiến thức đã học trong Sinh học 9 hãy điền tên cho 3 dạng tháp tuổi: A, B, C và các nhóm tuổi trong mỗi tháp tuổi. Nêu ý nghĩa sinh thái của mỗi nhóm tuổi đó.
2b. Quan sát hình 37.2 SGK và cho biết mức độ đánh bắt ở các quần thể A, B, C. Từ đó cho biết ý nghĩa của việc nghiên cứu về nhóm tuổi?
* Sự phân bố cá thể của quần thể:
3. Phân tích hình 37.3 SGK, mô tả các kiểu phân bổ cá thể của quần thể? Cho biết ý nghĩa sinh thái của từng kiểu phân bố?
* Mật độ cá thể của quần thể:
4a. Mật độ cá thể của quần thể có ảnh hưởng tới các đặc điểm sinh thái khác của quần thể như thế nào?
4b. Điều gì sẽ xảy ra với quần thể cá quả (cá lóc) nuôi trong ao khi mật độ cá thể tăng quá cao?
4c. Mật độ quần thể thay đổi phụ thuộc vào yếu tố nào? Cho ví dụ?
3.2. Giáo án lên lớp:
* Mục tiêu: Sau khi học bài này, học sinh phải:
- Nêu được các yếu tố ảnh hưởng tới tỉ lệ giới tính và ý nghĩa của nó trong chăn nuôi và bảo vệ môi trường.
- Phân biệt các nhóm tuổi, các dạng tháp tuổi, vận dụng kiến thức...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top