haihcmuns_06

New Member

Download Đề tài Đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng trong giờ lịch sử miễn phí





- Các sơ đồ, bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa dùng để minh hoạ trường thuật, diễn biến các cuộc khởi nghĩa kháng chiến, các trận đánh lớn. Nếu trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu diễn biến các trận đánh ấy ngay trong sách giáo khoa thì sẽ gặp một số trở ngại.
Trước hết là không tập trung được sự chú ý của cả lớp đối với việc trường thuật của giáo viên. Bởi lẽ mỗi học sinh vừa lắng nghe lời của cô trường thuật vừa phải dò tìm các chi tiết, diễn ra qua bản đồ, lược đồ.
Một vấn đề nữa là học sinh vừa không thể nghe giảng vừa tự tường thuật, vừa phải ghi bài. Chính vì vậy việc sử dụng loại đồ dùng dạy học phóng to các biểu đồ, lược đồ giúp học sinh, tập trung hơn về bài giảng sau khi nghiên cứu, bài học. Quá trình theo dõi việc tường thuật trên sơ đồ phóng to để nhận biết hơn về các địa điểm, khu vực diễn ra các trận đánh.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Đồ dùng dạy học và phương pháp sử dụng đồ dùng trong giờ lịch sử
I. Xuất phát điểm.
Trong việc dạy học dù là phương pháp truyền thống, cải cách hay đổi mới thì việc sử dụng đồ dùng dạy học là một vấn đề cần thiết dù là môn khoa học tự nhiên hay môn khoa học xã hội có sử dụng đồ dùng dạy học đều mang lại hiệu quả cao.
Phân môn lịch sử là một bộ môn khoa học xã hội rất quan trọng trong nhà trường. Nó giúp cho thế hệ trẻ hiểu được cuội nguồn dân tộc, biết được quá khứ của tổ tiên .
Từ những hiện vật cụ thể nhưng sự kiện lịch sử, học sinh tự hào về truyền thống dân tộc, tiếp theo, kế thừa và phát huy những tinh hoa của tổ tiên trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ tổ quốc ngày nay. Muốn làm sống dậy quá khứ của lịch sử mỗi bài dạy trên lớp ngoài việc cung cấp đầy đủ những kiến thức cơ bản cần sử dụng một cách hợp lí khéo léo đồ dùng dạy học mới hiện được sự việc đã qua.
Xuất phát từ thực tế đó tui đã suy nghĩ quyết định thử nghiệm và theo dõi vấn đề này để rút ra kết luận và kinh nghiệm cho việc giảng dạy môn lịch sử.
II. Quá trình thực hiện.
1. Thuận lợi: Trong quá trình thực hiện tui được sự giúp đỡ và động viên của ban giám hiệu, tổ chuyên môn và nhiều cộng sự, Bản thân học hoit, tim tòi và rút ra kinh nghịêm, do đó cũng đạt được một số kết quả đáng kích lệ.
2. Khó khăn: - Tài liệu nghiên cứu chưa đầy đủ
- Hiện vật khó sưu tầm
- Khả năng về vẽ còn hạn chế
- Việc thiết kế các mẫu vật khó chính xác do vật liệu thiết kế chưa hợp lí.
3. Phạm vi đối tượng nghiên cứu.
- Sách giáo khoa lịch sử lớp 6, lớp 7.
- Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học sinh
- Đối tượng 6A,6B, 7A, 7B, 7C.
4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp tổng hợp
- Thử nghiệm
5. Kế hoạch nghiên cứu.
- Thời gian từ 9/2006 - 2/2007
- Thực hiện xây dựng phương pháp sau khi soạn bài và dạy thử nghiệm, áp dụng phương pháp trong các tiết dạy, hoàn thiện phương pháp sau khi đã kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh.
Sau khi đã xác định phạm vi đối tượng, kế hoạch và phương pháp nghiêm cứu tui bắt tay vào việc khảo sát và thực hiện.
III. Nội dung và phương pháp tiến hành.
1. Đồ dùng và cách chọn đồ dùng.
Đồ dùng dạy học còn được gọi là thiết bị cần thiết cho bài dạy, mỗi môn học có một loại đồ dùng riêng phù hợp với đặc trưng và nội dung của bài học. Đối với bộ môn Lịch Sử do đặc trưng bộ môn này là tái hiện những gì đã qua trong quá khứ, nên mỗi đồ dùng đều có niên đại thời gian tương đối chính xác, tuy nhiên các loại đồ dùng không phải dễ tìm, dễ thấy, có loại chỉ được trưng bày trong viện bảo tàng nên chỉ được thấy nó qua tranh vẽ, có loại bằng mẫu vật nhưng chỉ được mô phỏng bằng các chất liệu hiện đại để làm ví dụ, để diễn tả các cuộc khởi nghĩa kháng chiến với các trận đánh lớn, chỉ có thể được mô tả qua các sơ đồ, lược đồ.
Chính vì vậy người giáo viên dạy Lịch Sử cần biết phân loại đồ dùng và có phương pháp sử dụng thích hợp trong giờ lên lớp.
a. Loại đồ dùng là hiện vật có thật: Loại đồ vật này rất hiếm nếu là
2. Các phân loại đồ dùng và phương pháp sử dụng.
các hiện vật có niên đại Lịch Sử càng xa thì sự sưu tầm loại hiện vật này càng khó khăn. Đó là các mẫu vật về thời kỳ đồ đá, rìu đá, liềm đá, lưỡi quốc đá và những đồ trang sức bằng đá.
Các loại hiện vật bằng đồng như: Dao, lưỡi cày, lưỡi quốc, mũi tên đồng và một số đồ dùng sinh hoạt bằng đồng, các hiện vật này ít khi giáo viên có thể sưu tầm được. Tuy nhiên trong các bài lịch sử hiện đại cũng có thể sưu tầm được mặc dù không phải là nhiều.
* Phương pháp sử dụng.
- Khi giảng dạy loại hiện vật này giáo viên cần nêu rõ hiện vật được tìm thấy ở địa danh nào, nó thuộc loại hiện vật gì và thời kì nào của lịch sử.
- Giáo viên đưa hiện vật đến từng bàn để học sinh trực tiếp quan sát mẫu vật, tự tay cầm nắm cụ thể các mẫu vật ấy để tự mình rút ra nhận xét, đánh giá.
b. Loại đồ dùng là mẫu vật được mô phỏng lại.
- Do các hiện vật thật không được tự ý đem khỏi các viện bảo tàng lịch sử hay một số hiện vật đã bị hư hỏng không thể di chuyển nên người ta đã tạo ra các mô hình để thay thế các hiện vật đó. Loại mô hình này thường được chế tạo bằng các chất liệu như: gỗ, nhựa, gốm rồi quét các loại sơn lên bề mặt, cho giống hiện vật thật.
* Phương pháp sử dụng.
- Khi dạy loại đồ dùng này giáo viên cần cho học sinh rõ đó là những hiện vật có thật (qua tranh vẽ) em thấy hiện vật này có gì giống và khác nhau.
- Học sinh sẽ rút ra kết luận sau khi quan sát và hội ý.
c. Loại đồ dùng bằng tranh ảnh.
- Tranh ảnh được sử dụng trong giờ giảng dạy lịch sử được coi là biểu đồ dùng minh hoạ về hiện vật và các di sản được lưu lại.
- Thông thường trong sách giáo khoa lịch sử mỗi lớp đều in sẵn. Vậy loại đồ dùng này được coi là những hình có sẵn thông thường, người giáo viên lịch sử phóng to hình này lên để phân tích cho học sinh dễ nhận biết hơn, loại đồ dùng này thường là phóng to các mẫu vật tranh ảnh đơn giản, ngoài ra còn có một số tranh ảnh minh hoạ các di tích, di sản văn hoá được các Công ty thiết bị trường học phóng to bằng ảnh màu hay ảnh đen trắng.
* Phương pháp sử dụng.
- Tranh ảnh sử dụng trong giờ giảng dạy lịch sử cũng được coi là đồ dùng dạy học để minh họ cho các hiện vật và các di tích lịch sử văn hoá, di sản văn hoá có nội dung phù hợp với bài dạy. Chính vì vậy dùng ngôn ngữ để phân tích, mô tả và đánh giá các kênh hình này rất cần thiết đối với người giáo viên, có thể dùng câu hỏi gợi ý hướng học sinh tự rút ra kết luận nhận xét.
d. Loại đồ dùng là các bản đồ, sơ đồ, lược đồ.
- Các sơ đồ, bản đồ, lược đồ trong sách giáo khoa dùng để minh hoạ trường thuật, diễn biến các cuộc khởi nghĩa kháng chiến, các trận đánh lớn. Nếu trong tiết dạy Lịch Sử giáo viên hướng dẫn cho học sinh tìm hiểu diễn biến các trận đánh ấy ngay trong sách giáo khoa thì sẽ gặp một số trở ngại.
Trước hết là không tập trung được sự chú ý của cả lớp đối với việc trường thuật của giáo viên. Bởi lẽ mỗi học sinh vừa lắng nghe lời của cô trường thuật vừa phải dò tìm các chi tiết, diễn ra qua bản đồ, lược đồ.
Một vấn đề nữa là học sinh vừa không thể nghe giảng vừa tự tường thuật, vừa phải ghi bài. Chính vì vậy việc sử dụng loại đồ dùng dạy học phóng to các biểu đồ, lược đồ giúp học sinh, tập trung hơn về bài giảng sau khi nghiên cứu, bài học. Quá trình theo dõi việc tường thuật trên sơ đồ phóng to để nhận biết hơn về các địa điểm, khu vực diễn ra các trận đánh.
* Phương pháp sử dụng:
- Loại đồ dùng này có nhiều biểu và có thể dùng nhiều cách sử dụng.
- Đối với loại bản đồ treo tường in sẵn loại đồ dùng này thường được cơ quan thiết bị trường học cấp sẵn về cho nhà trường, khi lên lớp giáo viên đem ra sử dụng cần gi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top