Download Đề tài Kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn Hoá học miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
Phần I: Mở đầu
I- Bối cảnh của đề tài: . .3
II- Lý do chọn đề tài: 3
III- Phạm vi nghiên cứu: . . 4
IV- Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: .4
Phần II: Nội dung
I- Cơ sở lý luận: .6
a- Cơ sở pháp quy: . 6
b- Cơ sở thực tiễn: . 6
II- Thực trạng học sinh yếu, kém môn hoá học: .7
III- Các biện pháp tiến hành: .7
1- Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: .8
2- Gây hứng thú từ những ứng dụng hoá học vào thực tế: .11
3- Phương pháp ôn – giảng – luyện: 12
4- Rèn kỹ năng giải bài tập: .13
IV- Hiệu quả đạt được: .15
1- Hiệu quả đối với học sinh: . 16
2- Hiệu quả đối với giáo viên: . 16
3- Hiệu quả đối với tổ chuyên môn: 17
4- Những nguyên nhân thành công và tồn tại: . 17
a) Nguyên nhân thành công: 17
b) Những tồn tại: . 17
c) Biện pháp khắc phục tồn tại: . 18
Phần III: Kết luận
I- Những bài học kinh nghiệm: .19
1- Đối với học sinh: . 19
2- Đối với giáo viên: 20
II- Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm: .20
1- Đối với học sinh: . 20
2- Đối với bản thân: . 21
3- Đối với tổ chuyên môn và nhà trường: . 21
III- Khả năng ứng dụng, triển khai: . 21
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

lại, đối với học sinh yếu kém thì tình yêu thương của thầy, cô là rất cần thiết! Có vậy, các em sẽ thích học bộ môn và từng bước tiến bộ. Mỗi thầy, cô giáo luôn khẳng định quyết tâm: “Tất cả vì học sinh thân yêu!”.
PHẦN II: NỘI DUNG
I/ CƠ SỞ LÝ LUẬN
a) Cơ sở pháp quy:
Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế - xã hội của đất nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong Cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (bổ sung và phát triển năm 2011), khẳng định “Giáo dục và đào tạo có sứ mệnh nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hoá và con người Việt Nam. Phát triển giáo dục và đào tạo cùng với phát triển khoa học và công nghệ là quốc sách hàng đầu. Đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội… Đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời” Trích các văn kiện Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI của Đảng – NXB Chính trị quốc gia - 2011
Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục & Đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo có ít nhất một sáng kiến” và phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tính tích cực và tiềm năng sáng tạo của giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện!
b) Cơ sở thực tiễn:
“Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên đi các học sinh yếu, kém có tiến bộ. Bên cạnh đó, phải nghiên cứu phương pháp bồi dưỡng cho học sinh yếu, kém” Trích buổi làm việc của Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Nguyễn Thiện Nhân tại Nghệ An về một số vấn đề liên quan đến GD & ĐT
. Thật vậy, việc khen thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động viên, khích lệ học sinh yếu, kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được phong trào dạy và học trong nhà trường. Sự đổi mới trong giảng dạy là một yêu cầu thực tế của xã hội.
II/ THỰC TRẠNG HỌC SINH YẾU, KÉM MÔN HOÁ HỌC
Ở bất cứ địa phương nào, trường nào, khối học nào và lớp học nào cũng có học sinh yếu, kém. Vấn đề ở chổ nguyên nhân dẫn đến việc học yếu, kém; cũng như một bác sĩ chẩn đoán đúng bệnh dựa trên cơ sở theo dõi lâm sàng, cận lâm sàng và những triệu chứng của bệnh để tìm ra nguyên nhân và có phương pháp điều trị thích hợp thì bệnh sẽ khỏi. Ở đây đối với học sinh yếu, kém nguyên nhân thì có nhiều, có em do khả năng hạn chế của bản thân; có em lười học lâu ngày mà trở nên hỏng kiến thức, hạn chế hay mất hẳn kỹ năng làm toán; có em do hoàn cảnh gia đình khó khăn không có động lực học tập, chán nản, không có ý chí phấn đấu, hay gia đình thiếu quan tâm đến việc học .v.v... Yếu tố gia đình rất quan trọng trong việc học tập của các em, sự quan tâm, động viên của gia đình tạo động lực cho các em học tập. Hơn nữa, giáo viên phải giúp các em ý thức được rằng xã hội tri thức ngày nay luôn chú trọng đến kiến thức, chỉ có học mới có thể hoà nhập vào sự phát triển của xã hội, nếu không xã hội sẽ đào thải cũng là một tất yếu. Lại thêm, môi trường xã hội cũng không kém phần quan trọng, với lứa tuổi phát triển tâm - sinh lý chưa hoàn chỉnh, dễ bị lôi kéo bởi những cám dỗ của xã hội, nhất là những tệ nạn “thời đại” trong đó nghiện game online và khai thác mặt trái của internet làm các em xao lãng việc học, nhất là môn học “vỡ lòng” mới mẽ này.
III/ CÁC BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH
Từ những thực trạng nêu trên, bản thân cũng đã ứng dụng một số kinh nghiệm trong học tập khi còn là giáo sinh kết hợp với quá trình giảng dạy qua nhiều thế hệ học sinh, học hỏi, chia sẻ kinh nghiệm của những đồng nghiệp đi trước đã giúp các em từ sự chán nản, bỏ hẳn môn học mà có thể lấy lại tự tin, tự chủ trong học tập. Đây thực sự là nỗi niềm trăn trở của những người đứng lớp giảng dạy. Nghệ thuật của người Thầy đứng lớp là làm sao cho học sinh yêu thích môn học.
Từ những nguyên nhân nêu trên, bản thân đã vận dụng một số biện pháp để giúp học sinh lấy lại tự tin, yêu thích và khám phá môn học có nhiều thú vị này. Dưới dây là một số phương pháp bản thân đã áp dụng mang lại kết quả khả quan.
Œ Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời:
Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học, từ đó phân loại học sinh yếu, kém, trao đổi với giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn của năm học trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh, học lực những môn học có liên quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em khắc phục khó khăn mà học tập để tiến bộ. Trang bị cho các em học sinh yếu kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hay chưa biết. Cần thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có phương pháp học tập phù hợp với bộ môn.
Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối tượng nghiên cứu để có biện pháp thích hợp và kịp thời. Tuỳ theo từng học sinh và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hoá học là môn học tự nhiên liên quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ năng làm toán thì các em dễ chán nản môn Hoá học.
Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã học lớp 9 mà tìm một ẩn số x hay áp dụng qui tắc tam suất để tìm số mol trên phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. Ví dụ: Tìm hoá trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn số x (là hoá trị của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng qui tắc hoá trị để tìm x. Chẳng hạn ta được 2x = 6 => x = 3. Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 mol sắt tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lúng túng chưa giải quyết được.
Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích lệ tinh thần, khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “Hôm nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng, động viên khi các em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải tìm những điểm tốt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ con người mà từ xa xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử cũng từ đó.
Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hoá học vô cơ thông thường: phản ứng trung hoà, phản ứng trao đổi, phản ứng hoá hợp...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top