the1lrbdch

New Member
[Free] Luận văn Công tác xóa đói giảm cùng kiệt trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng từ năm 1992 đến nay

Download Luận văn Công tác xóa đói giảm cùng kiệt trong đồng bào dân tộc Khmer ở Sóc Trăng từ năm 1992 đến nay miễn phí





Sóc Trăng là một trong những tỉnh có đông đồng bào Khmer sinh sống nhất
Nam Bộ, xét trên phạm vi 13 tỉnh ở Đồng Bằng Sông Cửu Long thì Sóc Trăng có
đông đồng bào khmer sinh sống nhất chiếm 29,34% dân số của tỉnh (năm 2008).
Trong những năm qua, nhờ sự quan tâm đầu tư của Đảng, Nhà Nước vào vùng đồng
bào dân tộc Khmer như: Các chương trình 135, 35, 34, vốn trợ giá - trợ cước, vốn
hổ trợ dân tộc đặt biệt khó khăn, vốn xóa đói giảm nghèo, vốn phát triển sản xuất và
các chính sách xã hội khác Song song đó, do ý thức tập trung phát triển sản xuất,
trồng trọt, chăn nuôi và đa dạng hóa nghành nghề theo hướng chuyển dịch cơ cấu
kinh tế nông nghiệp nông thôn, xuất hiện nhiều mô hình sản xuất, chăn nuôi hiệu
quả như: chăn nuôi bò, tôm sú, cá, cua, trồng nấm rơm, dưa hấu, hành tím, đưa màu
xuống chân ruộng đã làm chuyển biến tích cực về mặt đời sống vật chất và tinh
thần trong vùng đồng bào dân tộc Khmer.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

sau:
Đối với những hộ không có đất sản xuất, các địa phương cần xem xét những
trường hợp cụ thể để có biện pháp phù hợp cho từng hộ nghèo. Hộ nào có khả năng
sử dụng đất nông nghiệp có hiệu quả thì đầu tư đất cho họ sản xuất và hướng dẫn họ
canh tác; đối với những hộ không có khả năng khai thác bằng nghề nông, nên
khuyến khích và tạo điều kiện cho họ có được một nghề mới, bằng cách đầu tư dạy
nghề và khôi phục các ngành nghề truyền thống nổi tiếng của mỗi địa phương
Hầu hết những hộ cùng kiệt Khmer sống ở nông thôn, nguồn thu nhập chủ yếu
của họ là nghề nông, làm thuê, họ không có nghề nhất định. Do đó, dạy nghề cho
những hộ này là phải kiên trì và có những giải pháp thật linh hoạt cho từng độ tuổi,
từng giới tính, từng đặc điểm của mỗi vùng.
Đối với những hộ đã sang bán, cầm cố ruộng đất, trước hết các cấp ủy, chính
quyền và các đòan thể phối hợp chặt chẽ trong việc giáo dục tinh thần tương trợ đối
với những người đã mua, đã nhận cầm cố đất của các hộ Khmer nghèo, để có sự
thỏa thuận giảm bớt gánh nặng cho người đi vay. Tiếp đó, là sự hỗ trợ vốn để họ
chuộc lại ruộng đất. Mặt khác, chính quyền cơ sở, mà trực tiếp là Hội nông dân,
Ban Chỉ đạo xóa đói giảm cùng kiệt xã, ấp phải thường xuyên động viên giáo dục
những hộ này không được bán hay cầm cố đất sản xuất. Trong nội bộ, nghiêm cấm
cán bộ, công nhân viên chức không được mua và nhận cầm cố ruộng đất của những
hộ cùng kiệt dân tộc Khmer ở địa phương. Đối với bên ngoài chủ yếu là động viên, - 24 -
giáo dục thuyết phục để họ không mua ruộng đất của người Khmer nghèo, xem đây
cũng như nghĩa cử giúp các hộ cùng kiệt trong lúc khó khăn.
3. Đào tạo lao động có tay nghề và tạo việc làm cho người Khmer nghèo:
Trước hết là, đẩy mạnh công tác giáo dục và đào tạo, nhằm: Nâng cao nhận
thức của cán bộ và đồng bào Khmer ĐBSCL về vai trò của tri thức, của giáo dục và
đào tạo, vệ sự cần thiết phải học tập suốt đời; Củng cố vững chắc những kết quả của
công tác xóa mù chữ và phổ cập giáo dục tiểu học, tạo đà chuẩn bị tiến tới phổ cập
trung học cơ sở, hạn chế đến mức thấp nhất số học sinh dân tộc Khmer lưu ban, bỏ
học; sắp xếp lại mạng lưới trường lớp, đa dạng hóa các hình thức học để tạo điều
kiện thuận lợi cho con em đồng bào dân tộc; đẩy mạnh phong trào dạy và học chữ
Khmer… Tiếp tục duy trì và nâng cấp các lớp cử tuyển đại học, dự bị đại học cho
con em dân tộc Khmer; Trung ương phải hỗ trợ mạnh hơn nữa về kinh phí, về cơ
chế, chính sách, đặc biệt là chế độ tuyển chọn con em người Khmer vào các trường
cao đẳng và đại học. Trong những năm trước mắt, cần tăng thêm các chỉ tiêu cử
tuyển đào tạo một số ngành trọng tâm như: sư phạm, trồng trọt, chăn nuôi, thủy hải
sản, nông thôn, công nghệ thông tin.
Quan tâm phát triển đào tạo dạy nghề ở ĐBSCL. Đồng bào dân tộc Khmer,
ngòai việc ruộng rẫy và một số nghề thủ công truyền thống của các phum sóc, còn
lại hầu hết không có tay nghề, họ rất khó khăn trong việc tự xoay xở kiếm sống,
thoát nghèo. Vì vậy, nên sớm tập trung đầu tư dạy nghề cho họ, ưu tiên cho những
người mới bước vào tuổi lao động và lực lượng thanh niên. Rà soát và nâng chất các
trường công nhân kỹ thuật, trường dạy nghề, xây dựng mới một số trường đáp ứng
yêu cầu phát triển vùng kinh tế trọng điểm, như trường trung cấp xây dựng, trường
trung học nông nghiệp và phát triển nông thôn ĐBSCL… để tăng nhanh tỷ lệ lao
động có tay nghề, đặc biệt có chính sách ưu tiên cho con em nông dân Khmer
nghèo. Có thể tổ chức nhiều hình thức dạy nghề ngắn hạn và dài hạn, thông qua các
lớp chuyển giao công nghệ, công tác khuyến nông, khuyến lâm, khuyến ngư…
nhằm trang bị thêm kiến thức cho đồng bào Khmer trực tiếp sản xuất.
Tăng cường hoạt động giải quyết việc làm, xuất khẩu lao động theo các
hướng cơ bản sau: - 25 -
Thứ nhất, liên kết với các địa phương trong nước như Tp. Hồ Chí Minh,
Đồng Nai, Bình Dương, các khu công nghiệp… giải quyết việc làm cho số lao động
dôi dư ở nông thôn. Những địa phương, có nhiều lao động Khmer cần chủ động liên
kết trực tiếp với các nhà máy, xí nghiệp, khu công nghiệp… có nhu cầu lao động, để
có hướng đào tạo cung ứng kịp thời về số lượng và chất lượng lao động.
Thứ hai, xuất khẩu lao động sang một số nước có yêu cầu chất lượng lao
động đơn giản. Đây là một hướng đi giúp người cùng kiệt Khmer, không những giải
quyết việc làm cho lao động mà còn tạo điều kiện nâng cao trình độ lao động sau
khi kết thúc hợp đồng ở nước ngoài trở về. Với mức thu nhập thấp nhất của mỗi
người lao động đi xuất khẩu lao động thì đây cũng là một khỏan tiền lớn đối với
những lao động cùng kiệt ở nông thôn, không có tay nghề và đây cũng là cơ may để họ
thoát nghèo.
Để đưa được nhiều lao động Khmer ra nước ngòai theo con đường xuất khẩu
lao động, các ngành có liên quan và các địa phương phải tiếp tục có những thay đổi
về cơ chế, chính sách phù hợp cho đối tượng này như ưu tiên về chỉ tiêu, về các thủ
tục pháp lý và được hỗ trợ vay vốn 100%.
4. Tiếp tục cải thiện nhà ở cho hộ nghèo: Do đặc điểm của đồng bào Khmer
ĐBSCL là thường xuyên tập trung ở vùng sâu, vùng xa, cơ sở hạ tầng thấp kém,
nên các địa phương cần rà soát lại qui hoạch khu dân cư cho vùng đồng bào Khmer,
theo phương châm: nâng cao chất lượng cuộc sống về nhà ở, đi lại, tiếp cận các dịch
vụ cơ bản xã hộ nhưng đảm bảo các yếu tố văn hóa truyền thống, cụ thể:
Một là, phải đưa các dịch vụ văn hóa, xã hội đến tận các phum sóc, trên cơ
sở việc qui hoạch các trung tâm xã với các khu vực liên hòan về kinh tế - văn hóa
của vùng nông thôn, vùng sâu, vùng xa. Tạo những điều kiện thuận lợi nhất nhằm
“lôi kéo” người Khmer ra khỏi phum sóc để họ có dịp học hỏi những kinh nghiệm
làm ăn, dần dần hình thành một thói quen tự thích ứng, tự xoay xở làm ăn, dưới tác
động của kinh tế thị trường được thể hiện cụ thể ở chợ nông thôn.
Hai là, nên có sự kết hợp giữa công tác thủy lợi nội đồng, thủy lợi tạo nguồn,
giao thông nông thôn với hình thành khu dân cư mới. Đây là mô hình ít tốn kém,
hiệu quả đã được nhiều địa phương thực hiện và bà con dân tộc Khmer đồng tình - 26 -
Ba là, cùng với việc gia tăng tốc độ đô thị hóa ở các địa phương có đông
đồng bào Khmer sinh sống vùng ĐBSCL sẽ dẫn đến khả năng đẩy người Khmer
vào sinh sống ở vùng sâu, vùng xa nếu như thiếu chuẩn bị cho một nghề phù hợp
với tính chất đô thị hóa. Do đó các địa phương cần có qui hoạch thật phù hợp và
toàn diện về kinh tế - xã hội cho khu vực kinh tế sinh sống của đồng bào Khmer.
Cần xem xét lại về qui hoạch đất đai và tốc độ đô thị hóa để có hướng bố trí lại khu
dân cư, nhà ở khoa học, văn minh nhưng vẫn đảm bảo lưu giữ được nét văn hóa
truyền thống c
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
N [Free] Thực trạng công tác huy động vốn tại chi nhánh ngân hàng nông nghiệp và phát triển nông thôn Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Công tác chuẩn bị vật tư thiết bị, bãi lắp ráp , cách bố trí mặt bằng thi công khối chân đế t Khoa học kỹ thuật 0
D [Free] Hoàn thiện công tác tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tă Luận văn Kinh tế 0
J [Free] Một số giải pháp nâng cao chất lượng công tác thẩm định dự án đầu tư tại chi nhánh ngân hàng Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Tổ chức công tác kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm tại Công ty cổ phần Hạ L Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Tổ chức công tác kế toán nguyên vật liệu và tình hình quản lý sử dụng nguyên vật liệu tại côn Luận văn Kinh tế 0
G [Free] Tổ chức công tác kế toán tài sản cố định với việc nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định t Luận văn Kinh tế 0
F [Free] Một số biện pháp đẩy mạnh công tác xúc tiến bán hàng ở Công ty cổ phần Kết cấu thép và Xây lắ Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện kế toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm phục vụ cho công tác quản trị Luận văn Kinh tế 0
T [Free] Hoàn thiện công tác tiền lương tại Xí nghiệp 296 - Công ty xây dựng 319 - Bộ Quốc Phòng Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top