d2v_kts

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

MỤC LỤC

CHÚ THÍCH CÁC KÝ TỰ VIẾT TẮT
LỜI NÓI ĐẦU 1
PHẦN I: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND 2
1.1 Giới thiệu khái quát về công ty 2
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty 3
1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty 4
1.4 Đặc điểm kinh tế, kỹ thuật của doanh nghiệp 7
1.4.1 Đặc điểm lĩnh vực kinh doanh 7
1.4.2 Cơ cấu tổ chức sản xuất 7
1.4.3 Đặc điểm công nghệ 9
1.4.4 Đặc điểm sản phẩm 11
1.5 Kết quả hoạt động kinh doanh thời gian gần đây 12
1.5.1 Các tỷ số về khả năng hoạt động của Công ty 14
1.5.2 Các tỷ số về khả năng sinh lãi 15
PHẦN II: THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY 16
2.1 Thực trạng nguồn nhân lực Công ty 16
2.1.1 Cơ cấu độ tuổi lao động 16
2.1.2 Cơ cấu giới tính của lao động 16
2.1.3 Cơ cấu lao động theo trình độ chuyên môn 16
2.1.4 Cơ cấu lao động theo vùng miền 17
2.2 Thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty 17
2.2.1 Chỉ tiêu thể lực 17
2.2.2 Chỉ tiêu trí lực 18
2.2.3 Chỉ tiêu trình độ tay nghề 19
2.2.4 Đánh giá tình hình chấp hành nội quy kỷ luật lao động 20
2.2.5 Đánh giá mức độ ổn định của lao động theo cơ cấu vùng miền 20
2.3 Phân tích các nhân tố ảnh hưởng tới nguồn nhân lực 21
2.3.1 Nhân tố khách quan 21
2.3.1.1 Hệ thống giáo dục xã hội 21
2.3.1.2 Nhân tố thị trường lao động 22
2.3.2 Nhân tố chủ quan 23
2.3.2.1 Mục tiêu chính sách của Công ty với người lao động 23
2.3.2.2 Điều kiện cơ sở vật chất và môi trường làm việc của người lao động 25
2.3.2.3 Công tác quản trị nhân sự của Công ty 26
2.4 Đánh giá tổng quát thực trạng phát triển nguồn nhân lực của Công ty 29
PHẦN III: GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN NGUỒN NHÂN LỰC CÔNG TY 32
3.1 Sự cần thiết phải đầu tư phát triển nguồn nhân lực 32
3.1.1 Vai trò của nguồn nhân lực 32
3.1.2 Sự cần thiết phải phát triển nguồn nhân lực 32
3.2 Các giải pháp phát triển nguồn nhân lực của Công ty 33
3.2.1 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực 33
3.2.1.1 Kế hoạch hoá nguồn nhân lực dài hạn 34
3.2.1.2 Kế hoạch nguồn nhân lực trung hạn 35
3.2.1.3 Kế hoạch nguồn nhân lực ngắn hạn 35
3.2.2 Tuyển mộ nhân sự 36
3.2.2.1 Các nguồn và phương pháp tuyển mộ nhân sự 36
3.2.2.2 Quá trình tuyển mộ nhân sự 37
3.2.2.3 Tổ chức nhân sự 40
3.2.3 Xây dựng các chính sách khuyến khích sự phát triển nhân sự 40
3.2.3.1 Xác định nhiệm vụ và xây dựng tiêu chuẩn thực hiện công việc 41
3.2.3.2 Tạo môi trường làm việc thuận lợi để người lao động hoàn thành nhiệm vụ 41
3.2.3.3 Chính sách khen thưởng và kỷ luật 41
3.2.4 Đánh giá quá trình thực hiện công việc 44
3.2.4.1 Xây dựng tiêu chuẩn đánh giá 44
3.2.4.2 Qui trình đánh giá mức độ hoàn thành công việc 45
3.2.5 Kế hoạch đào tạo và phát triển nguồn nhân sự 46
3.2.5.1 Đào tạo trong công việc 46
3.2.5.2 Đào tạo ngoài công việc 48
KẾT LUẬN 49
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 50
PHẦN I
GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY CỔ PHẦN WOODSLAND

1.1 Giới thiệu khái quát về công ty
- Công ty Cổ phần Woodsland là Công ty Cổ phần được thành lập tại nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam theo giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108 do Ban quản lý các khu công nghiệp Vĩnh Phúc cấp lần đầu ngày 30/06/2008 và thay đổi lần thứ nhất ngày 31/07/2008.
- Tên tiếng Anh: Woodsland Joint stock company
- Địa chỉ trụ sở chính của Công ty đặt tại lô số 11 khu công nghiệp Quang Minh, Mê Linh, Hà Nội, Việt Nam.
- Các lĩnh vực sản xuất kinh doanh của công ty
+ Sản xuất và kinh doanh các sản phẩm từ gỗ bao gồm đồ gỗ xây dựng và trang trí nội thất, các loại cửa đi, cửa sổ, ván sàn, giường, tủ, bàn, ghế,…
+ Sản xuất và kinh doanh vật liệu xây dựng và trang trí nội thất
- Qui mô Công ty: Công ty có tổng số vốn là 80.000.000.000 Việt Nam đồng, tương đương 5.000.000 USD, trong đó vốn điều lệ Công ty là 56.000.000.000 VNĐ, tương đương 3.500.000 USD, tương ứng 5.600.000 cổ phần. Mệnh giá cổ phần là 10.000 VNĐ/cổ phần với loại cổ phần là cổ phần phổ thông.
- Điện thoại: 04.35840122 – 38134775
- Fax: 04.38134944
- Email: [email protected]
- Website: Woodsland.vn
Các sản phẩm chính của công ty chủ yếu là các sản phẩm mộc đã gia công hoàn thiện, sử dụng nguồn nguyên liệu chính từ gỗ rừng trồng trong nước và gỗ nhập khẩu từ Cộng hoà liên bang Nga, Đức và Mỹ. Sản phẩm của công ty được xuất sang thị trường các nước châu Âu, Mỹ, Trung Quốc, Nhật…và một phần cung cấp cho thị trường nội địa.
Với địa điểm gần trục giao thông Bắc Thăng Long - Nội Bài và sân bay nên công ty có rất nhiều điều kiện thuận lợi trong việc vận tải, xuất nhập khẩu hàng hoá bằng cả đường hàng không tại sân bay Nội Bài và đường biển tại cảng Hải Phòng. Không những thuận lợi trong vấn đề giao thông vận tải mà công ty còn nằm gần những vùng nguyên liệu lớn như Thái Nguyên, Phú Thọ, Tuyên Quang, Yên Bái, Hoà Bình…do vậy cũng rất thuận tiện trong vấn đề thu mua nguyên liệu phục vụ sản xuất.
1.2 Quá trình hình thành và phát triển của công ty
Công ty Cổ phần Woodsland tiền thân là Công ty Liên doanh Woodsland được thành lập theo giấy phép số 19/GP-VP ngày 22 tháng 05 năm 2002 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc và được sửa đổi bổ xung theo giấy phép số 19/GPDDC3-VP ngày 10 tháng 04 năm 2006. Công ty được xây dựng từ năm 2002 đến 2003, chính thức đi vào sản xuất từ tháng 11 năm 2003. Ngay sau đó, vào tháng 4 năm 2004 Woodsland đã được lựa chọn để trở thành nhà cung cấp chính thức cho IKEA - tập đoàn đồ gỗ nội thất hàng đầu thế giới. Ngày 30 tháng 06 năm 2008 Công ty Liên doanh Woodsland được chuyển đổi thành Công ty Cổ phần Woodsland theo Giấy chứng nhận đầu tư số 192032000108. Tháng 8 năm 2008 công ty trở thành nhà cung cấp chính thức cho tập đoàn đồ gỗ HABUFA – Hà Lan. Ngoài ra Công ty cũng chủ động mở rộng lĩnh vực kinh doanh sang thị trường Nhật Bản, Trung Quốc.
Qui mô của Công ty cũng liên tục được mở rộng trong những năm qua, từ một dây chuyền sản xuất chính Công ty đã mở rộng thêm dây chuyền sản xuất số 2, dây chuyền sản xuất số 3. Trong năm 2010 Công ty cũng đang triển khai dự án mở rộng qui mô sản xuất, xây dựng mới và triển khai hoạt động sản xuất tại dây chuyền số 4 và số 5, nâng công suất xuất hàng Habufa từ 10 Container hàng một tháng lên 30 container một tháng, thành lập dây chuyền chuyên sản xuất các sản phẩm cung cấp cho thị trường nội địa.

1.3 Cơ cấu tổ chức bộ máy của Công ty
Sơ đồ tổ chức của công ty






















- Hội đồng quản trị, do đại hội cổ đông bầu ra, có nhiệm kỳ hoạt động 4 năm, Hội đồng quản trị có đầy đủ quyền hạn và chức năng để thực hiện tất cả các quyền nhân danh Công ty và là cơ quan chi phối lãnh đạo bộ máy của Công ty theo các điều khoản của luật doanh nghiệp và điều lệ Công ty. Hội đồng quản trị thay mặt quyền lợi cho các nhà đầu tư, xác định đường lối, định hướng chiến lược phát triển và quyết định các vấn đề quan trọng của Công ty.
- Tổng giám đốc là thay mặt pháp nhân của Công ty chịu trách nhiệm về hoạt động sản xuất kinh doanh chung. Tổng giám đốc chịu trách nhiệm trước pháp luật và Hội đồng quản trị cũng như các cổ đông của Công ty trong phạm vi quyền hạn nghĩa vụ của mình.
- Khối sản xuất xuất có chức năng nhiệm vụ tiếp nhận các lệnh sản xuất của Tổng giám đốc hay bộ phận Kế hoạch vật tư và lập kế hoạch sản xuất của từng bộ phận trực thuộc cho các niên độ ngắn hạn: tuần, tháng. Quản lý việc sản xuất theo đúng yêu cầu kỹ thuật, số lượng, thời gian giao hàng của từng loại sản phẩm. Quản lý và sử dụng hợp lý các nguồn lực của Công ty: nhân lực, máy móc, thiết bị, nhà xưởng, nguyên liệu, vật tư tại cơ sở sản xuất của Công ty.
- Phòng Kế hoạch vật tư có chức năng nhiệm vụ là xây dựng kế hoạch hoạt động dài hạn, ngắn hạn của Công ty. Nắm bắt tình hình thực hiện kế hoạch đã thông qua, tổng hợp tình hình tiến độ, chất lượng thực hiện kế hoạch, đề xuất các điều chỉnh, các biện pháp tăng cường, chấn chỉnh để đạt kế hoạch đã đề ra, báo cáo lãnh đạo về việc thực hiện kế hoạch. Cung cấp vật tư nguyên liệu đầu vào kịp thời, đủ số lượng, đúng chất lượng và chủng loại đồng thời quản lý việc sử dụng vật tư hiệu quả. Đảm bảo vật tư tồn kho ở mức an toàn cho sản xuất đồng thời an toàn cho việc sử dụng vốn của công ty. Thống kê, đánh giá định mức sử dụng vật tư phục vụ sản xuất và phân tích định hướng kinh doanh. Thực hiện các hợp đồng mua sắm máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất. Xây dựng đơn giá và chào giá cho khách hàng, thực hiện nghiệp vụ xuất nhập khẩu.
- Phòng thu mua và kiểm soát nguyên liệu gỗ chịu trách nhiệm tổ chức thu mua gỗ nguyên liệu phục vụ kế hoạch sản xuất kinh doanh của Công ty. Phát triển hệ thống cung cấp gỗ và các hình thức hợp tác với nhà cung cấp nhằm đảm bảo sự ổn định về nguồn cung cấp gỗ nguyên liệu phục vụ sản xuất. Phát triển và quản lý các đối tác cung cấp bán thành phẩm gỗ cho Công ty. Đảm bảo thu mua và kiểm soát nguồn gốc hợp pháp, đáp ứng yêu cầu của pháp luật cũng như của khách hàng, đồng thời lưu trữ các hồ sơ, tài liệu liên quan.
- Phòng Kế toán có trách nhiệm thực hiện các nghiệp vụ kế toán theo qui định. Tổng hợp kết quả kinh doanh, lập báo cáo kế toán, thống kê, phân tích hoạt động sản xuất kinh doanh định kỳ. Lưu trữ hồ sơ, sổ sách, hoá đơn, chứng từ kế toán theo qui định của Công ty và của pháp luật, phải xuất trình được khi có yêu cầu. Quản lý hiệu quả tiền mặt và tiền gửi, xây dựng kế hoạch tài chính ngắn hạn, dài hạn trên nguyên tắc an toàn và hiệu quả. Quản lý các khoản đầu tư và đảm bảo khả năng thanh toán. Thẩm định kế hoạch vật tư, xây dựng giá thành sản phẩm, cách thanh toán, chi tiêu mua sắm nội bộ. Xây dựng kế hoạch quyết toán thuế an toàn, hiệu quả và giao dịch trực tiếp với cơ quan thuế, kiểm toán và các cơ quan chức năng liên quan.
- Xây dựng chiến lược tuyển mộ: Tuyển mộ là chức năng cơ bản của công tác quản trị nhân lực, do vậy phòng Tổ chức Hành chính của Công ty cần thực hiện tốt các chức năng như đăng quảng cáo, thông báo tuyển nhân sự, sàng lọc hồ sơ xin việc…phòng Tổ chức Hành chính cũng cần tham mưu cho ban lãnh đạo của Công ty trong việc hoạch định các chính sách nhân sự như: nhu cầu tuyển mộ, các nguồn tuyển mộ nhân sự, các mục tiêu tuyển mộ cụ thể, lập dự toán kinh phí tuyển mộ, phòng Tổ chức Hành chính phải là đơn vị chính chịu trách nhiệm trong việc tuyển mộ nhân sự đáp ứng theo yêu cầu của Công ty cả về số lượng và chất lượng nhân sự. Để thực hiện có hiệu quả việc này, phòng Tổ chức Hành chính cần kết hợp với các phòng ban chức năng thiết kế được các “Bản mô tả công việc” và “Bản yêu cầu công việc với người thực hiện”. Thông qua các bản trên giúp người tìm việc nắm bắt được các thông tin và các yêu cầu tuyển dụng, từ đó sẽ sàng lọc được một phần các ứng viên không đáp ứng được các tiêu chuẩn và yêu cầu công việc mà Công ty đòi hỏi. Nội dung của chiến lược tuyển mộ bao gồm:
+ Lập kế hoạch tuyển mộ: Trong hoạt động tuyển mộ, Công ty cần xác định chính xác vị trí và số lượng cần tuyển thêm nhân sự, sau khi xác định được số người cần tuyển thì việc tiếp theo là xác định được nguồn và phương pháp tuyển phù hợp.
+ Xác định nguồn và phương pháp tuyển mộ: Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí công việc đang thiếu, thì Công ty cần cân nhắc lựa chọn hợp lý nguồn cung nhân lực, nguồn cung nhân lực có thể từ bên trong hay bên ngoài tổ chức. Mỗi nguồn cung nhân lực như trên đều có những ưu nhược điểm riêng. Đối với nguồn nhân lực lấy từ bên trong Công ty, có ưu điểm đây là những người đã có thời gian công tác nhất định trong Công ty, đã qua thử thách về lòng trung thành và đã quen với công việc của Công ty, do vậy sẽ tiết kiệm được thời gian làm quen với công việc, quá trình thực hiện công việc diễn ra liên tục không bị gián đoạn, hạn chế việc ra các quyết định sai trong đề bạt và thuyên chuyển lao động. Tuy nhiên nó cũng có nhược điểm là dễ tạo ra các nhóm xung đột trong nội bộ do có một bộ phận không phục người được bổ nhiệm, do đó cũng không hợp tác tốt trong công việc, thậm chí có thể không hợp tác, gây mẫu thuẫn, chia bè phái trong nội bộ…hơn nữa nếu chỉ sử dụng nguồn trong nội bộ thì sẽ không cải tiến được thêm chất lượng lao động. Đối với nguồn tuyển mộ từ bên ngoài, có ưu điểm là đây là những người mới, có cách nhìn mới với tổ chức, họ có khả năng làm thay đổi thói quen, tác phong, cách nghĩ và cách làm cũ của những người trong tổ chức. Tuy nhiên nếu tuyển người từ bên ngoài tổ chức, thì Công ty sẽ phải mất một khoảng thời gian để họ tiếp cận và làm quen với công việc, hay với những người trong tổ chức có thể gây ra tâm lý bất mãn cho họ nếu Công ty chỉ chú trọng tuyển người bên ngoài mà không có chế độ đãi ngộ hợp lý và công bằng với người cũ…
+ Xác định nơi tuyển mộ và thời gian tuyển mộ: Công ty cần xác định và lựa chọn các vùng để tuyển mộ một cách hợp lý, đối với lao động phổ thông thì có thể tuyển chọn ở thị trường lao động nông nghiệp, các tỉnh thành đơn vị ở nhiều nơi khác. Đối với các lao động yêu cầu chất lượng cao ở các lĩnh vực kỹ thuật, quản lý kinh doanh…thì có thể tuyển từ các nguồn như, các trường Đại học, Cao đẳng, trung học, các trường hay trung tâm đào tạo nghề…Khi xác định địa chỉ tuyển mộ Công ty cần lưu ý một số vấn đề như: xác định thị trường lao động tốt nhất mà ở đó có thể cung cấp được nhiều nhất các lao động đáp ứng được các yêu cầu công việc đặt ra, phân tích lực lượng lao động hiện tại để từ đó đánh giá được nguồn gốc của những người lao động tốt nhất…tuy nhiên cũng không nên lạm dụng quá nhiều vào một nguồn cụ thể vì sẽ làm mất đi sự đa dạng, phong phú của các nguồn cần tuyển mộ. Khi đã xác định được địa điểm tuyển mộ, thì Công ty cần lập kế hoạch xác định được thời gian tuyển mộ, có thể là trước mắt hay lâu dài tuỳ theo điều kiện yêu cầu thực tế của Công ty.
- Tìm kiếm các ứng viên: Sau khi đã xây dựng được chiến lược tuyển mộ nhân sự, Công ty cần tiến hành tìm kiếm các nguồn nhân sự có thể đáp ứng nhu cầu của Công ty. Để tuyển mộ được đủ số lượng và chất lượng người lao động vào các vị trí làm việc còn thiếu, Công ty cần cân nhắc, lựa chọn xem ở vị trí nào nên lấy người từ bên trong Công ty và vị trí nào thì lấy người từ bên ngoài Công ty, từ đó đưa ra phương pháp tuyển mộ cho phù hợp.
- Đánh giá quá trình tuyển mộ nhân sự: Sau một quá trình tuyển mộ nhân sự, Công ty cần đánh giá lại hiệu quả các quá trình tuyển mộ của Công ty, để rút kinh nghiệm cho các lần tuyển mộ nhân sự về sau, hạn chế các các tồn tại và phát huy những mặt tích cực từ những lần tuyển mộ trước đó, đánh giá hiệu quả của các chương trình quảng cáo, thông báo tuyển dụng, chất lượng nhân sự được tuyển dụng…với mục tiêu tuyển dụng của Công ty. Các thông tin thu thập được từ các ứng viên trong quá trình xét tuyển có đảm bảo mức độ tin cậy để đánh giá kết quả xét tuyển chưa, chi phí tài chính cho quá trình tuyển mộ có đảm bảo trong hạn mức chi phí không…

Con người là trung tâm của mọi hoạt động kinh tế xã hội, do vậy bất cứ tổ chức doanh nghiệp nào nếu muốn đạt hiệu quả cao trong quá trình hoạt động và phát triển thì cần đặc biệt quan tâm tới công tác phát triển nguồn nhân sự cho tổ chức doanh nghiệp của mình. Công ty cổ phần Woodsland cũng là một tổ chức doanh nghiệp, tham gia vào các hoạt động sản xuất, kinh doanh, do vậy cũng không thể không chú trọng tới công tác phát triển nguồn nhân sự.
Chuyên đề tốt nghiệp “Giải pháp phát triển nguồn nhân lực tại công ty cổ phần Woodsland” đã nêu lên thực trạng nguồn nhân lực của công ty và công tác quản trị nhân sự của Công ty. Qua phân tích đã chỉ ra những ưu điểm và những tồn tại trong công tác quản trị nhân sự của Công ty, từ đó tui đưa ra một số giải pháp nhằm cải tiến và phát triển nguồn nhân sự tại Công ty.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Các giải pháp nâng cao hoạt động đào tạo và phát triển nguồn nhân lực tại Công ty TNHH Phú Long Việt Nam Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp nâng cao hiệu quả quy trình sau tuyển dụng nhân sự của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Thuận Lợi Quản trị Nhân lực 0
D Giải pháp phát triển hoạt động cho vay đối với khách hàng doanh nghiệp tại Ngân hàng TMCP Quân Đội Luận văn Kinh tế 0
D Tìm hiểu giải pháp phát hiện tấn công từ chối dịch vụ sử dụng phương pháp phân tích thống kê Công nghệ thông tin 0
D Một Số Giải Pháp Hoàn Thiện Công Tác Tuyển Dụng, Đào Tạo Và Phát Triển Nguồn Nhân Lực Luận văn Kinh tế 0
D Nghiên cứu chính sách, giải pháp và xây dựng mô hình liên kết vùng, tiểu vùng trong phát triển du lịch ở vùng Tây Bắc Văn hóa, Xã hội 0
D Những giải pháp thúc đẩy phát triển nghành du lịch Ninh Bình Văn hóa, Xã hội 0
D Giải pháp phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm may mặc của công ty cổ phần may Đức Giang tại Tỉnh Thái Bình Luận văn Kinh tế 0
D Một số giải pháp nhằm phát triển thương hiệu của Công ty cổ phần Bánh kẹo Hải Hà Luận văn Kinh tế 0
D Thực trạng và giải pháp phát triển du lịch tại thác bản giốc Văn hóa, Xã hội 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top