Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
PGS.TS. Viện Triết học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Mở đầu
Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu
hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con
người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển”1. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm
cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”2. Nguồn lực con người được coi là
nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với
nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”3. Nó là yếu tố
quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước.
Vấn đề đặt ra là, cần hiểu như thế nào luận điểm coi nguồn lực con người là
yếu tố quyết định nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện
đại hóa?
2. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Trong lịch sử Kinh tế học, một số nhà kinh tế học tư sản trước Mác, chẳng hạn
như Adam Smít, đã coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất. Trong
Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, lao động đúng là như vậy,
nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ để sản sinh ra mọi của cải vật chất.
Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên, cái cung cấp những vật liệu cho lao
động, mới tạo ra mọi của cải vật chất4. Vì vậy, khi nói nguồn lực con người có vai
trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người
một cách biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Trái lại, cần
đặt nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có.
Theo đó, vai trò của nguồn lực con người được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể
vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội.
Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, nguồn lực con người
thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng. Nguồn lực tự nhiên và
các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội;
do đó, cũng không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con
người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc
khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai
thác và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại, nhân lên sức
mạnh của nguồn lực con người. Đây chính là biện chứng của mối quan hệ giữa các
nguồn lực.
Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lí, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú; đồng thời, do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nước trong
khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao.
Nhưng, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng
nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các
nguồn lực mới. Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình
phát triển của xã hội loài người. Mỗi thế hệ đều được thừa hưởng các nguồn lực
do thế hệ trước để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực mới cho thế hệ con cháu mai
sau.
Ngày nay, khi nói về những hậu quả tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, nhiều học
giả đề cập tới một dạng tăng trưởng với hàm ý phê phán, đó là kiểu tăng trưởng
bất chấp tương lai (Futureless growth). Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các
học giả MIT của Câu lạc bộ Rôma đã dự báo về giới hạn của sự tăng trưởng do
nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm dần. Dự báo đó không phải là toàn bộ tư tưởng
của những người lên tiếng thông báo về dạng tăng trưởng bất chấp tương lai. Phải
đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế thế giới đã đạt đến trình độ
rất cao, con người mới có điều kiện để hiểu một cách sâu sắc những tác động
ngược về mặt văn hóa của tăng trưởng kinh tế.
Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định
thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô
tình hay cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Trong các nền kinh tế đó,
người ta khai thác tài nguyên một cách tối đa, gạt sang một bên những bài toán về
môi sinh và bất chấp những lợi ích chính đáng của các thế hệ sau. Đầu tư nhằm
vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, còn trách nhiệm trả
nợ thì “bàn giao” cho các thế hệ sau. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức
gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hay phát triển theo kiểu “bong bóng xà
phòng”.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều ý thức rõ tác hại của kiểu tăng trưởng này và
tuyên chiến với nó. Tuy vậy, những ý định tốt đẹp vẫn chưa phải là cơ chế ngăn
cản sự tăng trưởng bất chấp tương lai. Những phức tạp của quá trình toàn cầu hóa,
sự can thiệp và chi phối của những nước giàu, sự thiếu hụt về nhiều mặt ở những
nền kinh tế chậm phát triển, tình trạng tham nhũng tràn lan ở một số quốc gia...
luôn gây ra những nguy cơ to lớn đối với các nền kinh tế muốn đạt tới sự phát
triển bền vững. Ý thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Xây
dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn
minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là
động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống
và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp, kỷ cương,...
biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”5.
Với tư cách là chủ thể, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai
thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần
quan trọng vào sự phát triển bền vững trong tương lai.
Với tư cách là khách thể, con người trở thành đối tượng của sự khai thác, sử dụng,
đầu tư và phát triển. Khi nói đến vai trò của nguồn lực con người với tư cách đối
tượng của sự khai thác, sử dụng, người ta thường nói đến tính chất không bị cạn
kiệt của nguồn lực con người. Cho tới vài thập kỷ gần đây, các nhà khoa học và
các nhà hoạch định chính sách, chiến lược của tất cả các quốc gia trên thế giới đều
nhận ra rằng, nguồn lực tự nhiên dù có phong phú và giàu có đến mấy thì cũng sẽ
bị cạn kiệt trước sự khai thác của con người và chỉ có nguồn lực con người mới là
nguồn tài nguyên vô tận và khai thác không bao giờ hết.
4. Kết luận
Tựu trung lại, nguồn lực con người là nhân tố đóng vai trò hết sức quan trọng
trong quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa ở Việt Nam. Đại hội lần thứ XI của
Đảng Cộng sản Việt Nam khẳng định: “Phát triển, nâng cao chất lượng nguồn
nhân lực, nhất là nguồn nhân lực chất lượng cao là một trong những yếu tố quyết
định sự phát triển nhanh, bền vững đất nước”12. Con người vừa là chủ thể, vừa là
khách thể của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Sự thành công
hay thất bại, tốc độ nhanh hay chậm của quá trình đó phụ thuộc vào cách
khai thác nguồn lực con người. Để khai thác có hiệu quả nguồn lực đó, trong điều
kiện của Việt Nam hiện nay cần tuyển dụng lao động thông qua việc tạo ra
nhiều việc làm trên cơ sở phát triển kinh tế - xã hội. Bên cạch đó, để khai thác có
hiệu quả nguồn lực con người vì mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, cần có sự tác
động đúng đắn, một cách hợp lý vào lợi ích của người lao động.
Chú thích
1. Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ
XI. Nxb.Chính trị Quốc gia, Hà Nội, tr.76.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

kimhlam2710

New Member

Download Tiểu luận Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở Việt Nam hiện nay miễn phí





Trước hết, cần khẳng định rằng, để tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất
nước, Việt Nam không có cách nào khác, ngoài việc khai thác hợp lý và sử dụng
một cách có hiệu quả nguồn lực con người. Điều đó không chỉ phù hợp với xu
hướng chung của thế giới, mà còn hoàn toàn phù hợp với một đất nước có nguồn
nhân lực dồi dào như Việt Nam. Chỉ có như vậy, Việt Nam mới khắc phục được
sự khan hiếm ngày càng trầm trọng của nguồn lực tự nhiên và sự thiếu hụt nguồn
vốn.
Việt Nam là nước có nguồn nhân lực dồi dào. Theo kết quả Tổng điều tra dân số
năm 2009, hiện nay cả nước có khoảng trên 40 triệu người trong độ tuổi lao động.
Cơ cấu lao động tương đối trẻ (khoảng trên 60% ở lứa tuổi từ 16 -34). Đó là một
yếu tố rất quan trọng về mặt số lượng trong cơ cấu lực lượng lao động. Có thể nói,
nguồn lực con người dồi dào và tương đối trẻ là điều kiện hết sức cần thiết cho quá
trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ở Việt Nam.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Vai trò của nguồn nhân lực trong quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa
ở Việt Nam hiện nay
PHẠM VĂN ĐỨC
PGS.TS. Viện Triết học - Viện Khoa học xã hội Việt Nam.
1. Mở đầu
Xuất phát từ thực tế của đất nước trước và sau đổi mới cũng như nắm bắt được xu
hướng đầu tư, phát triển của các nước trên thế giới, từ đại hội Đảng lần thứ VI đến
nay, Đảng Cộng sản Việt Nam đã nhận thức ngày càng đầy đủ hơn vai trò của con
người trong sự phát triển kinh tế - xã hội. Con người luôn được coi vừa là mục
tiêu, vừa là động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Trong Cương lĩnh xây dựng
đất nước trong thời kỳ quá độ lên chủ nghĩa xã hội (Bổ sung, phát triển năm 2011)
của Đảng đã ghi rõ: “Con người là trung tâm của chiến lược phát triển, đồng thời
là chủ thể phát triển”1. Đồng thời, trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội
2011 - 2020, được thông qua tại Đại hội Đảng lần thứ XI, Đảng Cộng sản Việt
Nam khẳng định: “Phát triển và nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, nhất là
nguồn nhân lực chất lượng cao là một đột phát chiến lược, là yếu tố quyết định
đẩy mạnh phát triển và ứng dụng khoa học, công nghệ, cơ cấu lại nền kinh tế,
chuyển đổi mô hình tăng trưởng và là lợi thế cạnh tranh quan trọng nhất, bảo đảm
cho phát triển nhanh, hiệu quả và bền vững”2. Nguồn lực con người được coi là
nguồn lực quan trọng nhất, “quí báu nhất, có vai trò quyết định, đặc biệt đối với
nước ta, khi nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp”3. Nó là yếu tố
quyết định cho sự thành công của quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hóa đất
nước.
Vấn đề đặt ra là, cần hiểu như thế nào luận điểm coi nguồn lực con người là
yếu tố quyết định nhất cho sự thành công của sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện
đại hóa?
2. Nguồn lực con người là yếu tố quyết định quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa đất nước
Trong lịch sử Kinh tế học, một số nhà kinh tế học tư sản trước Mác, chẳng hạn
như Adam Smít, đã coi lao động là nguồn gốc của mọi của cải vật chất. Trong
Biện chứng của tự nhiên, Ph.Ăngghen khẳng định rằng, lao động đúng là như vậy,
nhưng nếu chỉ một mình lao động thì chưa đủ để sản sinh ra mọi của cải vật chất.
Lao động trong sự kết hợp với giới tự nhiên, cái cung cấp những vật liệu cho lao
động, mới tạo ra mọi của cải vật chất4. Vì vậy, khi nói nguồn lực con người có vai
trò quyết định, thì điều đó hoàn toàn không có nghĩa là tách nguồn lực con người
một cách biệt lập với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Trái lại, cần
đặt nguồn lực con người trong mối quan hệ với các nguồn lực hiện có.
Theo đó, vai trò của nguồn lực con người được thể hiện vừa với tư cách là chủ thể
vừa với tư cách là khách thể của các quá trình kinh tế - xã hội.
Trong quan hệ với nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác, nguồn lực con người
thể hiện với tư cách là chủ thể của sự khai thác, sử dụng. Nguồn lực tự nhiên và
các nguồn lực khác tự chúng không thể tham gia vào các quá trình kinh tế - xã hội;
do đó, cũng không thể trở thành động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội. Vai trò
động lực của sự phát triển kinh tế - xã hội luôn thuộc về con người. Chính con
người với sức lực và trí tuệ của mình mới là nhân tố quyết định hiệu quả của việc
khai thác, sử dụng nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác. Đồng thời, việc khai
thác và sử dụng các nguồn lực đó một cách có hiệu quả sẽ đem lại, nhân lên sức
mạnh của nguồn lực con người. Đây chính là biện chứng của mối quan hệ giữa các
nguồn lực.
Thực tế cho thấy, nhờ có lợi thế về vị trí địa lí, nhờ nguồn tài nguyên thiên nhiên
phong phú; đồng thời, do biết cách khai thác thế mạnh đó mà một số nước trong
khu vực và trên thế giới đã trở thành những nước giàu có và có nền kinh tế tăng
trưởng với tốc độ cao.
Nhưng, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai thác, sử dụng
nguồn lực tự nhiên và các nguồn lực khác hiện có, mà còn góp phần tạo ra các
nguồn lực mới. Điều đó có liên quan tới sự kế thừa giữa các thế hệ trong quá trình
phát triển của xã hội loài người. Mỗi thế hệ đều được thừa hưởng các nguồn lực
do thế hệ trước để lại, đồng thời tạo ra các nguồn lực mới cho thế hệ con cháu mai
sau.
Ngày nay, khi nói về những hậu quả tiêu cực của tăng trưởng kinh tế, nhiều học
giả đề cập tới một dạng tăng trưởng với hàm ý phê phán, đó là kiểu tăng trưởng
bất chấp tương lai (Futureless growth). Ngay từ những năm 70 của thế kỷ XX, các
học giả MIT của Câu lạc bộ Rôma đã dự báo về giới hạn của sự tăng trưởng do
nguồn tài nguyên thiên nhiên giảm dần. Dự báo đó không phải là toàn bộ tư tưởng
của những người lên tiếng thông báo về dạng tăng trưởng bất chấp tương lai. Phải
đến giữa những năm 90 của thế kỷ XX, khi nền kinh tế thế giới đã đạt đến trình độ
rất cao, con người mới có điều kiện để hiểu một cách sâu sắc những tác động
ngược về mặt văn hóa của tăng trưởng kinh tế.
Do tiếng gọi của những lợi ích nhất thời nào đó, cũng có thể là do sự hoạch định
thiển cận về mặt chiến lược, trong không ít nền kinh tế đã nảy sinh tình trạng vô
tình hay cố ý không tính đến tương lai của chính mình. Trong các nền kinh tế đó,
người ta khai thác tài nguyên một cách tối đa, gạt sang một bên những bài toán về
môi sinh và bất chấp những lợi ích chính đáng của các thế hệ sau. Đầu tư nhằm
vào những lĩnh vực sinh lợi nhanh được kêu gọi một cách ồ ạt, còn trách nhiệm trả
nợ thì “bàn giao” cho các thế hệ sau. Lợi ích trước mắt được quan tâm quá mức
gây nên tình trạng phát triển thiếu cân đối hay phát triển theo kiểu “bong bóng xà
phòng”.
Ngày nay, hầu hết các quốc gia đều ý thức rõ tác hại của kiểu tăng trưởng này và
tuyên chiến với nó. Tuy vậy, những ý định tốt đẹp vẫn chưa phải là cơ chế ngăn
cản sự tăng trưởng bất chấp tương lai. Những phức tạp của quá trình toàn cầu hóa,
sự can thiệp và chi phối của những nước giàu, sự thiếu hụt về nhiều mặt ở những
nền kinh tế chậm phát triển, tình trạng tham nhũng tràn lan ở một số quốc gia...
luôn gây ra những nguy cơ to lớn đối với các nền kinh tế muốn đạt tới sự phát
triển bền vững. Ý thức rõ điều này, Đảng Cộng sản Việt Nam đã khẳng định: “Xây
dựng và phát triển kinh tế phải nhằm mục tiêu văn hóa, vì xã hội công bằng, văn
minh, con người phát triển toàn diện. Văn hoá là kết quả của kinh tế, đồng thời là
động lực của sự phát triển kinh tế. Các nhân tố phải gắn kết chặt chẽ với đời sống
và hoạt động xã hội trên mọi phương diện chính trị, kinh tế, luật pháp, kỷ cương,...
biến thành nguồn lực nội sinh quan trọng nhất của sự phát triển”5.
Với tư cách là chủ thể, con người không chỉ quyết định hiệu quả của việc khai
thác, sử dụng nguồn lực ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của luật sư trong hoạt động thu thập chứng cứ trong tố tụng dân sự Việt Nam Luận văn Luật 0
D Nghiên cứu vai trò của Allicin tách từ tỏi Việt Nam trong quá trình điều hoà đáp ứng viêm thông qua thụ thể Dectin 1 Y dược 0
D Vai trò của Mác và Ăngghen đối với sự ra đời của chủ nghĩa xã hội khoa hoc Môn đại cương 0
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của nông dân trong xây dựng nông thôn mới ở Việt Nam Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của người nông dân trong quá trình xây dựng nông thôn mới ở nước ta trong gia đoạn hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vai trò của Nhà nước trong việc hạn chế những nhược điểm của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D Vai trò nhà nước trong hạn chế những khuyết tật của nền kinh tế thị trường Môn đại cương 0
D thành phần và vai trò của hệ vi sinh vật trong bánh men rượu truyền thống và hiện đại Khoa học Tự nhiên 0
D Vai trò kinh tế của Nhà nước trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top