Download Đề tài Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang miễn phí





MỤC LỤC
 
Nội dung
Trang
A. MỞ ĐẦU
I . Lý do chọn đề tài 1
II. Đối tượng nghiên cứu 1
III. Phạm vi nghiên cứu 1
IV. Phương pháp nghiên cứu 2
B. NỘI DUNG
1. Cơ sở lí luận 2
2. Cơ sở thực tiễn 2
3. Nội dung vấn đề 3
a. Thực trạng việc học tập của học sinh đối với bộ môn 3
b. Biện pháp thực hiện 4
C. KẾT LUẬN 10
* BÀI HỌC KINH NGHIỆM
* HƯỚNG PHỔ BIẾN CỦA ĐỀ TÀI. 12
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

A. MỞ ĐẦU
I/ Lý do chọn đề tài:
Trong nhiều lĩnh vực của đời sống xã hội, yếu tố con người giữ một vị trí hết sức quan trọng. Đặc biệt là thế hệ trẻ, những con người của thời đại ngày cang có nhiều phát minh mới, sáng kiến mới phục vụ cho nhân loại .
Hiểu được tầm quan trọng của yếu tố con người. Đảng và Nhà nước ta luôn đặc biệt quan tâm đến việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người tài, là chỗ dựa của đất nước và ngành giáo dục là một trong những ngành trọng điểm đảm nhiệm vai trò hết sức to lớn ấy.
Cùng với sự đổi mới và phát triển đa dạng của xã hội , để ngày càng thực hiện tốt hơn vai trò trách nhiệm của mình trong việc “trồng người”, ngành Giáo dục đã và đang có những đổi mới tích cực cả về nội dung chương trình lẫn phương pháp dạy học nhằm mang lại hiệu quả tốt nhất cho việc dạy học cũng như đáp ứng tốt nhất cho sự phát triển trí tuệ và kỹ năng của học sinh .
Nếu như trước đây việc dạy học chủ yếu là truyền thụ kiến thức một chiều từ giáo viên đến học sinh thì ngày nay việc học đã có những bước tiến mới đó là việc lấy học sinh làm trung tâm. Đặc biệt là qua 8 năm thay sách giáo khoa chương trình Phổ thông cơ sở đã đạt được mục tiêu đổi mới phương pháp dạy học với yếu tố học sinh làm trung tâm. Tuy nhiên, dạy học đổi mới phương pháp đòi hỏi học sinh phải nổ lực rất nhiều so với phương pháp học truyền thống. Để đảm nhiệm tốt vai trò trung tâm của mình cũng như nắm vững những kiến thức mới, hiện đại gần gũi với thực tế đó học sinh phải có một quá trình chuẩn bị tích cực, lâu dài. Đồng thời để hưởng ứng phong trào xây dựng “Trường học thân thiện, học sinh tích cực” mà bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành thì học sinh cần phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo của mình nhiều hơn nữa trong học tập.
Để giải quyết vấn đề trên phù hợp với học sinh lớp mình phụ trách, tui đi sâu nghiên cứu đề tài: “Kinh nghiệm xây dựng nếp học tập tích cực trong khâu soạn bài môn Ngữ Văn đối với học sinh lớp 8 trường THCS Long Giang” nhằm giúp học sinh xây dựng, rèn luyện nếp học tập tích cực và phát huy vai trò trung tâm của mình.
2/ Đối tượng nghiên cứu :
Học sinh lớp 8 trường Trung học cơ sở Long Giang
3/ Phạm vi nghiên cứu :
Môn Ngữ Văn lớp 8 trường Trung học cơ sở Long Giang
4/ Phương pháp nghiên cứu :
+Nghiên cứu tài liệu, cụ thể:
. Sách giáo khoa Ngữ Văn 8 (tập 1)
. Sách giáo viên Ngữ Văn 8 (tập 1)
. Dạy Văn-học Văn (Đặng Hiển, NXB ĐHSP-2003)
. Những vấn đề dạy học Tiếng Việt THCS (Nguyễn Đức Tồn, NXB GD Hà Nội-2001)
. Phân tích, bình giảng tác phẩm văn học 8 (Trần Đình Sử, Lê Nguyên Cẩn,…, NXB GD Hà Nội-1999)
+ Dự giờ đồng nghiệp và rút kinh nghiệm bản thân trong quá trình dạy học.
+ Kiểm tra tình hình soạn bài của học sinh.
+ Đàm thoại:
Trao đổi với đồng nghiệp, tổ chuyên môn về kiến thức chuyên môn cũng như phương pháp dạy học tích cực.
Trao đổi và lắng nghe ý kiến của học sinh những vấn đề về môn học, về việc học bài và soạn bài.
B. NỘI DUNG
1/ Cơ sở lí luận:
Các văn bản chỉ đạo của cấp trên:
-Công văn số 2032 về việc tích cực đổi mới phương pháp dạy học các môn Ngữ Văn, lịch sử, GDCD,…
-Chỉ thị 40 của bộ GD-ĐT về việc thực hiện phong trào xây dựng “trường học thân thiện, học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013.
-Công văn số 11167/BGD-ĐT về việc hướng dẫn thực hiện đánh giá, xếp loại học sinh trung học và sử dụng sổ gọi tên và ghi điểm.
2/ Cơ sở thực tiễn:
Thực tế học sinh lớp tui phụ trách môn Ngữ Văn cho thấy hầu hết học sinh đều có soạn bài (95%) trước ở nhà nhưng đa số các em còn soạn theo cảm tính. Nghĩa là các em nghĩ thế nào thì viết thế ấy chứ không theo một qui trình nhất định nào, thậm chí có em viết sơ sài không trả lời cụ thể các câu hỏi trong SGK. Do đó khi lên lớp các em ít dựa vào vở soạn để phát biểu xây dựng bài. tui cho rằng sở dĩ học sinh chưa phát huy tính tích cực, chủ động của mình là ví các em chưa có một phương pháp soạn bài hiệu quả. Do đó, xây dựng nếp học tập tích cực của học sinh trong khâu soạn bài là yếu tố rất cần thiết đòi hỏi sự nổ lực rất nhiều mặt ở cả giáo viên và học sinh.
3/ Nội dung vấn đề:
a/ Thực trạng việc học tập của học sinh đối với bộ môn Ngữ Văn:
So với các môn học khác môn Ngữ Văn được đánh giá là một trong những môn khó. Môn học này không chỉ phong phú về nội dung mà còn đa dạng về hình thức, bởi lẽ nó đề cập đến nhiều vấn đề trong cuộc sống về thế giới quan cũng như nhân sinh quan. Đọc một bài văn, một bài thơ, người ta có thể “vui, buồn, mừng giận cùng những người ở đâu đâu, vì những chuyện ở đâu đâu” ( Hoài Thanh, “Ý nghĩa văn chương”). Qua tác phẩm văn học, người ta có thể học cách làm người, học cách giao tiếp, sử dụng từ ngữ, văn phong, học trình bày tư tưởng, tình cảm một cách rõ ràng, mạch lạc và nó được phân chia ra nhiều phân môn khác nhau, đảm nhiệm nhiều vai trò khác nhau. Đó là cái hay của môn Ngữ Văn và cũng là cái khó của nó.
Chính vì vậy, học sinh tiếp thu kiến thức và cảm nhận được những vấn đề của cuộc sống qua môn học là một việc khó, đối với học sinh vùng nông thôn sâu thì việc đó lại càng khó hơn. Do đó việc học tập tốt môn Ngữ Văn không phải học sinh nào cũng có thể làm được.
Nhận định này được rút ra qua thực tế kiểm tra bài của học sinh của lớp mà bản thân phụ trách:
Lớp
TSHS
Số lần kiểm tra
Đạt yêu cầu
Không đạt yêu cầu
Ghi chú
81
38
1
13 (34.21%)
18 (47.36%)
17 HS không soạn bài
81
38
2
17 (44.73%)
12 (31.57%)
9 HS không soạn bài
81
38
3
23 (60.52%)
15 (39.47%)
82
36
1
10 (27.78%)
14 (38.9%)
12 HS không soạn bài
82
36
2
15 (41.67%)
13 (34.21%)
8 HS không soạn bài
82
36
3
22 (61.1%)
14 (38.9%)
Về việc phát biểu xây dựng bài, sau thời gian giảng dạy cũng như theo dõi quá trình học tập của học sinh, tui nhận thấy như sau:
Lớp
TSHS
Thời gian
(số tuần)
Số HS thường xuyên phát biểu
Số HS ít phát biểu
81
38
1-4
16 (42.1%)
22 (57.9%)
81
38
5-8
20 (53%)
18 (47%)
82
36
1-4
15 (42%)
21 (48%)
82
36
5-8
22 (61.1%)
14 (39.9%)
Trước thực tế chất lượng học tập cũng như khâu soạn bài của học sinh đối với bộ môn nêu trên, bản thân cho rằng có nhiều lí do khác nhau, có lí do chủ quan cũng như khách quan. Trong đó, việc học sinh không biết cách soạn bài trước ở nhà là nguyên nhân chính dẫn đến việc tiếp thu bài chậm, bởi vì bài học mà học sinh soạn trước ở nhà là kiến thức mới. Vì vậy bản thân nhận thấy rằng cần có biện pháp giúp học sinh phát huy tính cích cực của mìng, đặc biệt ở khâu soạn bài nhằm đem lại kết quả học tập như mong đợi.
b- Biện pháp thực hiện:
Cũng như các môn học khác, môn Ngữ Văn đòi hỏi sự tư duy, chuẩn bị trước ở nhà. Tuy nhiên, nó cũng có đặc trưng riêng, đó là trí tưởng tượng phong phú, óc quan sát và kỹ năng tích hợp nhạy bén. Cho nên thái độ học tập tích cực, thói quen học bài cũ, soạn bài mới là yếu tố hết sức quan trọng và hết sức cần thiết.
...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top