Download Đề tài Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường THCS Ninh Điền miễn phí





Sau khi soạn giáo án xong, cần nghiên cứu nội dung toàn bài trong SGK, xác định kiến thức cơ bản của bài, hiểu rõ nội dung mà tác giả mong muốn ở học sinh về từng mặt giáo dục, giáo dưỡng, phát triển. Sau đó đi sâu vào từng mục, tìm ra kiến thức cơ bản của mục đó, sự liên quan của kiến thức đó với kiến thức cơ bản của toàn bài. Mỗi bài có từ hai đến ba mục nhưng không dàn đều về mặt thời gian cũng như khối lượng kiến thức của từng phần mà phải xác định phần nào lướt qua, phần nào là trọng tâm thì dành nhiều thời gian hơn.
Ví dụ: Khi dạy bài “Cuộc kháng chiến toàn quốc chống thực dân Pháp xâm lược kết thúc” (1953-1954), bài gồm có 4 mục thì mục II là mục quan trọng nhất, do đó phải dành nhiều thời gian nhất. Trong bài dạy này thường có các tranh ảnh, bản đồ, nếu không có bản đồ in sẵn thì phải phóng to bản đồ trong SGK để phục vụ bài dạy. Giáo viên dựa vào cuốn chuẩn kiến thức kĩ năng để xác định kiến thức cơ bản, xác định các khái niệm cần hình thành cho học sinh, là sự gợi ý để lựa chọn phương pháp dạy học phù hợp với đối tượng, vừa phát huy tính tích cực hoạt động độc lập của học sinh.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

h dạn chọn đế tài: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền”
Với mục đích là góp một phần vào việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng ở Trường THCS, nơi tui đang giảng dạy, đồng thời cũng là để trao đổi, học tập kinh nghiệm của các thầy cô giáo nhằm nâng cao trình độ chuyên môn cũng như phương pháp dạy học
2. Đối tượng nghiên cứu:
Học sinh lớp 9 Trường Trung học cơ sở Ninh Điền
3. Phạm vi nghiên cứu:
Đế tài xoay quanh việc nghiên cứu: “Một số biện pháp để phát huy tính tích cực của học sinh lớp 9 trong dạy học Lịch sử ở Trường Trung học cơ sở Ninh Điền”
4. Phương pháp nghiên cứu:
- Phương pháp nghiên cứu lý luận và thực tiễn dạy học
- Phương pháp điều tra, khảo sát
- Phương pháp phân tích, tổng hợp, thực hành, thực nghiệm
II. NỘI DUNG:
1. Cơ sở lý luận:
Hiện nay có nhiều quan niệm ý kiến khác nhau về vấn đề phát huy tính tích cực của học sinh trong dạy học nói chung, dạy học Lịch sử nói riêng. Việc xây dựng cơ sở lý luận là điều quan trọng trong thực tiễn dạy học bộ môn.
Xuất phát từ yêu cầu thực tiễn đối với học sinh lớp 9 là lớp cuối cấp, vì vậy mục tiêu giáo dục đặt ra ở đây là các em phải nắm được những kiến thức cơ bản nhất về Lịch sử dân tộc cũng như Lịch sử Thế giới được xuyên suốt từ lớp 6 đến lớp 9, các em phải được rèn luyện ở mức độ cao hơn khả năng tự học, tự nhận thức và hành động cũng như có những tìm tòi trong tư duy sáng tạo.
So sánh kiểu dạy học truyền thống và phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực của học sinh chúng ta thấy rõ những điều khác biệt cơ bản. Xin trích dẫn một vài ví dụ của Giáo sư Phan Ngọc Liên để thấy rõ sự khác biệt đó:
Kiểu dạy học truyền thống Phương pháp dạy học phát huy tính
tích cực
1. Cung cấp nhiều sự kiện được xem 1. Cung cấp những kiến thức cơ bản
là tiêu chí cho chất lượng giáo dục đước lựa chọn phù hợp với yêu cầu
học sinh nhớ tốt, thuộc lòng trình độ của nhằm vào mục tiêu đào tạo
2. Giáo viên là nguồn kiến thức duy 2. Ngoài lời giảng của giáo viên trên
nhất, phần lớn thời gian trên lớp lớp, học được tiếp xúc với nhiều nguồn
dùng cho giáo viên giảng học sinh kiến thức khác: vốn kiến thức đã học,
chỉ lắng nghe giảng và ghi lại lời kiến thức của bạn bè, Trong sách giáo
giáo viên khoa, tài liệu tham khảo, đồ dùng trực
quan, thực tế cuốc sống.
Học sinh chăm chú nghe giảng, nhận
thức và ghi những điều mình tiếp nhận
(Kiến thức mới, vấn đề được đặt ra,
phương pháp)
3. Học sinh chí làm việc một mình 3. Học sinh ngoài việc tự làm việc còn
trên lớp, ở nhà hay với giáo viên trao đổi, thảo luận với các bạn trong tổ,
khi kiểm tra trên lớp, ngoài giờ học hay đề xuất ý
kiến thắc mắc trao đổi với giáo viên
4. Việc ghi chép được đơn giản 4. Các vấn đề thu nhận ngoài ghi chép
hóa làm sao cho dễ nhớ còn được thể hiện ở các bảng biểu, mô
hình, các phương tiện trực quan, quy
ước, giúp cho học sinh trên cơ sở nhớ,
biết để hiểu sâu sắc và do đó nhớ kỹ
hiểu sâu, nắm chắc các vấn đề.
5. Các môn học chỉ dừng lại ở câu 5. Ngoài câu hỏi kiểm tra, bài tập thực
hỏi, bài tập thực hành một cách thụ hành học sinh được tự đặt vấn đề, câu
động. Việc đánh giá kết quả học tập hỏi để trình bày, trao đổi, được nêu ý
được đo bằng trí nhớ kiến của riêng mình. Sự đánh giá kết
quả học tập căn cứ vào trình độ hiểu
biết của học sinh, đòi hỏi học sinh
phải lập luận
6. Việc học lý thuyết không gắn 6. Việc dạy lý thuyết để nâng cao
với thực hành, nhất là các môn trình độ nhận thức của học sinh, làm
thuộc Khoa học xã hội và Nhân cơ sở để vận dụng những kiến thức
văn đã học vào thực hành bộ môn và
trong cuộc sống. Qua đó củng cố
làm phong phú kiến thức đã học
7. Nguồn kiến thức thu nhận của 7. Nguồn kiến thức của học sinh rất
học sinh rất hạn hẹp, thường giới phong phú, đa dạng lời nói, tài liệu
hạn ở bài giảng của giáo viên, viết, đồ dùng trực quan, thực tế cuộc
sách giáo khoa, phòng thí nghiệm, sống. Các nguồn kiến thức được sử
tài liệu tham khảo dụng phù hợp với mục đích, yêu cầu,
trình độ học tập.
Như vậy qua so sánh hai kiểu dạy học trên thì ta thấy phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh sẽ đem lại hiệu quả cao hơn. Tuy nhiên nó đòi hỏi giáo viên và học sinh phải được “tích cực hóa” trong quá trình dạy – học phải chủ động sáng tạo. cần tiếp thu những điểm cơ bản có tính nguyên tắc của cách dạy truyền thống song phải luôn luôn đổi mới, làm một cuộc cách mạng trong người dạy và người học để khắc phục sự bảo thủ, thụ động như: giáo viên chuẩn bị giảng những điều học sinh dễ nhớ, học sinh chỉ chú trọng ghi lời giảng của giáo viên và kiến thức trong sách để trình bày lại khi kiểm tra.
2. Cơ sở thực tiễn:
Trong vài năm gần đây, bộ môn Lịch sử nói chung và môn Lịch sử lớp 9 nói riêng trong trường THCS đã được chú trọng hơn trước. Điều đó được thể hiện ở chỗ môn Lịch sử được xếp ngang hàng với các môn khác. Được tổ chức thi tuyển học sinh giỏi các cấp, được cung cấp thêm các trang thiết bị và tài liệu tham khảo phục vụ cho việc dạy và học.
Tuy nhiên gần 10 năm giảng dạy bộ môn này tui thấy rằng việc dạy học môn Lịch sử hiện nay vẫn còn gặp nhiều khó khăn, trở ngại nhất là việc phát huy tính tích cực của học sinh tuy đã được phổ biến, học tập bồi dưỡng thường xuyên theo chu kỳ nhưng kết quả đã đạt được không đáng là bao. Điều đó đã dẫn đến chất lượng bộ môn đối với học sinh lớp 9 khi ra trường là không cao, chưa đáp ứng được nhu cầu giáo dục và mục tiêu đào tạo đặt ra.
Thực trạng của vấn đề có thể được giải thích ở những nguyên nhân cơ bản sau đây:
Một là: vẫn tồn tại một quan niệm cố hữu cho rằng bộ môn Lịch sử là môn phụ.
Hai là: về cơ sở vật chất phục vụ giảng dạy và học tập tuy đã được đầu tư nhưng vẫn còn thiếu so với yêu cầu giáo dục hiện nay. Trong suốt quá trình dạy và học bộ môn Lịch sử từ lớp 6 đến lớp 9 cả thầy và trò chưa bao giờ có điều kiện tham quan một di tích Lịch sử vì không có kinh phí. Điều đó làm cho vốn kiến thức của các em chỉ bó gọn trong sách vở và bài giảng.
Ba là: việc phát huy tính tích cực học tập của học sinh lớp 9 trong học tập bộ môn Lịch sử còn nhiều hạn chế. Trong những năm trở lại đây môn Lịch sử được quan tâm nhiều hơn, đồ dùng, tài liệu học tập được cung cấp đầy đủ hơn nhưng do nhu cầu của xã hội nên học sinh ít thích học môn Lịch sử.
Trên cơ sở thực tế Trường THCS NinhĐiền tui đã thấy được các mặt tích cực và hạn chế của giáo viên và học sinh trong việc dạy và học.
2.1. Tích cực:
* Về phía giáo viên:
Đại đa số giáo viên đều cố gắng thay đổi phương pháp giảng dạy của mình theo hướng phát huy tính tích cực của học sin...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top