thocon55

New Member

Download Đề tài Cách tiếp cận tác phẩm Người lái đò sông Đà của nhà văn Nguyễn Tuân miễn phí





Đến với Đà giang có phải Nguyễn Tuân chỉ là để ngợi ca vẻ đẹp tuyệt vời hùng vỹ của thiên nhiên Tây bắc? Có phải chỉ là để thoả mãn nhu cầu săn tìm cảm giác lạ của nhà văn? Hay còn vì một lý do nào khác? Thực ra Nguyễn Tuân đến với Tây bắc đến với sông Đà còn là đến với con người Tây bắc, đến với sản phẩm của dòng sông hung bạo: người lái đò sông Đà. Nguyễn Tuân đã dồn bút lực cho một Đà giang góc cạnh, dữ dằn là một cách để nhà văn đề cao ông lái đò. Ngợi ca dòng sông Đà là để tôn vinh người lái đò, chỉ có con người ấy mới tỏ ra tương xứng với một sông Đà hung bạo. Thực ra ông lái đò chỉ là một người lao động rất bình thường làm nghề chèo đò dọc trên dòng sông Tây bắc. Nhưng dưới cái nhìn đầy nghệ thuật của Nguyễn Tuân, ông lái đò là một người phi thường không những thế còn là một nghệ sỹ tài hoa và đó là một nét phong cách vô cùng độc đáo của Nguyễn Tuân: Nhân vật của ông dù là ai, già hay trẻ, nam hay nữ dù làm nghề gì thì cũng thuần một loại tài hoa, tài tử. Phải chăng, đó là sự hoá thân của chính Nguyễn Tuân “con người sinh ra để mà thờ nghệ thuật với hai chữ viết hoa”.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

.
2. Khái quát chung:
Sách giáo khoa Văn học 12 có nhận định: “Nguyễn Tuân là một cái định nghĩa về người nghệ sỹ. Đối với ông, văn chương trước hết phải là văn chương, nghệ thuật trước hết phải là nghệ thuật và đã là nghệ thuật thì phải có phong cách độ đáo”.
Quả thực, Nguyễn Tuân là một người nghệ sỹ luôn luôn đề cao tính nghệ thuật, đề cao cái tui cá nhân của người nghệ sỹ. Bởi chính ông là một phong cách vô cùng độc đáo trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam. Nguyễn Tuân luôn có ý thức viết sao cho không giống ai từ đề tài, nhân vật, lối kết cấu cho đến hành văn, cách dùng từ, đặt câu,...và trong thực tế sáng tác, Nguyễn Tuân đã làm đúng được như thế. Tác phẩm “Người lái đò sông Đà” được rút từ tập tuỳ bút “ Sông Đà”, xuất bản lần đầu năm 1960 thể hiện rõ phong cách nghệ thuật độc đáo của Nguyễn Tuân sau cách mạng. Tìm hiểu tác phẩm này, chúng tui cho rằng nên từ phong cách của Nguyên Tuân soi chiếu vào tác phẩm để có thể cảm nhận được cái hay cái đẹp của tác phẩm. Tức là ở một khía cạnh nào đó chúng ta đã dạy học tác phẩm theo thi pháp tác giả. Cần hướng dẫn học sinh biết cách tiếp cận tác phẩm, phân tích tìm hiểu tác phẩm từ phong cách tác giả.
Mặt khác, “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân như trên đã nói là một tác phẩm thuộc thể tài tuỳ bút, thể tài rất không quen thuộc đối với học sinh phổ thông, vì thế chắc chắn có ít nhiều khó khăn trong việc khám phá tác phẩm của các em. Huống hồ “Người lái đò sông Đà” lại là tuỳ bút của một lối viết thực sự rất độc đáo, phong phú và tài hoa đậm cái tui nghệ sỹ của Nguyễn Tuân. Và vì thế trong nền văn xuôi hiện đại Việt Nam chỉ có Nguyễn Tuân mới có thể trở thành nhà tuỳ bút xuất sắc.
Vậy tiếp cận tác phẩm này còn cần đi từ thi pháp thể loại - một thể loại mới, khó đối với các em nên lại càng phải chú trọng hơn. Có như vậy, học sinh mới thấy được cái hay của tác phẩm và còn rõ hay ở chỗ nào vì sao như thế lại hay. Và chắc chắn các em cũng không những không sợ gặp Nguyễn Tuân gặp “Người lái đò sông Đà” mà biết đâu lại còn mong được gặp để trình bày để phat biểu về vẻ đẹp của tác phẩm theo con mắt, cái nhìn, trí tuệ, trái tim của chính các em.
Với riêng “Người lái đò sông Đà” thì giữa phong cách nghệ thuật của nhà văn với thể loại của tác phẩm lại có mối quan hệ mật thiết với nhau. Bởi vì một dặc điểm trong phong cách của Nguyễn Tuân chính là ở sở trường tuỳ bút. Chỉ có tuỳ bút mới có thể giúp Nguyễn Tuân thể hiện được phong cách tự do, phóng túng và cái tui độc đáo, tài hoa, uyên bác của chính ông. Chung quy lại, cách khám phá “Người lái đò sông Đà” của Nguyễn Tuân vẫn đi từ phong cách của Nguyễn Tuân (chú trọng thêm thể loại của tác phẩm) để cảm nhận vẻ đẹp của thiên tuỳ bút xuất sắc này.
3. Cụ thể:
a, Tiếp cận tác phẩm từ thi pháp tác giả tức là từ phong cách nghệ thuật của nhà văn:
Nguyễn Tuân là người ưa mới lạ độc đáo, thích biến ảo, biến hoá nên văn của ông cũng bắt người đọc phải thực sự tham gia vào trò chơi rượt đuổi nghệ thuật đầy thú vị mà cũng rất nhọc nhằn, công phu. Vốn là kẻ có sẵn máu phiêu lãng giang hồ, luôn có nhu cầu săn tìm cảm giác lạ, Nguyễn Tuân đã tìm đến với sông Đà, một dòng chảy vĩ đại của núi rừng Tây bắc nên thơ hùng vĩ. Đó là một con người hiếu động, thích “xê dịch”, vì thế mà hay đi. Đi để “thay thực đơn cho giác quan”. Tất nhiên phải là mới lạ bất ngờ và mãnh liệt. Nguyễn Tuân quyết không chấp nhận, không chịu nổi những gì bằng phẳng, nhợt nhạt, yên ổn, mực thước, khuôn phép, những cái quẩn quanh đơn điệu. Chỉ có đi, mà đã đi thì đi đến đầu sông, ngọn nguồn tới những nơi tận cùng của tổ quốc, “xê dịch” trên bộ, trên sông, trên trời, trên biển. Nên nhớ là Nguyễn Tuân “xê dịch” có mục đích: đi thực tế, đi công tác, đi mà gắn bó, mà thấy đâu cũng là quê hương; chứ không như trước cách mạng, “xê dịch” vì chán đời, vì bất mãn với thời cuộc, vì “có chỗ để bỏ”.
Và thế là Nguyễn Tuân đến với Đà giang và ông đã in cái bản ngã độc đáo và vẻ đẹp rất chủ quan của tâm hồn, thêm cái tưởng tượng vào cải vẻ đẹp khách quan của dòng sông để dưới ngòi bút của nhà văn tuôn chảy một Đà giang mang dấu ấn thật riêng của Nguyễn Tuân. Không phải ngẫu nhiên mà Nguyễn Tuân tìm đến sông Đà để thoả mãn sự khát thèm cảm giác lạ; sông Đà thực sự là cả một nguồn cảm hứng vô cùng mãnh liệt của ngòi bút Nguyễn Tuân. Bởi sông Đà cũng độc đáo như sự độc đáo của chính tác giả nó. Cái độc đáo của Đà giang nằm ngay ở lời đề từ:
Chúng thuỷ giai đông tẩu
Đà giang độc bắc lưu
Sông Đà đi ngược với mọi dòng sông. Chỉ riêng điều đó đã kích thích mạnh giác quan của người nghệ sỹ vốn ưa sự độc đáo duy nhất này. Một đối tượng độc lạ rất thích hợp với một ngòi bút độc chiêu. Và Nguyễn Tuân đã làm cho sông Đà thêm phần độc đáo bởi cách nhìn lạ lẫm, tài hoa của mình: Một dòng sông vừa hung bạo lại vừa trữ tình. Tính cách của sông Đà là một hệ thống những phảm chất đối chọi nhau, và phải từ những nghịch lý ấy, con sông mới có điều kiện phô bày hết vẻ phức tạp, sự phong phú đầy hấp dẫn của nó.
* Nguyễn Tuân thực sự chỉ có cảm hứng mãnh liệt với những hiện tượng gây cảm giác lạ:
Sông Đà của Nguyễn Tuân trước hết là một con sông tột cùng của sự dữ dội, bạo liệt với những cái hút nước khủng khiếp làm chóng mặt người, những thác gềnh ngang ngược, lấc cấc, đặc biệt là cảnh gió thác man dại, cuồng loạn, bủa vây và sẵn sàng nhấn chìm tất cả. ở cảnh này Nguyễn Tuân đã đem đến cho người đọc cái cảm giác thót tim, có người còn cho rằng ông thích gây áp lực lên hệ thần kinh người đọc, bắt họ phải chiêm nghiệm cảm giác lạ lùng ấy cùng với ông. Còn ông thì hứng khởi, say mê thích thú như một đứa trẻ thơ trước một trò chơi mới lạ. Thế mới biết người nghệ sỹ luôn là người trẻ trung luôn là kẻ đam mê trước vẻ đẹp muôn màu muôn vẻ của cuộc sống.
Nguyễn Tuân bằng sự đam mê ấy đã làm chô sông Đà dậy sống, dậy đá. Sóng dữ và đá cũng dữ - đó là tâm điểm dữ dội của sông Đà. Nguyễn Tuân đã dựng đá dậy cho lộ bản chất của nó ra. Những kẻ yếu bòng vía chắc phải rờn rợn trước những hòn đá mà mặt hòn nào cũng “ngỗ ngược”, “nhăn nhúm, méo mó” trong dáng vẻ đầy oai phong lẫm liệt, đầy sự khiêu khích kiêu căng, đang “Hất hàm thách thức” ông đò. Nguyễn Tuân không những tạo khắc hình người cho đá và còn truyền vào đấy những hình người. Sông Đà đã bày một thạch trận để ăn chết con thuyền. Cái dữ tợn hung bạo của nó chính là ở chỗ đó. Hãy xem cách bày binh bố trận của Đà giang: rất bài bản. Đám đá hòn đá tảng chia làm ba vòng chặn ngang trên sông, dàn trận địa sẵn để đánh giáp lá cà với ông lái đò. Mỗi chặng có một nhiệm vụ khác nhau. Chặng thứ nhất hai hòn tiền vệ canh cửa mới nhìn thì có vẻ sơ hở nhưng nhiệm vụ của chúng là ...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top