zin_va_zon00

New Member

Download Đề tài Một số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1 miễn phí





Trong quá trình thực hành luyện tập, giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp, không tự ý lướt qua hay bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh cho là dễ (câu a, b).
Học sinh làm xong bài 1, tự kiểm tra hay đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau (hay nhờ giáo viên kiểm tra) thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài.
Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hay trong toàn lớp về cách giải hay các cách giải một bài tập. Giáo viên cần giúp những em làm bài chậm về cách làm bài; giúp các em giỏi làm các bài tập của tiết học và khai thác hết nội dung của từng bài tập.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

TÊN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
Một số phương pháp dạy học thực hành, luyện tập toán 1
I. ĐẶT VẤN ĐỀ:
Môn Toán có một vai trò hết sức quan trọng trong việc hình thành nhân cách con người lao động. Nó cần cho mọi người và được ứng dụng rộng rãi trong đời sống. Qua học toán góp phần hình thành và giáo dục con người về nhiều mặt như rèn luyện phương pháp luận, phát triển trí thông minh, cách suy nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo, tính cần cù chịu khó trong mỗi con người. Học xong chương trình toán lớp 1 sẽ hình thành và rèn luyện kỹ năng thực hành: Đọc, viết, đếm, so sánh các số trong phạm vi 100; cộng và trừ không nhớ trong phạm vi 100; đo và ước lượng độ dài đoạn thẳng (với các số đo là các số tự nhiên trong phạm vi 20 cm), nhận biết hình vuông, hình tam giác, hình tròn, điểm đoạn thẳng, giải toán có lời văn, kiến thức về tuần lễ, ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên mặt đồng hồ.
Sách giáo khoa toán 1 mới được biên soạn theo hướng thiết kế và các hoạt động học tập cho học sinh. Do đó giáo viên cần khai thác triệt để sách giáo khoa, sử dụng sáng tạo SGK, coi SGK như là đồ dùng dạy học toán để hướng dẫn học sinh thực hiện các hoạt động học tập.
Mỗi bài trong SGK toán 1 gồm phần bài học và các bài thực hành:
+ Phần bài học nêu các tình huống (bằng hình ảnh) để học sinh hoạt động và tự phát hiện ra kiến thức mới theo sự hướng dẫn của giáo viên.
+ Phần thực hành là các bài luyện tập để củng cố kiến thức mới được sắp xếp từ dễ đến khó dần. Tuỳ theo khả năng của học sinh có thể hoàn thành toàn bộ hay một phần số bài thực hành ngay trong tiết học. Khi thực hiện các bài tập trong SGK, giáo viên cần hướng dẫn học sinh có thể trả lời miệng, viết vào bảng con, viết lời giải của bài tập vào vở.
Như vậy, cần tiến hành phương pháp dạy học như thế nào để chất lượng dạy học toán đạt hiệu quả?
Trong bài viết tui xin đề cập đến: Một số phương pháp dạy học thực hành luyện tập toán 1 bước đầu có hiệu quả.
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ:
1. Nhận thức mới:
Nhiệm vụ chủ yếu của dạy học thực hành luyện tập (trong tiết dạy học bài mới và trong tiết luyện tập, luyện tập chung (ôn tập) là củng cố kiến thức mà học sinh mới chiếm lĩnh được.
Để đạt được nhiệm vụ chủ yếu ở trên. Tiết dạy luyện tập thực hành cần được dạy như sau:
a. Giúp học sinh nhận ra kiến thức mới trong các dạng bài tập khác nhau.
b. Giúp học sinh tự thực hành, luyện tập theo khả năng của học sinh.
c. Tạo ra sự hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau giữa các đối tượng học sinh.
d. Khuyến khích học sinh tự kiểm tra kết quả thực hành luyện tập.
e. Tập cho học sinh thói quen không thoả mãn với bài làm của mình, với các cách giải đã có.
Đặc biệt, giáo viên khi dạy học phần các bài thực hành cần tạo cơ hội để học sinh tự phát hiện, tự giải quyết vấn đề, tự chiếm lĩnh kiến thức và phát huy năng lực cá nhân.
Giáo viên không nói nhiều, không làm thay mà là người tổ chức các hoạt động học tập cho học sinh và hướng dẫn cho học sinh hoạt động.
Đảm bảo dạy học toán luyện tập, thực hành một cách nhẹ nhàng, tự nhiên, chất lượng hiệu quả. Dạy đúng trình độ chuẩn, không dạy thêm kiến thức, cho thêm bài tập.
Để giúp các em học sinh tự tin vào thành công trong học tập toán, giáo viên cần cố gắng giúp học sinh hoàn thành việc học và làm bài ngay trong tiết học; học sinh tự mình kiểm tra lại kết quả đã đạt được, cùng bạn bè rút kinh nghiệm về phương pháp giải. Đó là những cơ hội để rèn luyện ngôn ngữ toán học và tập dượt cho học sinh suy luận, hình thành phương pháp học tập và làm việc khoa học. Từ đó học sinh tham gia các hoạt động học tập tích cực, chủ động, sáng tạo trong tất cả các khâu của một tiết thực hành, luyện tập, luyện tập chung, ôn tập. Học sinh tự phát hiện, giải quyết vấn đề và tự chiếm lĩnh được tri thức một cách vững vàng. Học sinh cũng tự kiểm tra và khẳng định được tiến bộ của chính bản thân mình.
2. Giải pháp:
A. DẠNG BÀI THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP PHÉP CỘNG VÀ PHÉP TRỪ:
+ Đặc điểm: Các kiến thức được sắp xép từ đơn giản đến phức tạp, kiến thức học trước chuẩn bị cho kiến thức học sau, kiến thức học sau góp phần củng cố cho kiến thức học trước.
Việc thực hành vận dụng các kiến thức về phép cộng, phép trừ rất được coi trọng trong toán 1 (mới) không chỉ thực hành khi luyện tập, củng cố mà thực hành ngay khi học bài mới để tự phát hiện, giải quyết vấn đề, tự tìm ra công thức cộng, trừ... Đặc biệt toán 1 (mới) nêu ra nhiều dạng bài tập cộng, trừ vừa củng cố các kỹ năng gây hứng thú học tập cho học sinh:
Ví dụ 1: Cùng là phép cộng 3 + 2 . Nhưng toán 1 (mới) đã đưa ra các dạng như:
a. Tính: 3 + 2 =...
+
b. Tính: 3
2
Số
c. ?
3
+ 2
d. Nối phép tính với số thích hợp:
2 + 1
1 + 3
3 + 2
e. Điền số thích hợp vào ô trống (theo mẫu)
5
1
2
4
Số
g. ?
5
3
2
+ 2
+ 1
22
Số
h.
Như vậy, khi luyện tập nếu học sinh nhận ra các kiến thức đã học trong mỗi quan hệ mới thì học sinh sẽ làm được bài. Nếu học sinh không tự nhận ra kiến thức đã học trong các dạng bài tập khác nhau thì giáo viên gợi ý, hướng dẫn để học sinh nhớ lại kiến thức và cách làm, không nên vội vàng làm thay học sinh.
Ở ví dụ 1, học sinh cách dễ dàng thực hiện câu a, b và tính được kết quả.
a. 3 + 2 = 5 Vì thực hiện pháp cộng theo hàng
+
b. 3 ngang hay cột dọc chỉ là cách
2 viết khác nhau.
5
* Ở câu b) Học sinh được củng cố cách viết phép cộng theo cột dọc, cách làm tính theo cột dọc (chú ý các số viết thẳng cột) rồi làm phép tính.
* Các câu c, d, e, g, h chỉ là dạng toán cộng trong phạm vi 5. Riêng câu h là dạng nâng cao của phép cộng trong phạm vi 5.
2 + 1 + 2 = ...
Trong quá trình thực hành luyện tập, giáo viên bao giờ cũng yêu cầu học sinh phải làm bài tập theo thứ tự đã sắp xếp, không tự ý lướt qua hay bỏ qua bài tập nào, kể cả các bài tập học sinh đánh giá là dễ (câu a, b).
Học sinh làm xong bài 1, tự kiểm tra hay đổi chéo bài để kiểm tra lẫn nhau (hay nhờ giáo viên kiểm tra) thì chuyển sang làm bài tiếp sau. Không nên bắt học sinh chờ đợi nhau trong quá trình làm bài.
Khi cần thiết có thể cho học sinh trao đổi ý kiến trong nhóm nhỏ hay trong toàn lớp về cách giải hay các cách giải một bài tập. Giáo viên cần giúp những em làm bài chậm về cách làm bài; giúp các em giỏi làm các bài tập của tiết học và khai thác hết nội dung của từng bài tập.
Như vậy, Toán 1 (mới) đã sắp xếp lại nội dung phần cộng, trừ các số trong phạm vi 5 là để học sinh kỹ từng phép tính trước khi nhận ra quan hệ của hai phép tính cộng, trừ.
Dạy học phép cộng, phép trừ (không nhớ) trong phạm vi 100 thực chất là sử dụng mở rộng bảng cộng, trừ trong phạm vi 10. Nhờ học kỹ thuật về cộng, trừ trong phạm vi 10 (gồm 41 tiết) và chủ động dạy học làm tính theo cột dọc, nên khi dạy học các số trong phạm 100 đã kết hợp dạy số với phép tính:
+ Dạy học các số đến 20 (11 số đầu tiên có hai chữ số gồm, 10, 11, 12,... 20) đã dạy cộng, trừ nhẩm...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top