lam_nguyen450

New Member

Download Khóa luận Đánh giá độ trưởng thành vật chất hữu cơ của đá mẹ bồn trũng Cữu Long lô 16.2 miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
MỤC LỤC 2
DANH MỤC HÌNH ẢNH – BIỂU BẢNG 3
PHẦN CHUNG
CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU LONG 6
1.1 Vị trí địa lý 6
1.2 Lịch sử nghiên cứu, tìm kiếm, thăm dò và khai thác dầu khí 7
1.3 Đặc điểm địa tầng 12
1.4 Đặc điểm cấu kiến tạo bồn trũng Cửu Long 19
1.5 Lịch sử phát triển địa chất bồn trũng Cửu Long 23
PHẦN CHUYÊN ĐỀ
CHƯƠNG II: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU VÀ CƠ SỞ LÝ THUYẾT VỀ ĐỊA HÓA TRONG NGHIÊN CỨU ĐÁ MẸ 29
2.1 Phương pháp nghiên cứu 29
2.2 Đá mẹ 30
2.3 Nhóm các phương pháp địa hóa đánh giá đá mẹ 35
CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊA HÓA TÀI LIỆU GIẾNG KHOAN THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG 42
3.1 Giếng khoan Tam Đảo 47
3.2 Giếng khoan Bà Đen 51
3.3 Điểm M 55
3.4 Liên kết các sơ đồ lịch sử chôn vùi VCHC thuộc lô 16.2 59
KẾT LUẬN 61
TÀI LIỆU THAM KHẢO 63



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

à Đông và không bị biến vị.
Pliocene-Đệ Tứ
Hệ tầng Biển Đông (N2-Q bđ)
Hệ tầng Biển Đông chủ yếu là cát hạt trung-mịn với ít lớp mỏng bùn, sét màu xám nhạt chứa phong phú hóa đá biển và glauconite thuộc môi trường trầm tích biển nông, ven bờ, một số nơi có gặp đá carbonate. Chúng phân bố và trải đều khắp toàn bể, với chiều dày khá ổn định trong khoảng 400÷700m. Trầm tích của hệ tầng gần như nằm ngang, nghiêng thoải về Đông và không bị biến vị. Các hóa đá của foraminifera gặp khá phổ biến: Pseudorotalia, Globorotalia, Dạng rêu (Bryozoar), Mollusca, san hô, rong tảo và bào tử phấn: Dacrydium, Polocarpus imbricatus…
1.4 ĐẶC ĐIỂM CẤU KIẾN TẠO BỒN TRŨNG CỬU LONG
Việc phân chia các đơn vị cấu tạo được dựa trên đặc điểm cấu trúc địa chất của từng khu vực với sự khác biệt về chiều dày trầm tích và thường được giới hạn bởi những đứt gãy hay hệ thống đứt gãy có biên độ đáng kể. Nếu coi bể Cửu Long là đơn vị cấu trúc bậc 1 thì cấu trúc bậc 2 của bể bao gồm các đơn vị cấu trúc sau: Trũng phân dị Bạc Liêu; trũng phân dị Cà Cối; đới nâng Cửu Long; đới nâng Phú Quý (phần lún chìm kéo dài khối nâng Côn Sơn) và trũng chính bể Cửu Long.
Trũng phân dị Bạc Liêu là một trũng nhỏ nằm ở phần cuối Tây Nam của bể Cửu Long với diện tích khoảng 2.600 km2. Gần một nửa diện tích của trũng thuộc lô 31, phần còn lại thuộc phần nước nông và đất liền. Trũng có chiều dày trầm tích Đệ Tam không lớn khoảng 3km và bị chia cắt bởi các đứt gãy thuận có phương TB-ĐN. Trong trũng có khả năng bắt gặp trầm tích như trong trũng phân dị Cà Cối.
Trũng phân dị Cà Cối nằm chủ yếu ở khu vực cửa Sông Hậu có diện tích rất nhỏ và chiều dày trầm tích không lớn, trên dưới 2.000m. Tại đây đã khoan giếng khoan CL-1X và mở ra hệ tầng Cà Cối. Trũng bị phân cắt bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN, gần như vuông góc với phương của đứt gãy trong trũng phân dị Bạc Liêu.
Đới nâng Cửu Long nằm về phía Đông của trũng phân dị Bạc Liêu và Cà Cối, phân tách hai trũng này với trũng chính của bể Cửu Long. Đới nâng có chiều dày trầm tích không đáng kể, chủ yếu là trầm tích hệ tầng Đồng Nai và Biển Đông. Đới nâng không có tiền đề, dấu hiệu dầu khí vì vậy đã không được nghiên cứu chi tiết và không xác định sự phát triển các đứt gãy kiến tạo.
Các đơn vị cấu trúc vừa nêu được xem là rất ít hay không có triển vọng dầu khí, vì vậy chúng ít khi được đề cập đến trong các công trình không được xem như một đơn vị cấu thành của bể Cửu Long.
Đới nâng Phú Quý được xem như phần kéo dài của đới nâng Côn Sơn về phía Đông Bắc, thuộc lô 01 và 02. Đây là đới nâng cổ, có vai trò khép kín và phân tách bể Cửu Long với phần phía Bắc của bể Nam Côn Sơn. Tuy nhiên, vào giai đoạn Neogene – Đệ Tứ thì diện tích này lại thuộc phần mở của bể Cửu Long. Chiều dày trầm tích thuộc khu vực đới nâng này dao động từ 1,5 đến 2km. Cấu trúc của đới bị ảnh hưởng khá mạnh bởi các hoạt động núi lửa, kể các núi lửa trẻ.
Trũng chính Cửu Long. Đây là phần lún chìm chính của bể, chiếm tới ¾ diện tích bể, gồm các lô 01, 02, 09, 17. Theo đường đẳng dày 2 km thì trũng chính bể Cửu Long thể hiện rõ nét là một bể khép kín có dạng trăng khuyết với vòng cung hướng ra về phía Đông Nam. Toàn bộ triển vọng dầu khí đều tập trung ở trũng này. Vì vậy, cấu trúc của trũng được nghiên cứu khá chi tiết và được phân chia ra thành các đơn vị cấu trúc nhỏ hơn như một bể độc lập thực thụ. Các đơn vị cấu tạo bậc 3 gồm: trũng Đông Bắc; trũng Tây Bạch Hổ; trũng Đông Bạch Hổ; sườn nghiêng Tây Bắc; sườn nghiêng Đông Nam; đới nâng Trung Tâm; đới nâng phía Bắc; đới nâng phía Đông; đới phân dị Đông Bắc; đới phân dị Tây Nam.
Sườn nghiêng Tây Bắc là dải sườn bờ Tây Bắc của bể kéo dài theo hướng TB-ĐN, chiều dày trầm tích tăng dần về phía Tây Nam từ 1 đến 2,5 km. Sườn nghiêng bị cắt xẻ bởi các đứt gãy kiến tạo có hướng ĐB-TN hay TB-ĐN, tạo thành các mũi nhô. Trầm tích Đệ Tam của bể thường có xu hướng vát nhọn và gá đáy lên móng cổ granitoid trước Kainozoi.
Sườn nghiêng Đông Nam là dải sườn bờ Đông Nam của bể, tiếp giáp với đới nâng Côn Sơn. Trầm tích của đới này có xu hướng vát nhọn và gá đáy với chiều dày trầm tích dao động từ 1 đến 2,5 km. Sườn nghiêng này cũng bị phức tạp bởi các đứt gãy kiến tạo có phương ĐB-TN và á vĩ tuyến tạo nên các cấu tạo địa phương như cấu tạo Amethyst, Cá Ông Đôi, Opal, Sói.
Trũng Đông Bắc, đây là trũng sâu nhất, chiều dày trầm tích có thể đạt tới 8 km. Trũng có phương kéo dài dọc theo trục chính của bể, nằm kẹp giữa 2 đới nâng và chịu khống chế bởi hệ thống các đứt gãy chính hướng ĐB-TN.
Trũng Tây Bạch Hổ. Trong một số tài liệu trũng này được ghép chung với trũng Đông Bắc. Tuy nhiên, về đặc thù kiến tạo giữa hai trũng có sự khác biệt đáng kể đặc biệt là phương của các đứt gãy kiến tạo chính. Trũng Tây Bạch Hổ bị khống chế bởi các đứt gãy kiến tạo có phương á vĩ tuyến, tạo sự gấp khúc của bể. Chiều dày trầm tích của trũng này có thể đạt tới 7,5 km.
Trũng Đông Bạch Hổ nằm kẹp giữa đới nâng Trung Tâm về phía Tây, sườn nghiêng Đông Nam về phía Đông- Đông Nam và đới nâng Đông Bắc về phía Bắc. Trũng có chiều dày trầm tích đạt tới 7 km và là một trong ba trung tâm tách giãn của bể.
Đới nâng Trung Tâm là đới nâng nằm kẹp giữa 2 trũng Đông và Tây Bạch Hổ và được giới hạn bởi các đứt gãy có biên độ lớn với hướng đổ chủ yếu về hướng Đông Nam. Đới nâng bao gồm các cấu tạo dương và có liên quan đến những khối nâng cổ trước Kainozoi như: Bạch Hổ, Rồng. Các cấu tạo bị chi phối không chỉ bởi các đứt gãy thuận hình thành trong quá trình tách giãn, mà còn bởi các đứt gãy trượt bằng và chờm nghịch do ảnh hưởng của sự siết ép vào Oligocene muộn.
Đới nâng phía Tây Bắc nằm về phía Tây Bắc của trũng Đông Bắc và được khống chế bởi các đứt gãy chính phương ĐB-TN. Về phía TB đới nâng bị ngăn cách bởi một địa hào nhỏ có chiều dày trầm tích khoảng 6km. Đới nâng bao gồm cấu tạo Vừng Đông và dải nâng kéo dài về phía Đông Bắc.
Đới nâng phía Đông chạy dài theo hướng ĐB-TN, phía TB ngăn cách với trũng ĐB bởi hệ thống đứt gãy có phương á vĩ tuyến và ĐB-TN, phía ĐN ngăn cách với đới phân dị Đông Bắc bởi võng nhỏ, xem như phần kéo dài của trũng Đông Bạch Hổ về phía Đông Bắc. Trên đới nâng đã phát hiện được các cấu tạo dương như: rạng Đông, Phương Đông và Jade.
Đới phân dị Đông Bắc (phần đầu Đông Bắc của bể) nằm kẹp giữa đới nâng Đông Phú Quý và sườn nghiêng Tây Bắc. Đây là khu vực có chiều dày trầm tích trung bình và phân dị mạnh bởi các hệ thống đứt gãy có đường phương ĐB-TN, á kinh tuyến và á vĩ tuyến tạo thành nhiều địa hào, địa lũy nhỏ (theo bề mặt móng). Một số các cấu tạo dương địa phương đã xác định như: Hồng Ngọc, Pearl, Turquoise, Diamond, Agate.
Đới phân dị Tây Nam nằm về đầu Tây Nam của trũng chính. Khác với đới phân dị ĐB, đới này b
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D [Free] Khóa luận Thực tiễn áp dụng các quy định pháp luật về chế độ tiền lương tại Công ty cổ phần g Tài liệu chưa phân loại 0
T [Free] Khóa luận Hoàn thiện pháp luật giải quyết tranh chấp kinh doanh bằng con đường trọng tài tron Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Pháp luật về hoạt động chào bán chứng khoán riêng lẻ và thực trạng tại Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 4
X [Free] Khóa luận Các hình thức chế tài do vi phạm hợp đồng trong thương mại Tài liệu chưa phân loại 3
M [Free] Khóa luận Ban hành văn bản quy phạm pháp luật trong lĩnh vực đất đai của các cơ quan nhà nước Tài liệu chưa phân loại 0
H [Free] Khóa luận Công ty TNHH do một cá nhân làm chủ theo luật doanh nghiệp (2005) Tài liệu chưa phân loại 0
R [Free] Khóa luận Năng lực bồi thường thiệt hại ngoài hợp đồng của cá nhân theo pháp luật dân sự Việt Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Khóa luận Quy chế pháp lý của người Việt Nam ở nước ngoài – liên hệ với quy chế pháp lý của n Tài liệu chưa phân loại 0
K [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về đầu tư trực tiếp ra nước ngoài ở Việt Nam Tài liệu chưa phân loại 0
B [Free] Khóa luận Tìm hiểu pháp luật về quyền sở hũư công nghiệp Tài liệu chưa phân loại 1

Các chủ đề có liên quan khác

Top