Doggie

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

PHẦN MỘT : PHẦN TỔNG QUAN ........................................................................3

CHƯƠNG I: KHÁI QUÁT VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA CHẤT BỒN TRŨNG CỬU

LONG ..........................................................................................................................4

I. VỊ TRÍ ĐỊA LÝ..................................................................................................4

II. LỊCH SỬ NGHIÊN CỨU BỒN TRŨNG CỬU LONG ...................................5

III. ĐẶC ĐIỂM KIẾN TẠO..................................................................................10

IV. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA TẦNG .................................................................................15

V. TIỀM NĂNG DẦU KHÍ CỦA BỒN TRŨNG ...............................................20

CHƯƠNG II: CƠ SỞ ĐỊA HÓA TRONG THĂM DÒ DẦU KHÍ .......................23

I. ĐÁ MẸ..............................................................................................................23

II. CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ĐÁ MẸ...........................................25

PHẦN HAI : PHẦN CHUYÊN ĐỀ........................................................................36

CHƯƠNG III: KẾT QUẢ PHÂN TÍCH ĐỊA HÓA MỘT SỐ GIẾNG KHOAN

TẦNG OLIGOCENE, LÔ 15.2 THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG.................37

GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 1X ...................................................................37

GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 2X ..................................................................41

GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 3X ...................................................................45

GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 4X ...................................................................49

GIẾNG KHOAN 15.2 – RD – 6X ...................................................................53

GIẾNG KHOAN 15.2 – GD – 1X...................................................................57

GIẾNG KHOAN 15.2 – VD – 1X ...................................................................61

CHƯƠNG IV : ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ TẦNG OLIGOCENE, LÔ 15.2

THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG ......................................................................65

KẾT LUẬN...............................................................................................................70

TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................................72

Bồn trũng Cửu Long là một bồn trũng được xếp vào loại có tiềm năng dầu

khí lớn nhất nước ta, đang được khai thác hàng nghìn tấn dầu mỗi năm, mang lại

nhiều lợi ích cho đất nước.

Bên cạnh công tác nghiên cứu cấu trúc kiến tạo, đặc điểm địa chất, khảo sát

địa vật lý, thăm dò địa chấn, phương pháp địa vật lý giếng khoan… Thì việc nghiên

cứu, phân tích địa hóa đá mẹ giúp cho công tác thăm dò có hiệu quả hơn và giảm

thiểu các rủi ro có thể xảy ra. Giúp nghiên cứu điều kiện tích lũy, độ trưởng thành

vật chất hữu cơ sinh ra dầu khí và quá trình di cư của nó cũng có thể diễn ra.

Được sự đồng ý của bộ môn Địa Chất Dầu Khí trường Đại Học Khoa Học Tự

Nhiên TP.HCM, tác giả đã quyết định chọn đề tài cho khóa luận tốt nghiệp của

mình là : “Đặc Điểm Địa Hóa Đá Mẹ Tầng Oligocene, Lô 15.2 Thuộc Bồn Trũng

Cửu Long” . Khóa luận bao gồm bốn chương được chia làm hai phần lớn.

+ Chương I và II : Phần tổng quan.

+ Chương III và IV : Phần chuyên đề.

1. GIAI ĐOẠN TRƯỚC 1975:

¾ Đây là thời kỳ khảo sát địa vật lý khu vực: từ, trọng lực, địa chấn…để chuẩn

bị cho công tác đấu thầu các lô. Những kết quả tìm kiếm thăm dò dầu khí ở các

nước Đông Nam Á đạt được những kết quả tốt đẹp làm cho chúng ta có quyền hy

vọng dầu khí sẽ được tìm thấy trong những trầm tích Kainozoi ở thềm lục địa Việt

Nam.

- Năm 1967: US Nauy Oceanographic Office tiến hành khảo sát từ hàng

không gần khắp lãnh thổ Việt Nam.

- Năm 1967-1968: hai tàu nghiên cứu Ruth và Santa Maria của Alping

Geophisical đã tiến hành đo 19500km tuyến địa chấn ở phía nam biển đông trong

đó có tuyến cắt qua bồn trũng Cửu Long.

- Năm 1968: không quân Mỹ đã đo từ hàng không phần phía nam của miền

nam Việt Nam chủ yếu là đồng bằng sông Cửu Long và phần nông ven bờ.

- Năm 1969: công ty Ray Geophisical “Mandreel” đã tiến hành đo địa vật lý

bằng tàu N.V Robray I ở vùng thềm lục địa miền nam và phần phía nam biển đông

với tổng số 3482km tuyến địa vật lý ở vùng thềm lục địa nam Việt Nam và phía

nam biển đông, trong đó có tuyến cắt ngang qua bồn trũng Cửu Long. Tháng 6-8

năm 1969 : US Nauy Oceanographic cũng tiến hành đo 20000km tuyến địa chấn ở

vịnh Thái Lan và phía nam biển đông.

- Đầu năm 1970 công ty Ray Geophisical “Mandreel” lại tiến hành đo đợt hai

ở nam biển đông và dọc bờ biển 8639km, đảm bảo mạng lưới cỡ 30km x 50km kết

hợp với các phương pháp từ, trọng lực và hàng không, trong đó có tuyến cắt ngang

qua bồn trũng Cửu Long.

- Năm1973: xuất hiện các công ty tư bản đấu thầu trên các lô được phân chia

trên thềm lục địa nam Việt Nam, cũng trong khoảng thời gian này các công ty

trúng thầu đã khảo sát địa vật lý chủ yếu là địa chấn phản xạ trên các lô và các

diện tích có triển vọng. Những kết quả nghiên cứu của địa vật lý đã khẳng định

khả năng chứa dầu của bồn trũng Cửu Long.

- Trong khoảng 1973-1974: đã đấu thầu trên 11 lô, trong đó có 3 lô thuộc bồn

Cửu Long là : 09, 15, 16. Năm 1974 công ty trúng thầu trên lô 09-Mobil đã tiến

hành khảo sát địa vật lý, chủ yếu là địa chấn phản xạ, từ và trọng lực với khối

lượng là 3000km tuyến.

- Vào cuối 1974 đầu 1975, công ty Mobil đã khoan giếng khoan tìm kiếm đầu

tiên trong bể Cửu Long, BH-1X ở phần đỉnh của cấu tạo mỏ Bạch Hổ. Giếng khoan

này khi khoan tới độ sâu 3026m đã gặp nhiều lớp cát kết chứa dầu ở độ sâu 2755-

2819m tại các cấu tạo đứt gãy Miocene hạ và Oligocene. Cuộc thử vỉa thứ nhất ở

độ sâu 2819m đã thu được 430 thùng dầu và 200000bộ khối khí ngưng tụ. Thử vỉa

lần 2 ở độ sâu 2755m cho 2400 thùng dầu và 860000bộ khối khí ngày và đêm.

¾ Số lượng tài liệu khá lớn do các công ty tiến hành một cách riêng biệt, song

đáng chú ý nhất là báo cáo của Mandreel, trong đó có hai bản đồ phản xạ địa chấn:

“tầng nông” và “tầng gần móng” đã thể hiện phần nào đặc điểm hình thái của các

đơn vị cấu trúc lớn (bậc I, II) như các khối nâng Khorat, Natura, Côn Sơn và các

bồn trầm tích Sài Gòn, Sarawak, Cửu Long và vịnh Thái Lan.

2. GIAI ĐOẠN 1975-1979:

- Sau ngày miền Nam hoàn toàn giải phóng, tháng 11/1975 tổng cục dầu khí

(tiền thân của Petrovietnam ngày nay) quyết định thành lập tổng công ty dầu khí

Việt Nam. Công ty đã tiến hành đánh giá lại triển vọng dầu khí thềm lục địa Nam

Việt Nam nói chung và từng lô nói riêng.

- Kết quả này được thể hiện trong báo cáo: Cấu trúc và triển vọng dầu khí

thềm lục địa nam Việt Nam của “Hồ Đức Hoài và Ngô Trường San năm 1975”. Có

thể nói đây là bài báo cáo đầu tiên về cấu trúc của khu vực thềm lục địa Nam Việt

Nam.

- Năm 1976: tổng cục dầu khí đã hợp đồng với công ty địa vật lý CGG của

Pháp khảo sát 1210,9 km tuyến địa chấn theo các con sông của đồng bằng sông

Cửu Long và vùng ven biển Vũng Tàu-Côn Sơn. Công ty CGG trong báo cáo của

mình dù còn là sơ bộ song đó là những khái niệm đầu tiên về cấu trúc địa chất của

đồng bằng sông Cửu Long. Cũng trong đợt nghiên cứu này đã phát hiện ra sự tồn

tại của các Graben ở phần tây nam bồn.

-Kết quả của công tác khảo sát địa chấn đã xây dựng các tầng phản xạ và bước đầu

xác lập các mặt cắt trầm tích khu vực.

- Năm 1978: Tổng cục dầu khí đã ký hợp đồng với công ty Geco (Nauy),

Deminex (Tây Đức), Agip (Ý). Trong đó công ty Geco đã thu nổ địa chấn 2D trên

các lô 10, 09, 16, 19, 20, 21 với tổng số 11898,5km làm rõ chi tiết trên cấu tạo

Bạch Hổ với mạng tuyến 2x2km và 1x1km.

-Trên lô 15 và cấu tạo Cửu Long ( nay là mỏ Rạng Đông), công ty Deminex và

Geco đã khảo sát 3221,7km tuyến địa chấn mạng lưới 3,5x3,5km.

- Trong đợt thăm dò này, công ty Deminex đã khoan được 4 giếng khoan tìm

kiếm trên các cấu tạo triển vọng nhất Trà Tân (15A-1X), Sông Ba (15B-1X), Cửu

Long (15C-1X) và Đồng Nai (15G-1X). Kết quả khoan các giếng khoan này đều

gặp các biểu hiện dầu khí trong cát kết tuổi Miocene sớm và Oligocene nhưng

không có ý nghĩa công nghiệp.

- Cũng trong giai đoạn này công ty dầu khí II (Petroleum II) đã xây dựng một

số cấu tạo theo thời gian với tỷ lệ: 1/200000 cho một số lô (09, 10, 16) và chủ yếu

là xây dựng bản đồ cấu tạo địa phương tỷ lệ 1/50000 và 1/25000 phục vụ trực tiếp

cho công tác sản xuất. Phòng kỹ thuật công ty dầu khí II dưới sự chỉ đạo của Ngô

Trường San đã hoàn thành một số phương án công tác địa vật lý và khoan tìm kiếm

trên một số lô và cấu tạo riêng biệt.

3. GIAI ĐOẠN 1980-1988:

- Hiệp định hữu nghị và tìm kiếm thăm dò và khai thác dầu khí ở thềm lục địa

Nam Việt Nam được ký kết giữa Việt Nam và Liên Xô, đã mở ra một giai đoạn

mới trong lịch sử phát triển ngành công nghiệp dầu khí Việt Nam với sự ra đời của

liên doanh dầu khí “Vietsovpetro”.

- Năm 1980: tàu nghiên cứu POISK (Vietsovpetro) đã tiến hành khảo sát 4057km

tuyến địa chấn MOP-điểm sâu chung, từ 3250km tuyến trọng lực trong phạm vi

KẾT LUẬN

Bể Cửu Long là bể trầm tích có tiềm năng chứa dầu khí lớn nhất trên

thềm lục địa việt Nam. Bể hiện đang ở giai đoạn phát triển đỉnh cao của công

tác thăm dò và khai thác dầu khí với khoảng 100 giếng khoan thăm dò và thẩm

lượng, khoảng 300 giếng khoan khai thác (phát triển) và đã phát hiện trên 20

tích tụ Hydrocacbon, trong đó có 7 mỏ dầu đang được khai thác.

Bên cạnh việc nghiên cứu về đặc điểm địa chất, tài liệu địa vật lý

giếng khoan, khảo sát địa chấn … thì việc nghiên cứu địa hóa đá mẹ áp dụng

vào bồn trũng cũng không kém phần phức tạp. Nó không chỉ giúp nghiên cứu

các đặc điểm địa hóa của đá mẹ mà còn giúp ích cho các lĩnh vực nghiên cứu

khác. Bên cạnh đó nghiên cứu địa hóa đá mẹ cũng giúp ích trong việc nghiên

cứu về tầng sinh, tầng chứa, tầng chắn và khả năng di cư của dầu khi có thể

kiểm soát được để từ đó có phương hướng giải quyết phù hợp với điều kiện của

vùng nghiên cứu.

Sau đây là kết quả của quá trình phân tích các đặc điểm về địa hóa đá

mẹ của các giếng khoan lô 15.2 thuộc bồn trũng Cửu Long.

+ Lô 15.2 – RD – 1X thể hiện một số địa hóa của tầng Oligocene. Số

lượng vật chất hữu cơ là 1.5% đạt mức tốt, đá mẹ trưởng thành (đầu pha sinh

dầu), không có hydrocacbon di cư và thuộc Kerogen kiểu II - I sinh dầu và khí

mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – RD – 2X: Số lượng vật chất hữu cơ là 1.2% đạt mức tốt, đá

mẹ trưởng thành (đầu pha sinh dầu), không có hydrocacbon di cư và thuộc

Kerogen kiểu II - I sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – RD – 3X: Số lượng vật chất hữu cơ là 1.3% đạt mức tốt, đá

mẹ chưa trưởng thành, không có hydrocacbon di cư và thuộc Kerogen kiểu II - I

sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – RD – 4X: Số lượng vật chất hữu cơ là 1.6% đạt mức tốt, đá

mẹ trưởng thành (đầu pha sinh dầu), không có hydrocacbon di cư và thuộc

Kerogen kiểu II - I sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – RD – 6X: Số lượng vật chất hữu cơ là 2.2% đạt mức rất tốt,

đá mẹ chưa trưởng thành, không có hydrocacbon di cư và thuộc Kerogen kiểu

II - I sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – GD – 1X: Số lượng vật chất hữu cơ là 1.8% đạt mức tốt, đá

mẹ trưởng thành (đầu pha sinh dầu), có hydrocacbon di cư và thuộc Kerogen

kiểu II - I sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

+ Lô 15.2 – VD – 1X: Số lượng vật chất hữu cơ là 1.5% đạt mức tốt, đá

mẹ trưởng thành (đầu pha sinh dầu), có hydrocacbon di cư và thuộc Kerogen

kiểu II - I sinh dầu và khí mà chủ yếu là sinh dầu.

Như vậy qua kết quả trên ta thấy việc nghiên cứu địa hóa đá mẹ của

các giếng khoan lô 15.2 thuộc bồn trũng Cửu Long ta có nhận xét: Đá mẹ ở đây

tương đối tốt có khả năng sinh dầu ( thuộc vào Kerogen kiểu I). Đa số đá mẹ ở

đây thuộc vào loại trưởng thành (duy chỉ có 2 giếng khoan 15.2 – RD - 4X và

15.2 – RD – 6X) là chưa trưởng thành. Khả năng di cư của Hydrocacbon của

giếng khoan Rồng Đôi (RD) bị hạn chế ( Giếng khoan 15.2 – RD - 1X, 15.2 –

RD - 2X, 15.2 – RD - 3X, 15.2 – RD - 4X, 15.2 – RD - 6X : Hydrocacbon tại

sinh), còn lại hai giếng khoan 15.2 – GD - 1X và 15.2 – VD - 1X là có khả năng

di cư.
Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

azyz2401

New Member
Chào bạn
Mình là sinh viên BK
Bạn có thể cho mình link download để tham khảo được không ạ??
Mình xin Thank rất nhiều.
 

daigai

Well-Known Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
ĐỀ TÀI: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA HÓA ĐÁ MẸ TẦNG OLIGOCENE, LÔ 15 – 2 THUỘC BỒN TRŨNG CỬU LONG
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Đặc điểm thủy văn và địa chất thủy văn tỉnh Quảng Bình Khoa học Tự nhiên 1
D Những đặc điểm kinh tế của chủ nghĩa đế quốc và địa vị lịch sử của nó trong chủ nghĩa đế quốc giai đoạn tột cùng của chủ nghĩa tư bản Môn đại cương 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm sinh học và tri thức địa phương về cây Trà hoa vàng tại xã Dương Phong, huyện Bạch Thông, tỉnh Bắc Kạn Khoa học Tự nhiên 0
D Nghiên cứu một số đặc điểm dịch tễ bệnh phù đầu ở lợn sau cai sữa trên địa bàn tỉnh Thái Bình và chế Nông Lâm Thủy sản 0
S Đặc điểm trầm tích đệ tứ và tai biến địa chất vùng biển Tây Bắc Vịnh Bắc Bộ Luận văn Sư phạm 0
V Khảo sát, đánh giá đặc điểm địa hóa môi trường nước dưới đất khu vực nam - đông nam Hà Nội Luận văn Sư phạm 0
N Nghiên cứu đặc điểm địa mạo và mối liên quan của chúng với cấu trúc địa chất vùng Ba Vì - Sơn Tây Luận văn Sư phạm 4
W Nghiên cứu đặc điểm địa chất môi trường vùng cửa sông Tiên Yên phục vụ phát triển bền vững Luận văn Sư phạm 3
N Nghiên cứu mối liên hệ giữa đặc điểm nhân cách và hiện tượng bắt nạt ở học sinh phổ thông trên địa b Tâm lý học đại cương 0
P Tìm hiểu đặc điểm tự ý thức của thanh niên tái nghiện ma túy tại địa bàn Hà Nội Tâm lý học đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top