in242ni

New Member

Download Đề tài Đánh giá tình trạng đất tại xã Phú Phụng, huyện Chợ Lách, tỉnh Bến Tre miễn phí





Để đạt được mục tiêu nghiên cứu đề ra, thí nghiệm được thực hiện qua các bước sau:
Bước 1: Đánh giá tổng quan hiện trạng vườn chôm chôm qua thảo luận với nông dân có vườn cây ăn trái lâu năm tại địa phương như kỹ thuật canh tác, phân bón, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, chế độ tưới tiêu, năng suất và sâu bệnh hại trên cây.
Bước 2: Chọn vườn điều tra khảo sát trên vườn chôm chôm. Các vườn được chọn cần đạt các yêu cầu như có tuổi liếp trên 17 năm, có biểu hiện cây kém phát triển, năng suất thấp, phẩm chất trái kém.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

. Sự nén dẽ là tiến trình thay đổi một số đặc tính vật lý đất như dung trọng, độ chặt, độ xốp, khả năng thắm nước của đất. Những thay đổi này sẽ làm ảnh hưởng đến sự di chuyển của nước và không khí trong đất, sự mất cân đối của đất và nước làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sự phát triển của rễ cây trong môi trường đất. Sự nén dẽ làm giảm khả năng thắm nước của đất, làm tăng lượng nước chảy tràn trên bề mặt đất thường đưa đến hiện tượng xói mòn đất, dinh dưỡng cung cấp cho cây trồng cũng bị cuốn trôi, khả năng dự trữ nước của đất kém, những tế khổng trong đất bị giảm làm cho bộ rễ cây trồng phát triển kém, giảm khả năng hoạt động của hệ sinh vật trong đất và cuối cùng làm cho năng suất cây trồng bị giảm. Một cách tổng quát sự nén chặt trong đất được xem như là một hàm số thay đổi theo các điều kiện như: dung trọng khô của đất; độ xốp của đất; sức cản của đất và hàm lượng ẩm độ trong đất.
Theo nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004) lực cản ở tầng đất mặt 0 – 15 cm trên các vườn trồng cam tại Cần Thơ biến động từ 2,8 – 5,8 MPa. Đất liếp có lực cản được xem là bị nén dẽ và ảnh hưởng đến sự phát triển của bộ rễ cây trồng khi lực xuyên thấu của đất cao hơn 3,0 MPa. Độ nén dẽ của đất gia tăng theo tuổi liếp có ý nghĩa thống kê. Đặc biệt, ở vườn 26 và 33 năm tuổi liếp có độ cản của đất rất cao từ 5,60 – 5,83 MPa. Ở độ sâu 15 – 30 cm độ nén dẽ đất cao nhất trên đất vườn 26 năm tuổi là 6,83 MPa. Tương tự như thế, ở độ sâu 30 – 45 cm thì vườn 26 và 33 năm tuổi có độ nén dẽ cao nhất 3,0 – 4,7 MPa. Trên đất liếp trồng cam đất có tỷ lệ sét cao, hàm lượng chất hữu cơ trong đất thấp qua thời gian lên liếp lâu dài thì tình trạng nén dẽ của đất dễ dàng xảy ra.
1.4.1.2 Sự kết cứng và đóng ván trên mặt đất
Theo Lê Văn Khoa (2004) thì sự kết cứng và đóng váng trên mặt đất là sự kết cứng của đất trong suốt thời gian đất bị khô cho đến khi đất được bão hoà nước trở lại. Đất dưới sự khô cứng sẽ trở nên cứng và không có cấu trúc. Khác với sự nén dẽ của đất, sự khô cứng này không bị ảnh hưởng bởi các tác nhân bên ngoài (như cày, dậm, trục... do động vật, máy móc hay con người) mà do tự tính chất của đất tạo ra. Sự khô cứng của đất tuỳ theo các yếu tố như sau: loại khoáng sét; tính trương co của đất; sức bền của đất; sự đóng ván trên bề mặt đất và tình trạng ngập lũ.
1.4.2 Dung trọng đất
Dung trọng đất là khối lượng của một thể tích đất tự nhiên (không bị xáo trộn) bao gồm cả chất hữu cơ, không khí, đơn vị tính là kg/m3 hay g/cm3. Giá trị dung trọng bình quân của đất thịt có canh tác biến động trong khoảng 1,1 đến 1,4 g/cm3. Cho sự phát triển tốt của cây trồng dung trọng nên giới hạn trong các giá trị sau: nhỏ hơn 1,4 g/cm3 với đất sét và nhỏ hơn 1,6 g/cm3 với đất cát. Dung trọng cũng được dùng để tính toán tổng lượng nước có thể được giữ bởi đất theo một thể tích đất nào đó và cũng để đánh giá khả năng phát triển của hệ thống rễ cây trồng và mức độ thoáng khí của đất (Lê Văn Khoa, 2004).
Dung trọng đất được tính bằng công thức:
Pb = (Wov – Wr)/Vr
Trong đó:
Pb: Dung trọng khô (g/cm3)
Wov: Khối lượng mẫu đất và ring ngay sau khi sấy khô ở 1050C (g)
Wr: Khối lượng của ring (g)
Vr: Thể tích ban đầu của công cụ lấy mẫu (cm3)
Dung trọng của đất phụ thuộc vào cấp hạt cơ giới, hàm lượng chất hữu cơ, độ chặt, cấu trúc và kỷ thuật làm đất (Trần Văn Chính, 2006).
Theo kết quả nghiên cứu của Võ Thị Gương và ctv (2004) khảo sát trên liếp vườn trồng cam quýt tại Cần Thơ cho thấy dung trọng trên các vườn có tuổi liếp 7 đến 16 năm có biến động từ 0,9 – 1,1 g/cm3 được xem là đất không bị nén dẽ do dung trọng tương đối thấp. Riêng vườn có tuổi liếp 26 đến 33 năm có dung trọng khoảng 1,3 g/cm3 khá cao. Các loại đất có dung trọng thấp thường là những loại đất có kết cấu tốt, hàm lượng mùn cao. Do đó những loại đất này cũng sẽ có chế độ nước, nhiệt, không khí và dinh dưỡng phù hợp cho cây trồng sinh trưởng và phát triển (Nguyễn Thế Đặng, 1999). Tuy nhiên, khi dung trọng của đất cao, tế khổng trong đất giảm sẽ hạn chế sự phát triển của hệ rễ cây trồng, giới hạn khả năng hấp thu dinh dưỡng, hấp thu nước và cuối cùng là năng suất cây trồng giảm (Võ Thị Gương, 2004).
1.5 PHÂN HỮU CƠ
Phân hữu cơ là các loại phân được sản xuất từ các vật liệu hữu cơ như các dư thừa thực vật, rơm rạ; phân súc vật, phân chuồng; phân rác và phân xanh. Mặc dù, nền công nghiệp hoá học trên thế giới ngày càng phát triển, phân hữu cơ vẫn là nguồn phân quí, không những làm tăng năng suất cây trồng mà còn có khả năng làm tăng hiệu lực của phân hoá học, cải tạo và nâng cao độ phì của đất (Ngô Ngọc Hưng và ctv, 2004).
1.5.1 Hiệu quả của phân hữu cơ trên sự sinh trưởng của cây trồng
Theo Ngô Ngọc Hưng và ctv 2004 thông thường sử dụng phân hữu cơ nhằm mục đích cung cấp dưỡng chất, làm gia tăng hàm lượng chất hữu cơ trong đất, cải thiện tính chất vật lý và hoá học của đất:
Cải thiện cấu trúc đất: Ảnh hưởng trực tiếp do làm mất độ cứng của đất, chất mùn trong phân hữu cơ có tác dụng gắn kết các hạt keo nhỏ lại với nhau, tạo nên cấu trúc bền vững, làm cải thiện độ xốp của đất, hạn chế sự rửa trôi, xói mòn đất, làm cho cây thu hút các ion dinh dưỡng dễ dàng hơn. Ảnh hưởng gián tiếp do sự hoạt động của vi sinh vật, làm cho cấu trúc trở nên tốt hơn.
Gia tăng khả năng giữ nước của đất: Ảnh hưởng trực tiếp bởi sự liên kết nước với chất hữu cơ, ảnh hưởng gián tiếp bởi sự cải thiện cấu trúc đất.
Cải thiện độ thoáng khí của đất: Cung cấp oxy cho rễ cây, tạo ra con đường thoát CO2 từ không gian rễ.
Làm gia tăng nhiệt độ đất: Ảnh hưởng trực tiếp do mùn có màu sẫm, làm gia tăng sự hấp thu nhiệt của đất. Ảnh hưởng gián tiếp do cải thiện cấu trúc của đất. Ví dụ sự rút ra nhanh chóng lượng nước dư thừa trong các chỗ nứt, làm cho sự gia tăng nhiệt độ nhanh hơn.
Chứa các dưỡng chất tại bề mặt của chúng dưới dạng trao đổi: Làm gia tăng khả năng trao đổi cation, vì vậy làm giảm khả năng trực di các cation, điều này quan trọng trên các loại đất chứa ít sét. Làm gia tăng khả năng đệm các chất dinh dưỡng, chủ yếu là N, P và S. Vì vậy, làm gia tăng hiệu quả của phân hoá học bón vào đất.
Cung cấp chất dinh dưỡng và năng lượng: Cung cấp CO2 cho sự quang tổng hợp chất hữu cơ. Cung cấp chất dinh dưỡng khoáng, đặc biệt là chất đạm, lân, lưu huỳnh và các nguyên tố khác, bao gồm cả nguyên tố vi lượng. Cung cấp các chất dinh dưỡng hữu cơ như đường và các amino acid là sản phẩm trung gian trong quá trình phân huỷ, có thể được cây sử dụng.
Sự phân huỷ chất mùn, huy động chất dinh dưỡng khoáng vô cơ: Trực tiếp qua sự tiết ra độ chua của vi sinh vật, giải phóng chất dinh dưỡng dự trữ, làm cho chúng trở nên hữu dụng hơn. Gián tiếp bởi sự tấn công của acid được tạo thành trong sự phân huỷ chất mùn, hay do sự gi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
J [Free] Vấn đề bằng chứng kiểm toán trong các Cuộc kiểm toán Báo cáo tài chính của Công Ty Kiểm Toán Luận văn Kinh tế 0
S [Free] Một số vấn đề về nghiệp vụ uỷ thác tại Công ty Tài chính Dầu khí Luận văn Kinh tế 0
B [Free] Hạch toán tài sản cố định với những vấn đề quản lý nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản cố định Luận văn Kinh tế 0
K [Free] Xây dựng phần mềm với đề tài Đánh giá rủi ro khách hàng vay vốn ngân hàng Tài liệu chưa phân loại 0
M [Free] Báo cáo thực tập đề tài : Nguyên vật liệu – công cụ dụng cụ tại Công ty TNHH y tế Nam Việt . Tài liệu chưa phân loại 0
D [Free] Đề án Cơn bão tài chính tiền tệ Châu Á Luận văn Kinh tế 0
H [Free] Đề án Hoàn thiện phương pháp tính và kế toán khấu hao Tài sản cố định hữu hình theo chế độ hi Luận văn Kinh tế 0
V [Free] Đề tài: Phép biện chứng về mối hệ phổ biến và vận dụng phân tích mối liên hệ giữa xây dựng nề Tài liệu chưa phân loại 0
N [Free] Đề tài: phân tích bản chất của phạm trù giá trị thặng dư trong bộ tư bản - mác đã phân tích Tài liệu chưa phân loại 0
C [Free] Đề tài: Cổ phần hoá doanh nghiệp Nhà nước ở Việt Nam lí luận và thực tiễn Tài liệu chưa phân loại 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top