Chauncey

New Member

Download Giáo trình Địa lý khu vực Việt Nam miễn phí





Miền Núi T rung Du Phía Bắc
Phân tích các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội của vùng
1. Vị trí địa lí:
+ Là vùng có diện tích rộng lớn nhất cả nước (100.963 Km2) gồm 15 tỉnh.trong
đó có 11 tỉnh vùng Đông Bắc ( Quãng Ninh, Cao Bằng, Lạng Sơn, Bắc giang,
Phú Thọ, Thái Nguyên, Bắc Cnạ, Hà Giang, Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái và
4 tỉnh vùng Tây Bắc ( Điện Biên, Lai Châu, Sơn La, Hoà Bình ).
+ Phía Bắc giáp Nam Trung Quốc nên dễ dàng giao lưu bằng đường bộ, đường
sắt qua các cửa khẩu (Lào cai, Lạng Sơn, Trung Quốc)
+ Phía Nam giáp Bắc Trung bộ và ĐBS.Hồng nên dễ dàng giao lưu với ĐBSH
nhất là vùng Đông Bắc.
+ Phía Tây giáp Thượng Lào.
+ Phía Đông là Vịnh Bắc bộ, một vùng biển giàu tiềm năng về hải sản và du lịch.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

xảy ra sương muối. Thời tiết thất
thường làm ảnh hưởng đến năng suất và thời vụ của cây trồng.
3) Về kinh tế – xã hội
• Dân cư và nguồn lao động:
Dân số đông( 14,8 triệu) mật độ dân số trung bình cao(1180 ng/km2 )Þ Nguồn
lao động dồi dào, có nhiều kinh nghiệm truyền thống sản xuất, có trình độ thâm
canh cao về trồng lúa nước. Có thị trường tiêu thụ rộng lớn,có đội ngũ lao động
kỹ thuật lớn hơn các vùng khác.
• Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: phát triển khá tốt
o Mạng lưới giao thông hoàn chỉnh và phát triển mạnh.
o Khả năng cung cấp điện nước cho sản xuất được bảo đảm.
o Hệ thống thủy lợi khá hoàn chỉnh.
o Hệ thống đô thị, xí nghiệp công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp ngày
càng phát triển
 Chính sách:
 Các chính sách mới( đầu tư, phát triển vùng KT trọng điểm, giao đất, khoáng
sản phẩm, thuế… ) đã tạo nhiều thuận lợi cho sự phát triển KT-XH.
Hạn chế: Nhiều cơ sở hạ tầng đã xuống cấp –Nông dân chưa quen với cơ chế
KT thị trường
Vì sao dân số là vấn đề quan tâm hàng đầu ở ĐBSH?
1) Vấn đề dân số: Có ý nghĩa rất quan trọng vì đây là vùng có mật độ dân số
trung bình cao nhất cả nước. Sức ép của dân số lên tài nguyên, môi trường, và
đối với phát triển KTXH của vùng là rất lớn. Việc giải quyết vấn đề dân số của
vùng lại gặp rất nhiều khó khăn.
2) Thực trạng về dân số của vùng:
- Là vùng dân cư tập trung đông nhất cả nước. Dân số (14,8 triệu người),mật độ
dân số trung bình rất cao (1.180 người/Km2)
* Bằng 5 lần mật độ dân số trung bình cả nước.
* Gấp 3 lần ĐBSCL. Gấp 10 lần so với miền núi trung du phía Bắc.
* Nguyên nhân:
+ Là vùng khai thác lâu đời với điều kiện tự nhiện thuận lợi.
+ Có nền nông nghiệp thâm canh cao với nghề trồng lúa nước.
+ Có nhiều trung tâm công nghiệp và mạng lưới đô thị dày đặc.
- Dân cư phân bố không đều:
* Nơi đông nhát là Hà Nội (2.883 người/Km2), Thái bình (1.153), Hải Phòng
(1.113), Hưng Yên (1.204) vì đây là các vùng nông nghiệp trù phú, các TTCN,
đô thị lớn.và có ĐKTN thuận lợi.
* Dân cư thưa ở các khu vực ven rìa phía Bắc và Đông Bắc của châu thổ (< 500
người/Km2) vì nơi đây đầt xấu, địa hình có nhiều đồi núi xen kẽ.
- Nhịp độ tăng dân số vẫn còn nhanh, chưa phù hợp với nhịp độ phát triển kinh
tế ( thời kì 1979 – 1989 kinh tế tăng khoảng 4 – 5%, trong khi dân số tăng trên
2%; thời kì 1990 – 1999 mưc tăng tương ứng là 7% - và 1,4% )
3) Hậu quả của sự tăng dân số nhanh:
* Bình quân đầu người về đất canh tác rất thấp (bằng ½ của cả nước)
* Đất ít dân đông nên thâm canh là biện pháp cần thiết nhưng sẽ làm đất dễ mất
độ phì nếu không đi đôi với việc cải tạo và hoàn lại chất dinh dưỡng cho đất.
* Việc áp dụng khoa học kỹ thuật và những chính sách mới trong nông nghiệp
về lâu dài có thể dẫn đến giới hạn của khả năng sản xuất.
* Tài nguyên nước cũng bị ô nhiễm và khan hiếm ở một số vùng.
* Sản xuất chưa đáp ứng cho nhu cầu tích lũy và cải thiện đời sống.
* Nãy sinh nhiều vấn đề: việc làm, nhà ở, y tế, giáo dục
4) Biện pháp giải quyết:
- Phân bố lại dân cư và lao động trên phạm vi cả nước
- Triển khai có hiệu quả công tác dân số và kế hoạch hóa gia đình. Giảm Tỷ lệ
sinh.
- Lựa chọn cơ cấu kinh tế hợp lý ( phát triển công nghiệp, dịch vụ, đa dạng hóa
sản xuất nông nghiệp, công nghiệp hóa nông thôn) để giải quyết việc làm tại
chỗ cho lực lượng lao động, nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.
Phân tích vấn đề LTTP ở ĐBSH? Những thuận lợi để sản xuất
LTTP? khó khăn và hướng khắc phục?
1) Tầm quan trọng:
- Là vùng trọng điểm số 2 của cả nước về lương thực thực phẩm.
- Việc SXLTTP của vùng nằm trong chiến lược phát triển KTXH của đất nước.
2) Các tiềm năng để phát triển:
a) Thuận lợi:
* Về điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
+ Đất nông nghiệp: Chiếm 56% DT đất tự nhiên ( 70vạn ha).Là đất phù saphì
nhiêu do S.Hồng và S.Thái Bình bồi đắp.Gồm 2 loại: đất ngoài đê có giá trịtrồng
cây thực phẩm, cây công nghiệp ngắn ngày, cây ăn quả; đất trong đê kém phì
nhiêu hơn, chiếm diện tích lớn và là đất trồng lúa chủ yếu của đồng bằng.
+ Khí hậu: nhiệt đới gió mùa có một mùa Đông lạnh nên thích hợp để thực hiện
cơ cấu cây trồng đa dạng( cây nhiệt đới và cây có nguồn gốc cận nhiệt)
+ Nguồn nước: Có mạng lưới sông ngòi dày đặc, lượng nước lớn, chứa nhiều
phù sa nên thuận lợi cho sản xuất.Vùng còn có nguồn nước ngầm dồi dào chất
lượng tốt.
+ Biển: Có vùng biển rộng, đường bờ biển dài 400km thuận lợi phát triển nhiều
ngành kinh tế biển.
+ Vùng còn có nhiều DTMN để NTTS, để phát triển chăn nuôi gia súc gia cầm...
* Về kinh tế – xã hội:
+ Dân cư và nguồn lao động: Dân số đông, có nguồn lao động dồi dào, có nhiều
kinh nghiệm truyền thống sản xuất và trình độ thâm canh cao về trồng lúa
+ Cơ sở vật chất kỹ thuật và cơ sở hạ tầng: Có hệ thống thuỷ lợi hoàn
chỉnh.Cókhả năng cung cấp điện nước cho sản xuất được đảm bảo tốt.Có hệ
thống đô thị, xí nghiệp công nghiệp, cơ sở tiểu thủ công nghiệp ngày càng phát
triển.
+ Chính sách:Các chính sách mới.....
b) Khó khăn và hướng khắc phục:
+ Địa hình có nhiều ô trũng, nhiều nơi đất bị bạc màu việc sử dụng cải tạo tốn
kém Þ Cần được đầu tư cải tạo.
+ Bình quân đất canh tác đầu người thấp nhất cả nước Þ cần khai hoang,
cải tạo đất bạc màu, đẩy mạnh thâm canh tăng năng suất, có quy hoạch việc
chuyển đất nông nghiệp sang đất chuyên dùng. Tận dụng DTMN để NTTS
+ Sự phân mùa của khí hậu gây tình trạng mùa thừa nước, mùa thiếu nước Þ
cần xây dựng củng cố hệ thống đê điều, thủy lợi nhằm đảm bảo nước tưới
tiêu.
+ Bình quân lương thực đầu người thấp (414 Kg/người) Þ cần giãm tỷ lệ sinh,
thực hiện việc chuyển cư.
+ Cơ sở thức ăn cho chăn nuôi chưa đảm bảo, phương tiện đánh bắt và nuôi
trồng thủy sản chưa hiệu quả Þ Cần chú ý phát triển kỹ thuật, mở rộng quy mô
nuôi trồng thủy sản, chọn giống tốt, bảo đảm tốt thức ăn cho chăn nuôi.
+ Thị trường tiêu thụ chưa ổn định_nhiều cơ sở hạ tầng đã xuống cấp cần được
đầu tư xây dựng và nâng cấp.
Trình bày hiện trạng về sản xuất lương thực thực phẩm của
vùng ĐBSH
a) Về sản xuất lương thực
* Ngành trồng cây lương thực luôn chiếm vị trí hàng đầu trong cơ cấu nông
nghiệp.
* Diện tích cây lương thực: 1,2 triệu ha (= 14% DT cả nước)
* Sản lượng lương thực = 6,1 triệu tấn ( = 18% SLLT cả nước )
Trong đó: Lúa là cây có ý nghĩa quan trọng nhất = 88% DT và hơn 90% SL cây
lương thực của ĐBSH.
* Năng suất lúa cao nhất cả nước = 56,3 tạ/ha (cả nước = 38,5 ta/ha – ĐBSCL
= 40,7 tạ)
* Lúa được trồng khắp nơi, nhưng tập trung và có năng suất cao nhất là Thái
Bình, Nam Định, Hải Dương, Hưng Yên …
+ Thái Bình = 61,6 tạ/ha (dẫn đầu cả nước)
+ Nhiều Hợp tác xã đạt: 8 --> 10 tấn/ha
* BQLTĐN thấp hơn mức bình quân cả nước = 414 kg/448kg
=> Cây lúa đư
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top