Download Tiểu luận Giá trị nhân văn trong tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí





Tư tưởng bao dung Hồ Chí Minh xuất phát từ quan điểm: “Sông to, biển rộng, thì
bao nhiêu nước cũng chứa được, vì độ lượng nó rộng và sâu. Cái ché nhỏ, cái đĩa
cạn, thì một chút nước cũng đầy tràn: vì độ lượng nó hẹp nhỏ”. Chủ tịch Hồ Chí
Minh đã phân biệt bọn thực dân cướp nước ta với nhân dân lương thiện ở các nước
đó. Người cũng phân biệt bọn hiếu chiến Mỹ với nhân dân Mỹ yêu tự do và hoà
bình. Người không hề đánh đồng bọn xâm lược Mỹ với nhân dân Mỹ. Và chính
Người đã coi bạn bè năm chân tận tình ủng hộ cuộc đấu tranh chống đế quốc Mỹ
của nhân dân ta, trong đó có cả nhân dân yêu chuộng hoà bình Mỹ. Vì sự nghiệp
giải phóng dân tộc, vì tiến bộ xã hội, Hồ Chí Minh đưa ra chủ trương có lý, có tình
đối với kiều dân nước ngoài ở Việt Nam, nhằm bảo vệ tính mạng, tài sản của họ.
Người đánh giá cao vấn đề này và ghép tộ i "vô cớ sát hại kiều dân ngoạiquốc" vào
tử hình.Với lòng nhân ái bao la, phát huy truyền thống "thương người như thể
thương thân", "đánh kẻ chạy đi không đánh kẻ chạy lại", Hồ Chí Minh có chính
sách khoan hồng đại lượng, đối xử nhân đạo với tù binh.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

những người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải
phóng con người”. Đó chính là mục tiêu mà Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng khẳng
định trong Lời ra mắt của báo “Người cùng khổ” (Le Paria) tại nước Pháp năm
1921.
Đứng vững trên lập trường giai cấp công nhân, từ khi về nước lãnh đạo nhân
dânđấu tranh giành chính quyền cách mạng, Hồ Chí Minh lại dùng đến khái niệm
"đồngbào", "quốc dân"... Khi miền Bắc quá độ lên chủ nghĩa xã hội, Người dùng
thêm nhiềukhái niệm như "công nhân", "nông dân", "trí thức", "lao động chân tay",
"lao động tríóc", "người chủ xã hội"...
I.2) Thương yêu con người, thương yêu nhân dân
Người từng nói: "Nghĩ cho cùng, mọi vấn đề... là vấn đề ở đời và làm người ở đời
và làm người phải là thương nước, thương dân, thương nhân loại đau khổ bị áp
bức". (Hồ Chí Minh: Nhà nước và pháp luật Việt Nam, Nxb Pháp lý, H.1990,
tr174).
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh xuất phát từ tình yêu thương của những
người đồng cảnh ngộ, mất nước, bị nô lệ, cùng chung số phận bị áp bức bóc lột, đi
tìm lối thoát cho dân tộc. không chung chung, trừu tượng kiểu tôn giáo, mà luôn
luôn được nhận thức và giải quyết trên lập trường của giai cấp vô sản, dành cho
các dân tộc và con người bị áp bức, đau khổ. Khi bôn ba nơi hải ngoại, chứng kiến
cảnh bị áp bức bóc lột của công nhân, của nhân dân lao động các nước tư bản chủ
nghĩa, chứng kiến cảnh bị áp bức của nhân dân các thuộc địa khác, tình yêu thương
con người ở Người mở rộng sang yêu thương những người cùng cảnh ngộ, những
người lao động cùng kiệt đói, những người thuộc các dân tộc Việt Nam. Xuất phát từ
tình yêu thương ấy mà Người đã đi tìm con đường giải phóng cho dân tộc, giải
phóng khỏi mọi áp bức, bất công. Mục tiêu của Hồ Chí Minh đã từng nói rõ trong
lời ra mắt của báo Người cùng khổ (Le Paria) năm 1921: "đi từ giải phóng những
người nô lệ mất nước, những người lao động cùng khổ đến giải phóng con người".
Hồ Chí Minh thương yêu con người với một tình cảm sâu sắc, vừa bao la rộng lớn,
vừa gần gũi thân thương đối với từng số phận con người. Hồ Chí Minh luôn sống
giữa cuộc đời và không có cái gì thuộc về con người đối với Hồ Chí Minh lại là xa
lạ. Người quan tâm đến tư tưởng, công tác, đời sống của từng người, việc ăn, việc
mặc, ở, học hành, giải trí của mỗi người dân, không quên, không sót một ai, từ
những người bạn thuở hàn vi, đến những người quen mới. Tình thương yêu con
người ở Hồ Chí Minh luôn gắn liền với hành động cụ thể, phấn đấu vì độc lập của
Tổ quốc, tự do hạnh phúc cho con người.Với mục tiêu được xác định, Người trở về
nước thực hiện sự nghiệp giải phóng dân tộc Việt Nam khỏi ách áp bức của thực
dân Pháp và bè lũ tay sai. Với đường lối đúng đắn mà Người đề ra, tập hợp, đoàn
kết toàn dân tộc vào một Mặt trận thống nhất và tranh thủ sự ủng hộ và giúp đỡ của
quốc tế, nhân dân ta đã đánh đuổi đế quốc thực dân, giải phóng dân tộc, nước ta
hoàn toàn độc lập, thống nhất và xây dựng cuộc sống mới. Luôn thương yêu con
người, nên Hồ Chí Minh luôn khát khao hòa bình, một nền hòa bình thật sự, trong
độc lập, tự do. Trước cách mạng, trong kháng chiến, Hồ Chí Minh luôn có thái độ
nghiêm túc, thận trọng đối với vấn đề khởi nghĩa, tranh thủ khả năng phát triển hòa
bình để hạn chế sự đổ máu cho nhân dân ta và nhân dân các nước. Lãnh đạo Cách
mạng Tháng Tám năm 1945, Người chủ trương chủ yếu sử dụng bạo lực chính trị.
Đó là cuộc cách mạng ít đổ máu nhất. Sau Cách mạng Tháng Tám, Hồ Chí Minh
đã cố gắng làm tất cả những gì có thể làm được để tránh cuộc chiến tranh Việt -
Pháp. Nhưng khi bọn thực dân hiếu chiến quyết gây ra chiến tranh để buộc dân ta
sống kiếp đời nô lệ, mất nước thì Hồ Chí Minh kêu gọi cả dân tộc đứng lên chiến
đấu vì độc lập, tự do của Tổ quốc, vì nền hòa bình và phẩm giá của nhân loại tiến
bộ. Hồ Chí Minh coi sinh mạng con người là quý giá nhất. Theo Người, "không có
một trận đánh đẫm máu nào là "đẹp" cả, mặc dù thắng lớn. Người quý trọng
sứcdân, của dân; trọng người tài, đức, trân trọng "người tốt, việc tốt" dù rất
nhỏ".Người trân trọng từng ý kiến của dân, lắng nghe dân, học hỏi dân, bàn bạc
với dân, tự phê bình trước dân, trả lời ý kiến của dân, tôn trọng và chấp hành
nghiêm minh pháp luậtNgay sau khi Cách mạng Tháng Tám năm 1945 thành công,
Người đề ra những nhiệm vụ cấp bách là diệt giặc đói và diệt giặc dốt cùng với
việc chống giặc ngoại xâm. Trước mắt phải xóa đói nghèo, làm cho kinh tế phát
triển "làm cho người cùng kiệt thì đủ ăn, người đủ ăn thì khá giàu và người khá giàu
thì giàu thêm" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr65). Kinh tế có
phát triển, đời sống đồng bào có ấm no thì đất nước mới cường thịnh. Người từng
nói: tui thấy các cháu bụng ỏng, mắt choẹt, tui hết sức đau lòng". Người yêu cầu
những người lãnh đạo chính quyền phải chăm lo đến đời sống nhân dân, phải chăm
lo từ việc "tương cà, mắm muối của dân", không được áp bức quần chúng nhân
dân.
Người chăm lo đến việc nâng cao dân trí, chống giặc dốt, xóa nạn mù chữ, phát
triển giáo dục. Người từng nói "Một dân tộc dốt là một dân tộc yếu". Người yêu
cầu đảng cầm quyền phải chăm lo đến nâng cao trình độ học vấn cho nhân dân,
chăm lo phát triển mọi mặt của dân tộc ta. Người thường nói chế độ thực dân đã
dùng mọi thủ đoạn ngu dân để đầu độc dân tộc ta, để hủ hóa nhân dân ta bằng
những thói xấu như lười biếng, gian xảo, tham ô. Cho nên phải làm sao để dân tộc
Việt Nam trở thành một dân tộc dũng cảm, yêu nước, yêu lao động, một dân tộc
xứng đáng với nước Việt Nam độc lập, "sánh vai với các cường quốc năm châu".
Tình yêu thương con người ở Hồ Chí Minh không chỉ giới hạn ở nhân dân Việt
Nam mà ở tình bác ái bao la. Người từng vạch rõ: "Trừ bọn Việt gian bán nước, trừ
bọn phát xít thực dân, là những ác quỷ mà ta phải kiên quyết đánh đổ, đối với tất cả
những người khác thì ta phải yêu quý, kính trọng, giúp đỡ... Phải thực hành chữ
Bác-Ái" (Hồ Chí Minh toàn tập, Nxb CTQG, H.1995, t5, tr644). Người còn nói
"Lòng yêu thương của tui đối với nhân dân và nhân loại không bao giờ thay đổi"
và trước lúc đi xa, Người viết "Đầu tiên là vấn đề con người" và "Cuối cùng tui để
lại muôn vàn tình thân yêu cho toàn dân, toàn Đảng, cho toàn thể bộ đội, cho các
cháu thanh niên và nhi đồng. tui cũng gửi lời chào thân ái đến các đồng chí, các
bầu bạn và các cháu thanh niên, nhi đồng quốc tế".
Chăm lo, bồi dưỡng, phát huy sức mạnh của con người, tin tưởng vững chắc vào
khả năng và phẩm giá tốt đẹp của con người. Cách mạng Tháng Tám thành công,
tại cuộc họp đầu tiên của ủy ban nghiên cứu kế hoạch, kiến quốc, Hồ Chí Minh nêu
rõ mục tiêu của Nhà nước là: "Làm cho dân có ăn. Làm cho dân có mặc. Làm cho...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top