lesanh_88

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

A- LỜI MỞ ĐẦU

Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là một vấn đề rất cần thiết. Đó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền kinh tế mỗi nước. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ VIII đã nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình CNH-HĐH lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tại hội nghị Trung Ương lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với việc nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tìm ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc làm cần thiết cho giai đoạn phát triển hiện nay.









B- NỘI DUNG

I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận Thức Chung Về Thuyết Quản Lý “Quan hệ con nguời”
Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm lý tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động làm việc, phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này được xây dựng chủ yếu dựa vào những thành tựu tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm: “Công nhân tham gia quản lý”, “Người lao động coi doanh nghiệp là nhà của mình”, “Đồng thuần và dân chủ giữa công nhân và chủ”, “hài hoà về lợi ích”. Chứng minh được rằng tăng lợi nhuận không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động. Đồng thời Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu của người lao động và tư tưởng quản lý của trường phái này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là Nhật Bản.
2. Nội Dung Cơ Bản Của Thuyết Quản Lý “Quan hệ con người”
a- Con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội:
Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong tổng số các nhân tố của các quan hệ xã hội, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó khác với các nhân tố khác ở chỗ là nó vừa là nhân tố động lực đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và xã hội đồng thời cũng là mục tiêu phục vụ mà doanh nghiệp và xã hội hướng tới. Cả hai nhân tố này cùng vận động song song để tồn tại và phát triển trong một xã hội luôn biến động và không ngừng phát triển. Do vậy nó được coi là nhân tố tích cực trong vai trò là tổng hoà các quan hệ xã hội.
b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp:
Có lẽ một điều không thể phủ nhận được đó là vai trò của con người trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, vì họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành đạt thì phải biết kết hợp hài hoà giữa những lợi ích của khách hàng, của nhân viên trong doanh nghiệp, của nhà nước, của các tập đoàn địa phương và các cổ đông với nhau. Tuy nhiên cách đây không lâu nhân tố con người đã có một tầm cỡ lớn. Do đó, trong nội bộ doanh nghiệp, chức năng lãnh đạo con người quản lý hay đúng hơn lãnh đạo nguồn nhân lực và chỉ đạo mối quan hệ công cộng ngày càng trở lên quan trọng.
- Tổ chức doanh nghiệp là một tổ chức xã hội do con người hợp thành. Để cho các thành viên của tổ chức, bao gồm nhiều người khác nhau, cùng hoạt động xung quanh mục tiêu chung của tổ chức thì cần tiến hànhcông tác quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên nhà quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh được một vấn đề căn bản là quan điểm , cách nhìn nhận của họ về bản tính của con người. Vì vậy, các nhà quản lý của phương Tây đã đưa ra những giả thiết khác nhau về bản tính con người và dùng những giả thiết để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản lý áp dụng đều ẩn chứa một giả thiết nào đó về bản tính con người. Mỗi trường phái quản lý của phương Tây đều lấy một giả thiết bản tính con người làm điểm xuất phát.
- Khác với thời kỳ người ta chỉ quan tâm tới sản xuất, con người bây giờ được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là như một nghệ sĩ chứ không phải như một nhân tố sản xuất. Chính con người kể cả những người có vai trò khiêm tốn nhất, làm cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, con người là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi người đều có những khả năng, tài năng và nghị lực riêng mà ta cần nắm bắt, hướng dẫn kiểm tra và phát triển. Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản, là vốn quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội. Chúng ta cần thấy rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.

c- Những thay mặt của trường phái “Quan hệ con người”
Đại diện của trường phái này có: Mary Parker Follet(1868-1933), quan tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà cương quyết phản đối việc thi hành quyền tuyệt đối vì công nhân sẽ phản ứng và do đó khó hợp tác trong làm ăn. Bà đưa ra quy luật tình thế, mệnh lệnh do tình thế đưa ra. Bà cho rằng, trong quản lý cần quan tâm tới người lao động về toàn bộ đời sống kinh tế, tinh thần và tình cảm của họ. Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa những người lao động và người quản lý, giữa các nhà lãnh đạo và quản lý nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp, coi đó là nguồn lực để tăng năng xuất và hiệu quả lao động.
Elton Mayo(1880-1949) là thay mặt chủ yếu của trường phái này. Trường phái Mayo chú trọng nhân tố con người, nghiên cứu hành vi cá thể và hành vi quần thể của con người mặc dù ông đánh giá con người là thụ động trong quan hệ với tập thể.
Trong cuốn sách “nhân tố con người trong xí nghiệp” xuất bản năm 1957 Douglas(1906-1964) đã đưa ra lý luận về bản tính con người trong “lý luận X- lý luận Y” rất nổi tiếng và được phát triển trong các tác phẩm của ông sau đó. Năm 1960, bài luận văn “nhân tố con người trong xí nghiệp” được xuất bản thành sách.
G.B.Watson(1878-1958) đề xướng thuyết hành vi trong quản lý từ năm 1923 tại Mỹ, hình thành một trường phái mà đại biểu là Herbert Simon, phát triển mạnh trong thời kỳ công nghiệp hoá.
Còn Maslow thì cho rằng những người bình thường thích đựơc làm việc và tiềm ẩn những khả năng rất lớn với bất cứ cương vị nào cũng có tinh thần trách nhiệm và muốn làm việc tốt.
d- Nhà quản lý phải làm gì để phát huy vai trò của con người
Douglas đã chỉ rõ vấn đề căn bản của quản lý là nhận thức của nhà quản lý đối với bản tính con người. Nó là cơ sở của tất cả các sách lược và phương pháp quản lý. Những giả thiết khác nhau về bản tính con người tất nhiên dẫn đến sách lược và phưong pháp quản lý khác nhau, từ đó ảnh hưởng khác nhau đến công nhân viên trong doanh nghiệp và sản sinh ra những hành vi nghề nghiệp khác nhau, dẫn đến hiệu quả quản lý khác nhau.
Phần lớn những vấn đề xuất hiện trong công việc quản lý đều là do nhận thức sai lầm của nhà quản lý đối với công nhân gây ra. Nếu công nhân làm việc không tốt thì phải tìm nguyên nhân về phía nhà quả lý, phải điều tra xem trong công việc quản lý của ông ta có điều gì cản trở công nhân viên phát huy tính tích cực của họ hay không. Nhiệm vụ của nhà quản lý là huy động các nguồn lực để thực hiện các yêu cầu của doanh nghiệp. Người quản lý phải giao phó công việc cho những người đáng tin cậy, thúc đẩy họ làm việc với tinh thần tự giác, sử dụng quyền tự chủ ngày càng cao với ý thức trách nhiệm đầy đủ.
Theo quan niệm truyền thống nhiệm vụ của nhà quản lý(lý luận X):
+ Nhà quản lý phải chịu trách nhiệm tổ chức các xí nghiệp sản xuất nhằm đạt được những mục tiêu về kinh tế
+ Đối với công nhân viên mà nói, đó là chỉ huy công việc của họ, kiểm tra hoạt động của họ, điều chỉnh hành vi của họ, khiến cho những hoạt động và hành vi của họ phù hợp với nhu cầu của tổ chức.
+ Nếu các nhân viên quản lý không tích cực can thiệp như vậy thì công nhân sẽ có thái độ tiêu cực, thậm chí chống lại tổ chức. Do đó cần thuyết phục, khen thưởng, trừng phạt, kiểm tra, chỉ huy hoạt động của họ. đó là nhiệm vụ của các nhân viên quản lý, người ta thường khái niệm nhiệm vụ này bằng câu “Quản lý tức là thông qua người khác để hoàn thiện công việc”.
Trong điều kiện xã hội hiện đại, cùng với sự phát triển khoa học kỹ thuật, nhu cầu về sinh lý và nhu cầu về an toàn của con người đều đã được thoả mãn ở mức độ tương đối. Do đó nếu nhà quản lý muốn sử dụng cách “Kẹo ngọt cộng roi da” của lý luận X để kích thích lòng nhiệt tình của công nhân thì rõ ràng là không thể làm được. Nếu giả thiết về bản tính con người của nhà quản lý không thay đổi thì dù có lúc sử dụng những sách lược quản lý mới như quản lý phân quyền theo mục tiêu, giám sát, đôn đốc có hiệp thương, chỉ đạo dân chủ...thì đó cũng chỉ có thể là “Bình cũ rượu mới”. Douglas chỉ rõ rằng triết học quản lý thông qua sự chỉ huy và điều khiển dù là nghiêm khắc hay ôn hoà đều không kích thích tính tích cực của công nhân.
Sau thập kỷ 30, cùng với sự xuất hiện của lý luận quản lý về quan hệ nhân quần, một lý luận hoàn toàn trái ngược vơí lý luận X, được gọi là lý luận Y. Douglas lập luận, vì nhiều lý do, chúng ta có một giả thiết thoả đáng hơn về bản tính con người và động cơ làm việc của họ, cần có một lý luận khác để tiến hành công việc quản lý.
Lý luận Y của Douglas về bản tính con người:
+ Lười nhác không phải là bản tính bẩm sinh của con người nói chung. Lao động trí óc, lao động chân tay cũng như nghỉ ngơi, giải trí đều là hiện tượng bẩm sinh của con người.
+ Điều khiển và đe doạ trừng phạt là biện pháp duy nhất để thúc đẩy con người thực hiện mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Khi con người bỏ sức ra để thực hiện một mục tiêu mà họ tham gia, họ mong muốn nhận được những điều mà việc hoàn thành những mục tiêu ấy tạo ra, trong đó diều quan trọng nhất không phải là tiền mà là quyền tự chủ, quyền được tôn trọng, quyền tự mình thực hiện công việc. Sự thoả mãn những quyền đó sẽ thúc đẩy con người hoàn thành mục tiêu của doanh nghiệp.
+ Thiếu trí tiến thủ, né tránh nhiệm vụ và cầu an quá mức không phải là bản tính của con người mà là do kinh nghiệm do quá khứ tạo ra. Trong những môi trường thích hợp, con người không những giám gánh vác trách nhiệm mà còn có thể chủ động gánh vác trách nhiệm.
+ Trong quá trình giải quyết khó khăn của doanh nghiệp, đại đa số các nhân viên của doanh nghiệp có khả năng suy nghĩ, tinh thần và năng lực sáng tạo, chỉ có một số ít người không có khả năng ấy.
+ Tuy nhiên trong điều kiện xã hội hiện đại, tiềm năng trí tuệ của con người nói chung chỉ được phát huy phần nào và nhiệm vụ của quản lý là phát huy toàn bộ tiềm năng trí tuệ ấy. Đòi hỏi cần đáp ứng những nhu cầu của người lao động.



II-VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM HIỆN NAY.
1. Sự Quan Tâm Của Nhà Nước Ta Đến Yếu Tố Con Người Trong Doanh Nghiệp hiện nay
Một đất nước muốn phát triển mạnh thì không thể thiếu được sự hiện diện của con người ở trong đó. Thực tế ta thấy, trong quản lý nhà nứoc đối với nhân tố con người trong doanh nghiệp là nhằm phát triển kinh tế, xã hội. Nhân tố con người đóng một vai trò hết sức quan trọng trong sự phát triển kinh tế đất nước. Hiện nay nhà nước ta đã có sự quan tâm nhiều đến lợi ích của con người trong các doanh nghiệp.
Trong công cuộc đổi mới kinh tế chúng ta đã khơi dậy được tính tích cực của người lao động biến nó trở thành nguồn sức mạnh to lớn. Qua thực tế ta thấy nếu chỉ dựa vào tinh thần lao động tích cực, ý trí vươn lên đơn thuần của người lao động, thì chúng ta không thể xây dựng được nền sản xuất hiện đại trong các doanh nghiệp. Song nếu ta chỉ chú trọng nâng cao trình độ học vấn của người lao động, công nghệ hiện đại và đảm bảo sức khoẻ của người lao động mà không chú trọng khơi dậy tinh thần tích cực của họ thì chúng ta cũng không thể tận dụng được cơ hội để vượt qua những thách thức hiện nay. Do đó, quan tâm đến nhu cầu, lợi ích người lao động một cách toàn diện là nhiệm vụ mà nhà nước phải làm.
Hiện nay nhà nước đã quan tâm đến vấn đề vệ sinh an toàn lao động, công tác bảo hộ lao động trực tiếp góp phần cải thiện điều kiện làm việc ở các doanh nghiệp, nhiều ngành sản xuất tình trạng tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp bước đầu đã được ngăn chặn. Vấn đề bảo đảm an toàn và sức khoẻ cho người lao động cần đến một lượng kinh phí rất lớn. Nhất là hiện nay nền kinh tế đang ngày một phát triểnvà chúng ta đang tham gia hội nhập với nền kinh tế toàn cầu thì công tác quản lý người lao động cần phân rõ trách nhiệm của người tổ chức sử dụng lao động, thường xuyên kiển tra xử lý nghiêm khắc các trường hợp sử dụng lao động không đảm bảo an toàn, coi nhẹ chăm sóc sức khoẻ người lao động.

MỤC LỤC

A- LỜI MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận thức chung về Thuyết quản lý “Quan hệ con người”
2. Nội dung cơ bản của thuyết quản lý “Quan hệ con người”
a- Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội
b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp
c- Những thay mặt của trường phái “Quan hệ con người”
d- Nhà quản làm gì để phát huy vai trò của con người trong doanh nghiệp
II. VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Sự quan tâm của Nhà nước đến yếu tố con người trong doanh nghiệp Việt Nam
2. Thực trạng của việc vận dụng thuyết quản lý trường phái “Quan hệ con người” vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3. Giải pháp khắc phục mối quan hệ con người trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
C- KẾT LUẬN


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Download Tiểu luận Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
A- LỜI MỞ ĐẦU
B- NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận thức chung về Thuyết quản lý “Quan hệ con người”
2. Nội dung cơ bản của thuyết quản lý “Quan hệ con người”
a- Con người là tổng hoà các quan hệ xã hội
b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp
c- Những thay mặt của trường phái “Quan hệ con người”
d- Nhà quản làm gì để phát huy vai trò của con người trong doanh nghiệp
II. VẬN DỤNG QUẢN LÝ TRONG QUAN HỆ CON NGƯỜI VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
1. Sự quan tâm của Nhà nước đến yếu tố con người trong doanh nghiệp Việt Nam
2. Thực trạng của việc vận dụng thuyết quản lý trường phái “Quan hệ con người” vào các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
3. Giải pháp khắc phục mối quan hệ con người trong điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay
C- KẾT LUẬN
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

THUYẾT QUẢN LÝ CỦA TRƯỜNG PHÁI “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
VÀ SỰ VẬN VÀO ĐIỀU KIỆN CÁC DOANH NGHIỆP VIỆT NAM
LỜI MỞ ĐẦU
Trong nền kinh tế tri thức hiện nay, việc đầu tư cho phát triển nguồn lực là một vấn đề rất cần thiết. Đó là chìa khoá dẫn tới sự thành công của nền kinh tế mỗi nước. Do đó, nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ thứ VIII đã nêu ra một giải pháp cơ bản cho quá trình CNH-HĐH lấy việc phát huy nguồn lực con người làm yếu tố cơ bản cho sự phát triển của nền kinh tế đất nước. Tại hội nghị Trung Ương lần II khoá VIII của Đảng khẳng định con người là nguồn lực quan trọng nhất đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của nước ta. Để thực hiện mục tiêu chiến lược mà Đại hội VIII đã đề ra, cần khai thác và sử dụng nhiều nguồn lực khác nhau, trong đó nguồn lực con người là quý báu nhất, có vai trò quyết định đặc biệt đối với nước ta khi mà nguồn lực tài chính và nguồn lực vật chất còn hạn hẹp.
Xuất phát từ mục tiêu lợi ích của các doanh nghiệp Việt Nam với việc nghiên cứu về thuyết quản lý của trường phái “Quan hệ con người’’ và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam, để tìm ra những mặt được và chưa được từ đó đưa ra những giải pháp hoàn thiện hơn nhằm thúc đẩy hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam. Đó là việc làm cần thiết cho giai đoạn phát triển hiện nay.
B- NỘI DUNG
I. LÝ LUẬN CHUNG VỀ THUYẾT QUẢN LÝ “QUAN HỆ CON NGƯỜI”
1. Nhận Thức Chung Về Thuyết Quản Lý “Quan hệ con nguời”
Đây là trường phái quan tâm thoả đáng đến yếu tố tâm lý con người, tâm lý tập thể và bầu không khí trong doanh nghiệp, nơi những người lao động làm việc, phân tích các yếu tố tác động qua lại giữa con người với nhau trong hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết quản lý chủ yếu của trường phái này được xây dựng chủ yếu dựa vào những thành tựu tâm lý học. Họ đưa ra các khái niệm: “Công nhân tham gia quản lý”, “Người lao động coi doanh nghiệp là nhà của mình”, “Đồng thuần và dân chủ giữa công nhân và chủ”, “hài hoà về lợi ích”. Chứng minh được rằng tăng lợi nhuận không những phụ thuộc vào điều kiện ngoại cảnh mà còn phụ thuộc vào tâm lý người lao động. Đồng thời Maslow đã đưa ra tháp nhu cầu của người lao động và tư tưởng quản lý của trường phái này được nhiều nước áp dụng, đặc biệt là Nhật Bản.
2. Nội Dung Cơ Bản Của Thuyết Quản Lý “Quan hệ con người”
a- Con người là tổng hoà của các quan hệ xã hội:
Con người là một chủ thể, là một nhân tố đặc biệt trong tổng số các nhân tố của các quan hệ xã hội, nhất là trong các doanh nghiệp hiện nay. Nó khác với các nhân tố khác ở chỗ là nó vừa là nhân tố động lực đảm bảo cho sự thành công trong hoạt động sản xuất của doanh nghiệp và xã hội đồng thời cũng là mục tiêu phục vụ mà doanh nghiệp và xã hội hướng tới. Cả hai nhân tố này cùng vận động song song để tồn tại và phát triển trong một xã hội luôn biến động và không ngừng phát triển. Do vậy nó được coi là nhân tố tích cực trong vai trò là tổng hoà các quan hệ xã hội.
b- Vai trò của con người trong doanh nghiệp:
Có lẽ một điều không thể phủ nhận được đó là vai trò của con người trong mỗi tổ chức doanh nghiệp, vì họ là nhân tố quyết định đến sự thành công hay thất bại của một doanh nghiệp. Một doanh nghiệp muốn thành đạt thì phải biết kết hợp hài hoà giữa những lợi ích của khách hàng, của nhân viên trong doanh nghiệp, của nhà nước, của các tập đoàn địa phương và các cổ đông với nhau. Tuy nhiên cách đây không lâu nhân tố con người đã có một tầm cỡ lớn. Do đó, trong nội bộ doanh nghiệp, chức năng lãnh đạo con người quản lý hay đúng hơn lãnh đạo nguồn nhân lực và chỉ đạo mối quan hệ công cộng ngày càng trở lên quan trọng.
- Tổ chức doanh nghiệp là một tổ chức xã hội do con người hợp thành. Để cho các thành viên của tổ chức, bao gồm nhiều người khác nhau, cùng hoạt động xung quanh mục tiêu chung của tổ chức thì cần tiến hànhcông tác quản lý một cách hữu hiệu. Nhưng vì đối tượng quản lý là con người, nên nhà quản lý trong hoạt động quản lý của mình không thể tránh được một vấn đề căn bản là quan điểm , cách nhìn nhận của họ về bản tính của con người. Vì vậy, các nhà quản lý của phương Tây đã đưa ra những giả thiết khác nhau về bản tính con người và dùng những giả thiết để chỉ đạo thực tiễn quản lý. Trên thực tế, đằng sau các sách lược quản lý và phương pháp quản lý mà nhà quản lý áp dụng đều ẩn chứa một giả thiết nào đó về bản tính con người. Mỗi trường phái quản lý của phương Tây đều lấy một giả thiết bản tính con người làm điểm xuất phát.
- Khác với thời kỳ người ta chỉ quan tâm tới sản xuất, con người bây giờ được coi là chủ thể chứ không phải là đối tượng có nghĩa là như một nghệ sĩ chứ không phải như một nhân tố sản xuất. Chính con người kể cả những người có vai trò khiêm tốn nhất, làm cho doanh nghiệp hoạt động. Do đó, con người là nguồn vốn cơ bản của doanh nghiệp. Mỗi người đều có những khả năng, tài năng và nghị lực riêng mà ta cần nắm bắt, hướng dẫn kiểm tra và phát triển. Xuất phát từ quan điểm con người vừa là mục tiêu vừa là động lực của sự phát triển xã hội, nguồn lực con người được coi là tài sản, là vốn quan trọng nhất, năng động nhất của sự phát triển xã hội. Chúng ta cần thấy rằng sự nghiệp chăm sóc, bồi dưỡng và phát huy nhân tố con người là yếu tố quan trọng để thực hiện mục tiêu dân giàu nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ văn minh.
c- Những thay mặt của trường phái “Quan hệ con người”
Đại diện của trường phái này có: Mary Parker Follet(1868-1933), quan tâm đến khía cạnh tâm lý và xã hội trong quản lý. Bà cương quyết phản đối việc thi hành quyền tuyệt đối vì công nhân sẽ phản ứng và do đó khó hợp tác trong làm ăn. Bà đưa ra quy luật tình thế, mệnh lệnh do tình thế đưa ra. Bà cho rằng, trong quản lý cần quan tâm tới người lao động về toàn bộ đời sống kinh tế, tinh thần và tình cảm của họ. Trong quan hệ quản lý, bà đề cao sự hợp tác, thống nhất giữa những người lao động và người quản lý, giữa các nhà lãnh đạo và quản lý nhằm phát triển các quan hệ con người tốt đẹp, coi đó là nguồn lực để tăng năng xuất và hiệu quả lao động.
Elton Mayo(1880-1949) là thay mặt chủ yếu của trường phái này. Trường phái Mayo chú trọng nhân tố con người, nghiên cứu hành vi cá thể và hành vi quần thể của con người mặc dù ông đánh giá con người là thụ động trong quan hệ với tập thể.
Trong cuốn sách “nhân tố con người trong xí nghiệp” xuất bản năm 1957 Douglas(1906-1964) đã đưa ra lý luận về bản tính con người trong “lý luận X- lý luận Y” rất nổi tiếng và được phát triển trong các tác phẩm của ông sau đó. Năm 1960, bài luận văn “nhân tố con người trong xí nghiệp” được xuất bản thành sách.
G.B.Watson(1878-1958) đề xướng thuyết hành vi trong quản lý từ năm 1923 tại Mỹ, hình thành một trường phái mà đại biểu là Herbert Simon, phát ...
Mình xin bài này
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
L Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con người và sự vận dụng vào các doanh nghiệp Việt Nam. Luận văn Kinh tế 2
O Thuyết quản lý của trường phái quan hệ con ngươì và sự vận dụng vào các quan hệ doanh ngiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 2
S Thuyết quản lý của trường phái “quan hệ con người” và sự vận vào điều kiện các doanh nghiệp Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
D Lý thuyết hệ thống và vận dụng tư duy hệ thống trong đổi mới quản lý giáo dục Luận văn Sư phạm 0
B Ứng dụng lý thuyết thẻ điểm cân bằng trong quản trị đại học tại Trường Đại học Kinh tế - ĐHQGHN Luận văn Kinh tế 2
D Ebook Lý thuyết và bài tập Quản trị sản xuất - Ths. Nguyễn Văn Duyệt Luận văn Kinh tế 0
D LÝ THUYẾT VÀ ỨNG DỤNG QUẢN LÝ TRI THỨC (KM) THEO ISO 9001:2000 HỖ TRỢ HỆ THỐNG CHẤT LƯỢNG (SQS) Công nghệ thông tin 0
D Thuyết đức trị của Khổng Tử và ảnh hưởng của nó đối với phương thức quản lý xã hội ở Việt Nam hiện n Kinh tế chính trị 3
T Bài tập lý thuyết quản trị chiến lược Quản trị Chiến Lược 0
K Các lý thuyết tạo động lực của trường phái tâm lý - xã hội với việc nâng cao chất lượng quản lý nhân Luận văn Kinh tế 2

Các chủ đề có liên quan khác

Top