Download Tiểu luận Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống miễn phí





Mục lục
I. Tính khách quan của mâu thuẫn
II. Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống
III. Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn
IV. Chứng minh sự đúng đắn của nhận định trên trong thực tế quan hệ xã hội
V. Kết luận
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
Tính khách quan của mâu thuẫn
Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống
Lý giải tại sao phải chấp nhận và chung sống với các mâu thuẫn thay vì tìm cách lựa chọn một trong các mặt đối lập của mâu thuẫn
Chứng minh sự đúng đắn của nhận định trên trong thực tế quan hệ xã hội
Kết luận
Lời mở đầu
Điều khiển cuộc sống của mình theo ý muốn là việc mà tất cả mọi người chúng ta đều mong muốn. Thế nhưng không phải ai cũng có thể làm được điều này cho dù đó là nhưng người thật sự thành đạt hay là những nhà chính trị tài ba…Lý giải điều này thật đơn giản khi cuộc sống của chúng ta là muôn hình vạn trạng và chứa đựng trong nó là vô vàn các mâu thuẫn. Các mâu thuẫn này làm cho cuộc sống của chúng ta không ngừng vận động và phát triển theo các hướng khác nhau. Tuy nhiên, mỗi mâu thuẫn lại được tạo nên từ các mặt đối lập mà đôi khi chúng ta lại lầm tưởng đó là cách giải quyết mâu thuẫn. Thế nhưng, muốn sống và làm việc thì chúng ta phải nhận thức được sự tồn tai của mâu thuẫn và học cách để chung sống với nó, thay vì lựa chọn một trong các mặt đối lập của nó. Từ góc độ triết học, tui xin trình bày chi tiết hơn về vấn đề này đồng thời chứng minh nó bằn thực tiễn quan hệ giữa bố mẹ và con cái, giưa vợ và chồng trong cuộc sống hiện nay. Mong rằng bài viết sẽ giúp các bạn nhận thức được rõ hơn những mâu thuẫn trong cuộc sống và có cách giải quyết thích hợp cho những mâu thuẫn đó.
Tính khách quan của mâu thuẫn
Các mặt đối lập và mâu thuẫn khách quan
Trong cuộc sống cũng như trong học tập chúng ta bắt gặp rất nhiều sự vật, hiện tượng… có tính đối lập với nhau. Ví dụ: trong sinh vật có đồng hoá và dị hoá, trong kinh tế thị trường có cung và cầu, trong nguyên tử có điện âm và điện dương…vậy mặt đối lập là gì?
Mặt đối lập là những mặt có những đặc điểm, những thuộc tính, những tính quy định có khuynh hướng biến đổi trái ngược nhau, tồn tại khách quan. Trong mỗi sự vật hiện tượng đều tồn tại các mặt đối lập, chúng vừa thống nhất và đấu tranh với nhau tạo thành mâu thuẫn.
Mâu thuẫn biện chứng là sự thông nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập. Trong đó, thống nhất giữa các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, đòi hỏi có nhau của các mặt đối lập, sự tồn tại của mặt này là điều kiện, tiền đề cho sự tồn tại của mặt kia. Đấu tranh giữa các mặt đối lập là sự tác động qua lại theo xu hướng bài trừ, phủ định nhau của các mặt đối lập.
Mâu thuẫn biến chứng tồn tại khách quan, phổ biến trong tự nhiên, xã hội, tư duy. Mâu thuẫn tồn tại trong tất cả các sự vật, hiện tượng cũng như trong tất cả các giai đoạn phát triển của chúng. Mâu thuẫn hết sức phong phú, đa dạng: có mâu thuẫn bên trong, mâu thuẫn bên ngoài, có mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản, mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu, có mâu thuẫn đối kháng và không đối kháng…
Mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động và phát triển.
Bất cứ sự vật, hiện tượng nào trong thế giới khách quan cũng đều chứa đựng những mâu thuẫn trong bản thân nó, trong đó luôn diễn ra quá trình vừa thống nhất vừa đấu tranh của các mặt đối lập làm cho sự vật, hiện tượng vận động và phát triển không ngừng.
Sự thống nhất và sự đấu tranh của các mặt đối lập là không tách rời nhau trong quá trình vận động, phát triển của sự vật. Chúng có vị trí, vai trò nhất định đối với sự tồn tại và biến đổi của sự vật hiện tượng.
Sự thông nhất của các mặt đối lập gắn liền với sự ổn định, sự đứng im tương đối của sự vật. Khi nào các mặt đối lập còn tồn tại trong thể thống nhất thì khi đó sự vật còn tồn tại.
Nhưng khi các mặt đối lập thông nhất với nhau, quá trình đấu tranh giữa chúng không ngừng diễn ra. Đấu tranh của các mặt đối lập làm cho bản thân các mặt đối lập đều biến đổi, dẫn đến mâu thuẫn ngày càng phát triển. Khi sự đấu tranh đó lên đến đỉnh điểm, các mặt đối lập xung đột gay gắt, chúng sẽ chuyển hoá cho nhau, mâu thuẫn được giải quyết, thể thông nhất cũ bị phá vỡ, sự vật cũ mất đi, sự vật mới ra đời. Đấu tranh của các mặt đối lập, do đó, gắn liền với sự vận động, phát triển của sự vật, mang tính tuyệt đối.
Như vậy, mâu thuẫn chính là nguồn gốc, đông lực của sự vận động và phát triển.
Mâu thuẫn cũng có quá trình vận động và phát triển: Lúc mới đầu xuất hiện, mâu thuẫn chỉ là sự khác nhau căn bản của các mặt đối lập nhưng theo khuynh hướng trái ngược nhau. Sự khác nhau đó ngày càng phát triển đi đến chỗ đối lập, rồi sau đó xung đột gay gắt. Khi hội đủ những điều kiện thích hợp, mâu thuẫn sẽ được giải quyết làm cho sự vật vận động và phát triển. Trong tự nhiên và trong xã hội quá trình giải quyết mâu thuẫn khác nhau.
Chúng ta có thể thấy trong quá trình phát triển của xã hội loài người, đã có 5 hình thái kinh tế-xã hội lần lượt ra đời. Chính sự mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất trong mỗi xã hội đã thúc đẩy sự ra đời của một hình thái xã hội mới tốt đẹp hơn và văn minh hơn. Có thể thấy lực lượng sản xuất trong quá trình lao động đã phát triển nhanh chóng về số lượng, trình độ lao động cũng như tư liệu sản xuất. Trong khi đó các quan hệ sản xuất vẫn chưa phát triển kịp để đáp ứng nhu cầu của lực lượng sản xuất. Từ đó hình thành nên sự mâu thuẫn giữa một bên là lực lượng sản xuất đang phát triển nhanh chóng và một bên là quan hệ sản xuất đã nỗi thời lạc hậu. Tuy nhiên sự mâu thuẫn này vẫn tồn tại trong một thể thống nhất và nó đặc trưng cho hình thái kinh tế-xã hội đang tồn tại. Nhưng khi mâu thuẫn lên đến đỉnh điểm thì đòi hỏi phải có sự giải quyết mâu thuẫn, và sự ra đời của quan hệ sản xuất mới thay thế cho quan hệ sản xuất cũ chính là sự giải quyết của tự nhiên. Quan hệ sản xuất mới ra đời sẽ kéo theo sự ra đời của một hình thái kinh tế-xã hội mới. Quá trình mâu thuẫn giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn xảy ra trong mỗi hình thái xã hội làm cho xã hội luôn phát triển. Như vậy, lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất luôn mâu thuẫn với nhau và tồn tại thông nhất trong mỗi hình thái hinh tế xã hội mà nó đang tồn tại.
Sự biểu hiện mâu thuẫn trong cuộc sống và cách nhìn nhận mâu thuẫn trong cuộc sống
Cuộc sống của chúng ta được bao quanh bởi các sự vật, hiện tượng của tự nhiên, xã hội và tư duy. Tuy nhiên, các sự vật và hiện tượng luôn vận động và phát triển bởi trong chúng luôn tồn tại những mâu thuẫn cho nên cuộc sống của chúng ta là đầy rẫy những mâu thuẫn bao quanh.
Trong cuộc sống hàng ngày của chúng ta, có rất nhiêu hiên tượng, sự việc mang tính tự nhiên diễn ra, tuy nhiên ta không thấy ở nó những gì mà gọi là mâu thuẫn hay mặt đối lập mà chỉ thấy nó như một điều hiển nhiên và ta không hề quan tâm. Nhưng thực ra bên trong những hiên tượng đó là vô vàn các mâu thuẫn, được hình thành nên từ các mặt đ
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top