kute_0o0

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
LỜI MỞ ĐẦU
Đất nước ta với cơ chế hành chính, bao cấp kéo dài nhiều năm đã để lại hậu quả là: Nguồn ngân sách sử dụng lãng phí, ranh giới giữa lãi và lỗ đối với các tổ chức sử dụng nguồn ngân sách . Nay nền kinh tế nước ta đang chuyển đổi mạnh mẽ sang cơ chế mới ,cơ chế thị trường với nhiều thành phần tham gia,đồng thời phải nhanh chóng hoà nhập với nền kinh tế giới . Do đó KTNN hình thành ở nước ta là sản phẩm tất yếu của công cuộc đổi mới,đồng thời cũng thể hiện sự gia tăng đáng kể của công tác kiểm tra,kiểm soát trên bình diện vĩ mô của Nhà Nước pháp quyền XHCN Việt Nam.
KTNN ra đời trong điều kiện chưa có một tổ chức tiền thân,hệ thống kiểm tra, kiểm soát của ta đang trong quá trình đổi mới,sắp xếp lại.Vì lẽ đó,công cuộc tạo dựng tổ chức ,cơ chế hoạt động, xây dựng các cơ sở pháp lý cùng các chuẩn mực quy trình công nghệ kiểm toán đều như mới bắt đầu.Tuy nhiên từ lúc hình thành cho đến nay KTNN đã khẳng định được vai trò của mình ,là một công cụ quan trọng không thể thiếu trong hệ thống kiểm tra,kiểm soát của Nha Nước.
Xuất phát từ ý nghĩ trên,cùng với sự giúp đỡ tận tình của thầy chủ nhiệm- Thạc Sĩ Tô Văn Nhật ,nhóm nghiên cứu chúng tui đã lựa chọn đề tài” Sự hình thành và phát triển của Kiểm Toán Nhà Nước Việt Nam”để đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào việc làm lành mạnh hoá nền hành chính quốc gia,góp phần thực hiện công nghiệp hoá-hiện hoá Đất Nước.
Đề tài bao gồm nội dung chính sau.
CHƯƠNG I : Sự ra đời của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
CHƯƠNG II :Thực trạng của Kiểm toán Nhà nước Việt Nam
CHƯƠNG III:phương hướng nâng cao chất lượng Kiểm toán Nhà nước Việt Nam.
Xin chân thành Thank thầy Tô Văn Nhật đã hướng dẫn chúng em hoàn thành đề tài khoa học này!




CHƯƠNG II
SỰ RA ĐỜI CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
I. KHÁI QUÁT CHUNG VỀ KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC.
1. Khái niệm và đăc điểm chung:
1.1. Khái niệm:
Trước hết ta hiểu kiểm tra tài chính là hoạt động quản lý và kiểm soát về mặt tài chính hay lĩnh vực tài chính- hoạt động kiểm tra tài chính rất đa dạng, phong phú: kiểm tra tài chính công, kiểm tra ngân sách Nhà nước, kiểm tra tài chính doanh nghiệp, kiểm tra tài chính ngân hàng, kiểm toán...
Kiểm toán là một hoạt động kiểm tra tài chính, là hoạt động quản lý và kiểm soát về tài chính do một cơ quan Nhà nước lập ra, một tổ chức, một cá nhân mà pháp luật cho phép thưc hiện. Thông việc kiểm tra và xác nhận tính trung thực họp pháp của chứng từ, sổ sách báo cáo tài chính của một cơ quan, môt tổ chức, một dơn vị KTNN theo luật định.
Như vậy KTNN là hoạt động kiểm tra, kiểm soát tài chính từ phía Nhà nước đối với các cơ quan Nhà nước, các doanh nghiệp Nhà nước, công trình xây dựng cơ bản của Nhà nước, ngân hàng Nhà nước và các ngân hàng chuyên doanh thuộc sở hữu Nhà nước, các lực lượng vũ trang, các chương trình dự án quốc gia.
1.2. Chủ thể Kiểm toán Nhà nước
Các kiểm toán viên Nhà nước không bắt buộc phải có bằng CPA, kiểm toán viên công chức và được phân ngạch theo ngạch của công chức Nhà nước .
1.3. Mô hình tổ chức.
+ KTNN độc lập với bộ máy Nhà nước: nhò quan hệ này mà KT phát huy được tính độc lập trong việc thực hiện các chức năng của mình.
+ KTNN trực thuộc quốc hội: mô hình này giúp chính phủ điều hành nhanh nhạy quá trình thực hiện ngân sách và các hoạt động khác.
+ KTNN chính phủ: Với mô hình này, KTNN trợ giúp đắc lực cho Nhà nước không chỉ ở kiểm tra thực hiện pháp luật mà cả trong việc soạn thảo xây dựng duật cụ thể.
1.4. Chức năng chính của KTNN là kiểm toán các đơn vị, các tổ chức hoạt động bằng vốn và kinh phí từ ngân sách Nhà nước.
1.5. Đặc trưng của KTNN:
+ Khách thể của kiểm toán Nhà nước: các ban Quốc hội, ngành toà án, các doanh nghiệp Nhà nước, các đơn vị hành chính sự nghiệp, các cá nhân hoạt động bằng vốn và kinh phí của Nhà nước.
+ Loại hình chủ yếu của KTNN: Kiểm toán tài chính và kiểm toán tuân thủ.
+ KTNN là cơ quan quản lý Nhà nước nên tiến hành kiểm toán theo kế hoạch và mang tính bắt buộc đối với khách thể của mình.
+ Báo cáo kiểm toán của KTNN có giá trị pháp lý rất cao.
2. Vai trò của KTNN trong nền kinh tế chuyển đổi.
Sự yêu cầu khách quan của việc kiểm tra, kiểm soát chi tiêu công quỹ quốc gia, đảm bảo sử dụng hợp lý, đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả các nguồn lực tài chính của các cơ quan công quyền.
Trên thực tế, Kiểm toán Nhà nước thường tiến hành xem xét việc chấp hành các chính sách, luật lệ và chế độ của Nhà nước tại các đơn vị sử dụng vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước. Đồng thời kiểm toán Nhà nước còn thực hiện các cuộc kiểm toán hoạt động nhằm đánh giá và góp phần nâng cao tính kinh tế, tính hiệu lực và tính hiệu quả trong các tổ chức công quyền, các đơn vị có sử dụng vốn và kinh phí của ngân sách Nhà nước. Như vậy Kiểm toán Nhà nước được coi là công cụ kiểm tra tài chính công cao nhất, đảm bảo tình hình kinh tế, tính hiệu lực và hiệu quả trong quá trình quản lý, sử dụng ngân sách Nhà nước và công quỹ quốc gia; giữ vững trật tự kỷ cương trong quản lý kinh tế tài chính, góp phần đấu tranh chống gian lận và tham nhũng.
Trong cơ chế Nhà nước pháp quyền hiện đại, cơ quan Kiểm toán Nhà nước với tư cách là một cơ quan kiểm tra tài chính công tối cao, mọi hoạt động của cơ quan kiểm toán Nhà nước đều phải tập trung giải quyết 4 nhiệm vụ quan trong.
* Báo cáo và tư vấn cho quốc hội, trực tiếp là uỷ ban kiểm toán và ngân sách những vấn đề liên quan đến việc ban hành các đạo luật thuộc lĩnh vực Kinh tế và Ngân sách Nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật có tính chuyên môn và hiệu lực tài chính.
* Báo cáo và tư vấn cho Chính phủ, các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quanthuộc Chính phủ và các địa phương về thực trạng nguồn lực tài chính tác động của nó cùng với các giải pháp đã đề ra. * Kịp thời phát hiện và chấn chỉnh những hành vi vi phạm pháp luật, phòng ngừa, răn đe với những tổ chức, cá nhân trong bộ máy Nhà nước, nắm giữ việc thu chi ngân sách Nhà nước và công quỹ quốc gia sử dụng sai mục đích, sai chế độ, phung phí và lạm dụng các phương tiện tài chính của Nhà nước.
* Công khai kết quả kiểm toán trước công luận, gây dư luận xã hội để bảo vệ sự nghiêm minh của pháp luật và việc sử dụng có hiệu quả hay không các nguồn lực tài chính công của chính phủ và các đơn vị Nhà nước.
Kiểm toán Nhà nước là một công cụ không thể thiếu được của công tác quản lý giám sát các hoạt động tài chính công, góp phần đắc lực vào việc làm lành mạnh hoá quá trình điều hành, quản lý ngân sách Nhà nước và công quy quốc gia. Một nền kinh tế muốn phát triển với nhịp độ cao, bền vững, tiết kiệm, hiệu quả và an toàn thì nhất thiết phải được cung cấp đầy đủ các loại hình dịch vụ, các chuẩn mực quy trình, kỹ thuật kiểm toán hoàn hảo và có chất lượng cao. Tăng cường hoạt động kiểm toán nói chung và hoạt động của kiểm toán Nhà nước nói riêng chính là sự gia tăng độ tin cậy cho các nhà đầu tư trong nước và ngoài nước, đảm bảo cho nền kinh tế phát triển đúng hướng và hoàn toàn chủ động trong quá tình hội nhập nền kinh tế quốc tê, tránh được những rủi ro từ các cuộc khủng hoảng tài chính tiền tệ ở các nước trong khu vực Châu Á vừa qua.
II. SỰ RA ĐỜI CỦA KIỂM TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM.
1. Sự ra đời của kiểm toán là một tất yếu khách quan.
Ở Việt Nam, kiểm tra nói chung cũng như kiểm tra kế toán nói riêng đã được quan tâm ngay từ thời kỳ bắt đầu dựng nước. Tất nhiên trong cơ chế kế hoạch hoá tập trung, công tác kiểm tra và bộ máy kiểm tra cũng được tổ chức phù hợp với cơ chế đó: Nhà nước với tư cách là người quản lý ở tầm vĩ mô đồng thời cũng là chủ sở hữu nắm trong tay toàn bộ công tác kế toán và kiểm tra nói chung.
Hồ Chủ Tịch đã kí sắc lệnh thành lập tổ chức thanh tra đặc biệt (sắc lệnh 64/SL ngày 23/11/1945) trực thuộc tổ chức chính phủ ngay từ những ngày đầu xây dựng đất nước. Tiếp theo là sắc lệnh 57/SL ngày 04/06/1946 quy định tổ chức bộ máy các bộ mà trong đó lập ra các nha thanh tra. Sắc lệnh 76/SL ngày 25/08/1946 về tổ chức bộ máy tài chính thuộc bộ. Khi đó quy định nhiệm vụ của cơ quan thành tra tài chính là:
- Kiểm tra, thanh tra trong nội bộ ngành tài chính.

+ Nghiên cứu xây dựng pháp luật kiểm toán và các văn bản hướng dẫn thi hành pháp luật.
+ Nghiên cứu soạn thảo trình KTNN hành các văn bản có tính quy phạm hay làm căn cứ cho hoạt động kiểm toán trước mắt và lâu dài để từng bước hoàn thiện chuẩn mực KTNN, các quy trình kiểm toán chuyên ngành, cẩm nâng kiểm toán...
+ Biên soạn các giáo trình, tài liệu về kiểm toán phục vụ cho bồi dưỡng, thi tuyển và thi nâng ngạch cho kiểm toán viên.
+ Tổ chức bồi dưỡng thi tuyển: tuyển kiểm toán viên, nâng ngạch, chuyển ngạch kiểm toán viên, cấp chứng chỉ hành nghề cho kiểm toán viên Nhà nước.
+ Tổ chức bồi dưỡng cập nhất kiến thức cho kiểm toán viên, tổ chức các hội thảo, chuyên đề, báo cáo thực tế nhằm nâng cao trình độ cho kiểm toán viên.
+ Nghiên cứu và kiến nghị các giải pháp nhằm kiểm tra chất lượng hành nghề của kiểm toán viên và hoạt động kiểm toán.
Ngoài ra còn phải đào tạo bồi dưỡng cán bộ theo quy hoạch, đào tạo theo chương trình dài hạn, chương trình nâng cao ở trong và ngoài nước, tiến đến có thể đào tạo sau đại học.
4. Xây dựng và thực hiện cơ chế kiểm soát chặt chẽ chất lượng kiểm toán và đạo đức nghề nghiệp của kiểm toán viên.
Xử lý nghiêm minh các trường hợp vi phạm quy chế hoạt động, vi phạm đạo đức nghề nghiệp, vi phạm pháp luật để công tác kiểm toán đi vào kỷ cưỡng, nền nếp, gây dựng và củng cố lòng tin của Đảng, Nhà nước, công chúng và xã hội nói chung đối với kiểm toán Nhà nước.
5. Tăng cường đổi mới công tác tổ chứuc hoạt động kiểm toán và nâng cao hiệu lực của hoạt động Kiểm toán Nhà nước.
Nhanh chóng áp dụng phương pháp kỹ thuật kiểm toán tiên tiến và hiện đại hoá công tác kiểm toán nhằm nâng cao hiệu lực kiểm toán và tiết kiệm chi phí kiểm toán. Đảm bảo cơ sở vật chất - kỹ thuật đáp ứng yêu cầu của nhiệm vụ chính trị trong từng thời kỳ và định hướng chiến lược phát triển hệ thống KTNN trong tương lai.
+ Lập kế hoạch định hướng xây dựng và phát triển dài hạn ngành kiểm toán. Xây dựng định hướng công tác kiểm toán, mục tiêu cho cộng tác kiểm toán cho từng thời kỳ và lâu dài.
+ Khắc phục những yếu điểm trong công tác kiểm toán, chấn chỉnh công tác tổ chức điều hành của các đoàn kiểm toán nâng cao kỹ năng kiểm toán và thu thập bằng chứng kiểm toán của kiểm toán viên kết hợp chặt chẽ sổ sách chứng từ và kiểm tra thực tế. Chuẩn hoá quá trình xử lý kết quả, tổng hợp viết báo cáo kiểm toán.
+ Khẩn trương xây dựng đề án chiến lược về ứng dụng kỹ thuật tin học làm căn cứ định hướng cho việc thực hiện, chương trình trang bị kỹ thuật và ứng dụng tin học, từng bước hiện đại hoá công tác kiểm toán.
Xây dựng chương trình kiểm toán việc ứng dụng tin học ở các cơ quan đơn vị để hạn chế lãng phí thiệt hại và tăng cường kinh tế hiệu quả.
+ Mở rộng quan hệ quốc tế, tranh thủ sự giúp đỡ của các tổ chức và KTNN các nước, tiến tới mở cửa hội nhập khu vực và thế giới về kiểm toán.
+ Thực hiện công khai hoá kết quả kiểm toán và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm trên các phương tiện thông tin đại chúng.
6. Nâng cao chất lượng từng cuộc kiểm toán và báo cáo tổng hợp kết quả kiểm toán hàng năm.
Nhà nước cần tăng cường hơn nữa giá trị pháp lý các báo cáo kiểm toán của KTNN, quy định các cơ quan chức năng khác khi cần có thể sử dụng báo cáo này làm cơ sở xác nhận chính thức, đủ độ tin cậy đối với số liệu kế toán và báo cáo tài chính doanh nghiệp.
7. Hình thành và phát triển đồng bộ hệ thống kiểm toán Nhà nước.
KTNN được hình thành là cơ quan trực thuộc Chính phủ giúp thủ tướng chính phủ tiến hành là cơ quan trực thuộc, kinh tế của Nhà nước. Nhưng lĩnh vực hoạt động của KTNN rất rộng, yêu cầu kiểm toán rất cao nhưng cũng không ít khó khăn, phức tạp.
Trong điều kiện nguồn lực còn hạn chế cần tính toán bước đi cho hợp lý, vững chắc để từng bước tạo thành hệ thống KTNN đủ sức đáp ứng nhu cầu to lớn của kiểm toán các cơ quan và tổ chức kinh tế Nhà nước, bảo đảm cho hoạt động kiểm toán được khách quan, trung thực, chính sách, kịp thời, có như vậy tổ chức kiểm toán Nhà nước mới thực sự là một công vụ có hiệu lực giúp Chính phủ quản lý vĩ mô nền kinh tế - xã hội và kết quả của hoạt động kiểm toán Nhà nước thực sự là một căn thực tiễn quan trọng để Chính phủ xây dựng chiêns lược và kế hoạch phát triển đất nước phát triển kinh tế xã hội.
8. Có chính sách đầu tư và khuyến khích đúng mức cho kiểm toán Nhà nước phát triển.
Để phát triển được ngành KTNN và hệ thống tổ chức kiểm toán cần.
- Đầu tư ngân sách ngân sách đúng mức cho một ngành mới ra đời nhưng rất quan trọng và đang có nhiều khó khăn như cơ sở vật chất, điều kiện phương tiện làm việc, nghiên cứu, đào tạo và bồi dưỡng cán bộ, tăng cường bộ máy...
- Có chính sách tiền lương và tiền thưởng hợp lý, đúng mức để cán bộ làm việc có chất lượng, có hiệu quả; bảo đảm khách quan, trung thực, đúng đắn về những kết luận của KTNN.
- Củng cố và phát triển sự hợp tác với các tổ chức KTNN của các nước để tranh thủ sự giúp đỡ của họ đối với ngành kiểm toán Nhà nước về đào tạo, bồi dưỡng cán bộ, phương tiện điều kiện, kinh nghiệm làm việc.
- Phát triển các hoạt động có thu trong lĩnh vực chuyên môn của mình để tăng thêm nguồn thu hỗ trợ cho sự phát triển của tổ chức kiểm toán.
Tích cực khai thác thông tin kiểm toán đã thu thập được các bằng chứng đã tìm kiếm và sàng lọc để báo cáo kịp thời lên Chính phủ một cách chủ động, thông báo cho các Bộ và các cơ quan có liên quan đến thông tin để Chính phủ và các cơ quan trên đưa ra các quyết định quản lý chính xác, kịp thời nhằm khác phục những yếu kém trong quản lý tài chính. Việc khai thác các thông tin và báo cáo kiểm toán thông qua những nghiên cứu kỹ càng, sâu sắc, có hệ thống sẽ không chỉ là những tích luỹ để nâng cao chất lượng, với các báo cáo kiểm toán cho một năm ngân sách mà còn là những căn cứ cho các chính sách, kế hoạch tài chính.
Để có được những thông tin có chất lượng cao về quản lý tài chính Nhà nước cung ứng cho các cơ quan cần sử dụng, cơ quan KTNN nên quan tâm đến các mặt sau đây:
- Xây dựng và ban hành quy trình kiểm toán chặt chẽ; hướng dẫn chỉ đạo, giám sát việc tuân thủ nghiệm ngặt của các đoàn kiểm toán các kiểm toán viên trong quá trình thực thi nhiệm vụ kiểm toán.
- Hình thành một cơ sở dữ liệu lưu giữ các thông tin, dữ liệu kiểm toán, sắp xếp khoa học để thuận tiện cho việc khai thác. Bộ phận làm công việc này nên tập trung ở cơ quan kiểm toán ở Trung ương, các cơ quan KTNN khu vực, các kiểm toán chuyên ngành cũng cần có người chuyên trách thực hiện công tác lưu giữ phần tài liệu có liên quan đến nhiệm vụ của mình.
- Các sổ nhật ký công tác của kiểm toán viên cũng cần quy định chặt chẽ, in sẵn và do người lưu giữ phát ra, cuối năm thu hồi lại. Việc làm này không những để bảo toàn các tài liệu kiểm toán viên đã tiếp cận mà còn là những tài liệu quan trọng, khi cần có thể khai thác.
- Tổ chức một nhóm cán bộ có năng lực, trình độ chuyên nghiên cứu, hệ thống hoá, phân tích và nêu vấn đề đáp ứng yêu cầu thông tin cung cấp cho cơ quan lãnh đạo KTNN và thông tin công bố công khai cho công chúng.
Chỉ có hoạt động kiểm toán của ngân sách Nhà nước đủ mạnh thì nền tài chính Nhà nước mới ở thế ổn định và vững chắc. Cần nhanh chóng kiện toàn tổ chức bộ máy từ KTNN Trung ương đến KTNN một các khu vực.


























MỤC LỤC TRANG
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I:SỰ RA ĐỜI CỦA KIỂM TOÁN NHÀ 2
NƯỚC VIỆT NAM
I Khái quát chung về KTNN. 2
1.Khái niệm và đặc điểm chung. 2
2.Vai trò của KTNN trong nền kinh tế chuyển đổi. 3
II Sự ra đời của KTNN Việt Nam. 4
1.Sự ra đời của KTNN ở Việt Nam là một tất yếu khách
quan. 4
2.Chức năng nhiệm vụ của KTNN ỏ Việt Nam. 4
3.Cơ cấu tổ chức và cơ chế hoạt đọng của KTNN Việt
Nam. 5
4.Quyền hạn của KTNN. 7
CHƯƠNG II:THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG KIỂM
TOÁN NHÀ NƯỚC VIỆT NAM 8
I Những thuận lợi và khó khăn trong việc hình
thành và phát truển KTNN Việt Nam. 10
1.Những thuận lợi. 10
2.Những khó khăn. 11
II Thực trạng hoạt động KTNN ơ Việt Nam. 11
1.Những kết quả đạt được. 12
2.Những hạn chế tồn tại. 14
III Tình hình hoạt động KTNN ơ Việt Nam hiện nay. 15
1.KTNN khu vực miền Bắc. 15
2. KTNN khu vực miền Trung. 16
3. KTNN khu vực miền Nam. 17
4. KTNN khu vực miền Tây Nam Bộ 18
CHƯƠNG III PHƯƠNG HƯỚNG NÂNG CAO
CHẤT LƯỢNG KTNN VIỆT NAM.. 19

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Các chủ đề có liên quan khác

Top