coc_trau

New Member

Download Tiểu luận Không phải cứ gán mác là thành xã hội chủ nghĩa miễn phí





Trong tình trạng làm thuê, chỉ được nhận tiền công tương ứng với giá trị sức lao động của mình, còn bao nhiêu lợi nhuận về tay các cổ đông, tức là hoàn toàn không bị "ý thức tư hữu" thúc đẩy, mà người lao động còn làm việc rất tốt, thì không lý gì khi họ làm chủ công ty, lợi nhuận được chia cho mọi người lao động theo công sức đóng góp của từng người, họ lại làm việc kém hơn, vô trách nhiệm hơn "do thiếu động lực làm việc"!
 
Ở đây, những người do sùng bái tư hữu mà đi tới phê phán học thuyết của Marx về thủ tiêu chế độ tư hữu TBCN, đã lẫn lộn "chế độ tư hữu TBCN" với "sở hữu cá nhân, ích lợi cá nhân". Họ phê phán Marx, vì họ tưởng rằng Marx đòi xóa bỏ sở hữu cá nhân, lợi ích cá nhân. Đây là một nhầm lẫn rất ấu trĩ, nhưng lại hết sức phổ biến.
 
Việc xóa bỏ chế độ tư hữu TBCN (tức là chế độ trong đó tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít người, khác với chế độ tư hữu thời tiền TBCN - nơi tư liệu sản xuất nằm trong tay mọi người sản xuất), như Tuyên ngôn Đảng Cộng sản đã chỉ ra, chỉ là hoàn tất một công việc mà chính giai cấp tư sản đã khởi xướng trước đó. Công việc gì vậy? Đó là: chính giai cấp tư sản, thông qua cách sản xuất TBCN, đã thủ tiêu tư hữu ở 9/10 dân số, và tập trung tư hữu vào tay 1/10 dân số còn lại.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ật - mà lại thuộc về một con ma vô hình vô tướng, thì kể cũng hơi kỳ. Quả thực, con ma này đâu có tự mình thực hiện được các quyền của nó đối với đống tài sản được đánh giá là "của nó". Mọi hành vi thực tế đều do những con người bằng xương bằng thịt thay mặt cho nó thực hiện mà thôi. Vậy thực sự mà nói, về mặt nội dung, tài sản của công ty là của ai? Câu trả lời không có gì bí ẩn: của các chủ sở hữu công ty, ví dụ như trong công ty cổ phần thì cái bàn là sở hữu của các cổ đông. Nói vậy mà không hẳn là vậy, vì nếu ta lặp lại câu hỏi "cái bàn này của anh phải không" đối với tất cả các cổ đông, thì câu trả lời cũng y như khi ta hỏi các nhân viên công ty. Không ai dám nhận cái bàn đó là của riêng mình, nhưng trong thâm tâm vẫn thấy mình có một phần quyền sở hữu đối với nó. Một lần nữa ta thấy "không của ai" không có nghĩa là "không của ai"! Nói tóm lại, chiếc bàn đó, về mặt hình thức, hay về mặt pháp lý cũng thế, là "của công ty", nhưng về mặt nội dung thì nó là "của tập thể cổ đông". Quay trở lại vấn đề sở hữu toàn dân. Đất đai, mặt nước, bầu trời, tài nguyên, hệ thống đường sá do ngân sách Nhà nước đầu tư v.v..., "không của ai cả" theo cách nói ở trên, nhưng không có nghĩa là chúng "không của ai cả". Về mặt hình thức, hay pháp lý cũng thế, thì chúng thuộc về Nhà nước (cũng là một dạng "con ma vô hình"), còn về mặt nội dung chúng thuộc về toàn dân - những con người bằng xương bằng thịt, chủ sở hữu đích thực của các tài sản chung đó. Mặc dù "Nhà nước" chỉ là cách nói thuần Việt của "quốc gia" - gia là nhà, quốc là nước, lũ trẻ con xưa kia vẫn đọc ra rả như cuốc kêu mùa hè mấy chữ Hán đó - nhưng trong ngôn ngữ hiện đại thì "quốc gia" có nghĩa rộng hơn "Nhà nước". Nhà nước, giống như công ty, là một định chế do người dân lập ra. Còn quốc gia bao gồm cả Nhà nước và các định chế đủ kiểu, lẫn người dân của đất nước, lẫn đất đai, mặt nước, vùng trời, mọi tài sản và đủ thứ khác nữa của đất nước. Như thế, về mặt hình thức, hay pháp lý, thì khái niệm "sở hữu quốc gia" không chuẩn xác bằng khái niệm "sở hữu Nhà nước", còn xét về mặt nội dung thì nó hàm hồ hơn khái niệm "sở hữu toàn dân", vì nó không chỉ ra người chủ đích thực của các tài sản đó. Việc công sản bị tham nhũng thì hoàn toàn không phải do ta gọi nó là "sở hữu toàn dân", mà chỉ vì thiếu các thiết chế bảo vệ chúng, và quan trọng nhất là thiếu những con người có quyền và có ý thức bảo vệ chúng một cách thực sự. Ở ta, những người có ý thức bảo vệ công sản thì không có quyền, còn những người có quyền thì thường lại thiếu ý thức bảo vệ, thừa ý thức xâm phạm. Không thể cứ "gán mác" là thành XHCN Xét sâu vào bản chất, thì sở hữu chỉ là biểu hiện về mặt pháp lý của quan hệ sản xuất. Điều đó có nghĩa là nội dung thực của quan hệ sản xuất quyết định nội dung thực của quan hệ sở hữu, chứ không phải ngược lại. Đây là điều thường bị nhầm lẫn, và sự nhầm lẫn này đã gây ra vô số hậu quả. Lấy ví dụ, quan hệ sản xuất TBCN, với cốt lõi là chế độ lao động làm thuê, quyết định nội dung của quan hệ sở hữu TBCN (tư liệu sản xuất nằm trong tay một số ít người, còn đại đa số không sở hữu tư liệu sản xuất và buộc phải làm thuê cho nhóm người kia). Tương tự, quan hệ sản xuất XHCN (không còn chế độ làm thuê, mỗi người lao động tự lao động cho bản thân mình, nhưng không phải với tư cách những người sản xuất riêng lẻ, độc lập, đối lập với nhau, cạnh tranh với nhau, mà với tư cách thành viên của liên minh những người lao động tự do, lao động vì lợi ích của mình và lợi ích chung) quyết định nội dung XHCN của quan hệ sở hữu (tư liệu sản xuất không thuộc về từng cá nhân riêng lẻ - dù dưới dạng sở hữu trực tiếp như trong nền kinh tế tiền TBCN, nơi mỗi người sản xuất sở hữu một số tư liệu sản xuất riêng lẻ, hay dưới dạng gián tiếp như trong nền kinh tế TBCN, nơi mỗi cổ đông có quyền sở hữu một tỷ lệ nào đó trong khối tài sản chung của công ty tương ứng với phần vốn góp - mà thuộc về toàn bộ tập thể người lao động). Tuy nhiên trong lịch sử đã xảy ra hiện tượng là người ta đảo lộn vị trí nhân-quả của mối quan hệ biện chứng giữa quan hệ sản xuất và quan hệ sở hữu. Cụ thể, người ta cứ nghĩ rằng hễ quốc hữu hóa tư liệu sản xuất, gọi chúng là công hữu, thì quan hệ sở hữu ở đây đương nhiên mang tính chất XHCN, và quan hệ sản xuất dựa trên nền tảng công hữu tư liệu sản xuất đó đương nhiên là quan hệ sản xuất XHCN. Do cách hiểu sai lạc, giáo điều đó mà nền sản xuất ở những nước được gọi là XHCN cũ được "gán mác" XHCN, trong khi trên thực tế quan hệ sản xuất ở những nơi đó chỉ là quan hệ sản xuất TBCN, nhưng là CNTB Nhà nước. Tại các nước này, người lao động không hề làm chủ tư liệu sản xuất như chế độ công hữu đích thực đòi hỏi. Họ không được quyền quyết định việc sử dụng, định đoạt khối tư liệu sản xuất, cũng không có quyền bầu và miễn nhiệm bộ máy quản lý (ban chủ nhiệm hợp tác xã, ban giám đốc doanh nghiệp). Thân phận của họ không hơn gì thân phận giai cấp lao động làm thuê dưới thời CNTB, và trong nhiều trường hợp còn tệ hơn, vì họ bị lệ thuộc hoàn toàn vào một ông chủ duy nhất mang danh Nhà nước, chứ không được tự do chuyển đổi công việc từ ông chủ này sang ông chủ khác như trong chế độ TBCN thực thụ. Như thế, về mặt hình thức thì quan hệ sở hữu ở đây là "công hữu", nhưng về mặt nội dung thì là TBCN. Về vấn đề này từ rất lâu Engels đã cảnh báo: "Từ khi Bismarck lao vào việc quốc hữu hóa thì người ta thấy xuất hiện một thứ CNXH giả hiệu và đây đó nó thậm chí còn thoái hóa thành một sự bợ đỡ tự nguyện, tuyên bố thẳng ra rằng bất cứ sự quốc hữu hóa nào, ngay cả quốc hữu hóa theo kiểu Bismarck, cũng đều là CNXH cả. Hiển nhiên là nếu quốc hữu hóa ngành thuốc lá cũng là CNXH thì Napoleon và Metternich cũng có thể được tính vào số những người sáng lập ra CNXH. Nếu vì những lý do chính trị và tài chính hết sức bình thường mà Chính phủ Bỉ tự mình xây dựng lấy những tuyến đường sắt chủ yếu, Bismarck quốc hữu hóa những đường sắt chủ yếu của Phổ..., thì đó hoàn toàn không phải là những biện pháp XHCN, dù là trực tiếp hay gián tiếp, tự giác hay không tự giác. Nếu không thì công ty thương mại đường biển của nhà vua, công trường thủ công sành sứ của nhà vua, thậm chí người may quần áo cấp đại đội trong quân đội, cũng đều là những thiết chế XHCN" (Chống Đuy-rinh, NXB Chính trị quốc gia, 2004, tr. 601) Lenin cũng đã nhận ra rất sớm mối nguy lớn nhất của chế độ Xô Viết, đó là tình trạng bộ máy Nhà nước bị quan liêu hóa, trở thành bộ máy đối lập với người dân chứ không phải là của người dân. Bộ máy Nhà nước quan liêu đứng xen giữa người lao động và tư liệu sản xuất, ngăn chặn người lao động có được quyền làm chủ tư liệu sản xuất, do đó Nhà nước quan liêu đã duy trì thân phận làm thuê của người lao động thay vì xóa bỏ ch
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top