25986_25986

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae


1. Mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên
1.1. Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên. 3
1.2. Tự nhiên - nền tảng của xã hội. 3
1.3. Tác động của xã hội đến tự nhiên. 4
1.4. Những yếu tố tác động đến mối quan hệ giữa xã hội với tự nhiên. 4
1.5. Môi trường - vấn đề của chúng ta. 5
2. Vấn đề bảo vệ môi trường ở Việt Nam
2.1. Khái quát về môi trường và các nguồn tài nguyên của
Việt Nam.6
2.1.1. Tài nguyên đất Việt Nam.6
2.1.2. Tài nguyên nước Việt Nam.6
2.1.3. Tài nguyên khoáng sản Việt Nam.6
2.1.4. Môi trường và tài nguyên biển Việt Nam.7
2.1.5. Tài nguyên rừng và đa dạng sinh học.7 2.2. Vấn đề môi trường ở Việt Nam.8
2.3. Việt Nam hành động.9
2.3.1. Bảo vệ môi trường là việc của ai?. 9
2.3.2. Việt Nam cũng có những hành động của mình. 9
PHẦN KẾT. 12
TÀI LIỆU THAM KHẢO. 13
MỞ ĐẦU

Hiện nay, khi Việt Nam đã gia nhập WTO, nền kinh tế dần dần hoàn thiện, phát triển theo hướng kinh tế thị trường, vấn đề bảo vệ môi trường sinh thái ngày càng trở nên cấp bách. Việt Nam là nước có nền kinh tế đang phát triển, trong quá trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, môi trường là yếu tố rất dễ bị bỏ qua và xem nhẹ, trong khi nó lại là thứ bị tàn phá nhiều nhất, ghê gớm nhất. Rất nhiều yếu tố nguy hại về môi trường đang nảy sinh và phát triển ở nước ta.
Nguyên nhân sâu xa vẫn nằm ở ý thức của con người. Dường như mọi người đều xem môi trường là thứ ngoài thân, không có ảnh hưởng, tác động gì đến mình nên cứ mặc sức tàn phá nó, để kệ nó tốt xấu gì cũng không quan tâm, không phải việc của mình. Nói đến đây, tui thấy cấp thiết phải đề cập đến quan hệ biện chứng giữa xã hội với tự nhiên, để tất cả chúng ta có thể hiểu rõ tác động của thiên nhiên đến bản thân mỗi người và ngược lại, giúp vấn đề môi trường ở Việt Nam hiện nay được lưu tâm biết đến hơn.
Tiểu luận này được viết nhằm nêu lại quan điểm của Triết học Mác-Lênin về mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đồng thời trên cơ sở: Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội phân tích vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam.
Bên cạnh đó nó cũng được hi vọng có thể thay đổi được nhận thức xã hội, tạo những thay đổi tích cực trong hành động của mỗi cá nhân, góp phần vào công cuộc bảo vệ môi trường ở Việt Nam.

NỘI DUNG

I. Cơ sở lý luận
Mối quan hệ giữa tự nhiên và xã hội đã được con người quan tâm từ rất sớm, cho đến nay quan niệm về vấn đề này đã trở nên hoàn thiện hơn bao giờ hết.
1. Khái niệm tự nhiên, xã hội
Tự nhiên: theo nghĩa rộng tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất vô cùng vô tận. Theo nghĩa này thì con người xã hội loài người cũng là một bộ phận của tự
nhiên. (Chúng ta xem xét tự nhiên theo nghĩa này)
Xã hội: xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy
mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Theo Mác: "Xã hội không phải gồm các cá nhân người. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau".
2. Mối quan hệ biện chứng giữa tự nhiên và xã hội
Tự nhiên và xã hội thực sự có một mối quan hệ rất chặt chẽ với nhau:
a) Xã hội - bộ phận đặc thù của tự nhiên
Theo định nghĩa, tự nhiên là toàn bộ thế giới vật chất tồn tại khách quan, vậy con người và xã hội loài người cũng là một bộ phận của thế giới vật chất ấy- là bộ phận của tự nhiên.
Nguồn gốc của con người là tự nhiên. Quá trình phát triển của tự nhiên đã sản sinh ra sự sống và theo quy luật tiến hóa, trong những điều kiện nhất định, con người đã xuất hiện từ động vật. Con người sống trong giới tự nhiên như mọi sinh vật khác bởi con người là một sinh vật của tự nhiên, ngay cả bộ óc con người, cái mà con người vẫn tự hào cũng chính là sản phẩm cao nhất của vật chất. Chính tự nhiên là tiền đề cho sự tồn tại và phát triển của con người.
Sự hình thành con người đi kèm với sự hình thành các quan hệ giữa người với người, cộng đồng người dần thay đổi từ mang tính bầy đàn sang một cộng đồng mới khác hẳn về chất, ta gọi đó là xã hội. Đây cũng là quá trình chuyển biến từ vận động sinh học thành vận động xã hội.
Xã hội là hình thái vận động cao nhất của vật chất, hình thái này lấy mối quan hệ của con người và sự tác động lẫn nhau giữa người với người làm nền tảng. Xã hội biểu hiện tổng số mối liên hệ và những quan hệ của các cá nhân với nhau, "là sản phẩm của sự tác động qua lại giữa những con người".
Vậy xã hội cũng là một bộ phận của tự nhiên. Song bộ phận này có tính
đặc thù thể hiện ở chỗ: phần còn lại của tự nhiên chỉ có những nhân tố vô thức
và bản năng tác động lẫn nhau; còn trong xã hội, nhân tố hoạt động là của con
người có ý thức, hành động có suy nghĩ và theo đuổi những mục đích nhất định. Hoạt động của con người không chỉ tái sản xuất ra chính bản thân mình mà còn tái sản xuất ra giới tự nhiên.
b) Tự nhiên - nền tảng của xã hội
Xã hội và tự nhiên thống nhất với nhau nên có tương tác với nhau. Đây là một mối quan hệ biện chứng hai chiều. Trước hết ta xét chiều thứ nhất là những tác động của tự nhiên lên xã hội loài người.
Tự nhiên vô cùng quan trọng với xã hội. Tự nhiên vừa là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vừa là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội.
Tự nhiên là nguồn gốc của sự xuất hiện xã hội vì xã hội đựoc hình thành
trong sự tiến hóa của thế giới vật chất.
Tự nhiên là môi trường tồn tại và phát triển của xã hội vì chính tự nhiên đã cung cấp những điều kiện cần thiết nhất cho sự sống của con người và cũng chỉ có tự nhiên mới cung cấp được những điều kiện cần thiết cho các hoạt động sản xuất xã hội. Theo Mác, con người không thể sáng tạo ra được cái gì nếu không có giới tự nhiên, nếu không có thế giới hữu hình bên ngoài. Đó là vật liệu trong đó lao động của con người được thực hiện, trong đó lao động của con người tác động, từ đó và nhờ đó, lao động của con người sản xuất ra sản phẩm.
Tóm lại, tự nhiên đã xung cấp mọi thứ cho sự tồn tại của xã hội, mọi thứ mà lao động của con người cần. Mà chính lao động đã tạo ra con người và xã hội, do đó vai trò của tự nhiên với xã hội là vô cùng to lớn. Tự nhiên có thể tác động thuận lợi hay gây khó khăn cho sản xuất xã hội, có thể thúc đẩy hay kìm hãm xã hội phát triển bởi nó là nền tảng của xã hội.
c) Tác động của xã hội đến tự nhiên
Tự nhiên tác động đến xã hội bao nhiêu thì xã hội cũng tác động lại vào tự nhiên bấy nhiêu.
Trước hết phải khẳng định lại rằng xã hội là một bộ phận của tự nhiên như
vậy mỗi thay đổi của xã hội cũng có nghĩa là tự nhiên thay đổi. Bên cạnh đó xã hội còn tương tác với phần còn lại của tự nhiên một cách mạnh mẽ. Sự tương tác này thông qua các hoạt động thực tiễn của con người trước hết là quá trình lao động sản xuất. Bởi "lao động trước hết là một quá trình diễn ra giữa con người và tự nhiên, một quá trình trong đó bằng hoạt động của chính mình, con người làm trung gian, điều tiết và kiểm soát sự trao đổi chất giữa họ và tự nhiên".
Sự trao đổi chất giữa con người và tự nhiên thể hiện ở chỗ: tự nhiên cung
cấp cho con người điều kiện vật chất để con người sống và tiến hành hoạt động
sản xuất. Cũng chính trong quá trình sử dụng những nguồn vật chất này con người đã làm biến đổi nó và các điều kiện môi trường xung quanh, tức là làm biến đổi tự nhiên một cách mạnh mẽ. Hoạt động sống và lao động sản xuất của
con người trong xã hội là vô cùng phong phú nên sự tác động vào tự nhiên cũng vô cùng đa dạng như khai thác, đánh bắt hải sản, đốt rừng, đẩy trả rác thải ra tự nhiên...
Thực tế xã hội luôn tác động vào tự nhiên. Với sức mạnh của khoa học công nghệ hiện nay, một lực lượng dân số khổng lồ, sự tác động này trở nên mạnh mẽ hơn bao giờ hết.
Vấn đề là trong quá trình tác động này con người cần kiểm tra, điều tiết việc sử dụng khai thác, bảo quản các nguồn vật chất của tự nhiên, nếu không thì sự cân bằng của hệ thống tự nhiên - xã hội sẽ bị đe dọa.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

thanhdt2605

New Member
Re: [Free] Tiểu luận Quan hệ giữa xã hội với tự nhiên và vấn đề bảo vệ môi trường hiện nay ở Việt Nam

mình đang làm tiểu luận về vấn đề này, ad có thể gửi vào mail cho mình được ko, tks nhiều
 

daigai

Well-Known Member
link mới cập nhật, mời các bạn xem lại bài đầu để tải
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Phân tích nội dung các quyết định truyền thông Marketing và mối quan hệ giữa nó với các quyết định Marketing khác trong Marketing Marketing 0
D MỐI QUAN HỆ GIỮA NGÔN NGỮ VÀ TƯ DUY Văn hóa, Xã hội 0
D ĐẢNG ĐẢNG CỘNG SẢN VIỆT NAM lãnh đạo giải quyết mối quan hệ giữa xây dựng và bảo vệ miền bắc xã hội chủ nghĩa giai đoạn từ 1965 đến 1968 Môn đại cương 0
D Mối quan hệ giữa cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền bắc với cách mạng dân tộc dân chủ nhân dân ở miền nam Văn hóa, Xã hội 0
D Phân tích mối quan hệ giữa chiến lược kinh doanh và chiến lược quản trị nguồn nhân lực Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa lý luận và thực tiễn trong chủ nghĩa Mác- Lênin Môn đại cương 0
D Vận dụng quan điểm của triết học Mác về mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội Môn đại cương 0
D Nghiên cứu mối quan hệ giữa thanh khoản cổ phiếu và tỷ lệ chia cổ tức của các công ty niêm yết trên sàn chứng khoán HOSE Luận văn Kinh tế 0
D Mối quan hệ giữa văn hóa Chăm và văn hóa Mã Lai thông qua lễ Raja Praong và Mak Yong Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận Môn đại cương 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top