Download Tiểu luận Thực trạng của vấn đề tiết kiệm ở Việt Nam miễn phí





MỤC LỤC
 
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ VAI TRÒ CỦA TIẾT KIỆM ĐỐI VỚI NỀN KINH TẾ NÔNG NGHIỆP VÀ DOANH NGHIỆP 1
1. Quan điểm của trường phái cổ điển 1
2. Quan điểm của trường phái tân cổ điển 1
3. Quan điểm của Cac Mac về tiết kiệm 2
4. Quan điểm của J.M. Keynes 3
5. Quan điểm của trường phái hiện đại 4
6. Tư tưởng Hồ Chí Minh và Đảng về vấn đề tiết kiệm, chống tham ô, lãng phí 5
7. Mô hình Harrod - Domar 6
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ TIẾT KIỆM Ở VIỆT NAM 8
1. Những thành tựu của nền kinh tế Việt Nam trong thời kỳ đổi mới (1986 đến nay) 8
2. Những hạn chế và bấp cập trong vấn đề tiết kiệm 12
2.1. Đối với khu vực Nhà nước 12
2.2. Đối với khu vực kinh tế tư nhân 16
CHƯƠNG III: MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO TIẾT KIỆM Ở VIỆT NAM 17
I. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong các doanh nghiệp 18
1. Nâng cao khả năng quản lý tài sản 18
1.1. Quản lý tài sản cố định 18
1.2. Quản lý tài sản lưu động 20
2. Nâng cao trình độ quản lý và nâng lực hoạch định chính sách 20
2.1. Đầu tư đổi mới công nghệ 20
2.2. Đổi mới tổ chức quản lý sản xuất 21
II. Một số biện pháp của Nhà nước nhằm nâng cao tiết kiệm 21
1. Nâng cao ý thức tiết kiệm của dân cư và các cơ quan hành chính Nhà nước 21
1.1. Thực hiện tốt pháp lệnh thực hành tiết kiệm, chống lãng phí 21
1.2. áp dụng hệ thống tiêu chuẩn định mức làm căn cứ để đo lường, đánh giá mức tiết kiệm hay lãng phí 22
1.3. Kiện toàn hợp lý tổ chức bộ máy Nhà nước 22
1.4. Nâng cao phẩm chất năng lực đội ngũ cán bộ, công chức 23
1.5. Ngăn chặn và đẩy lùi tham nhũng, quan liêu 23
2. Đẩy mạnh quá trình sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp Nhà nước, và biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 24
2.1. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra tài chính doanh nghiệp 25
2.2. Tiến hành nghiêm túc cổ phần hoá các doanh nghiệp Nhà nước 25
2.3. Thực hiện mô hình công ty mẹ - Công ty con 26
2.4. Biện pháp giúp doanh nghiệp tư nhân phát triển 27
3. Giải pháp nâng cao tiết kiệm trong đầu tư xây dựng cơ bản 27
3.1. Thẩm định tài chính các dự án đầu tư 27
3.2. Thực hiện phân cấp kế hoạch đầu tư xây dựng cơ bản 29
3.3. Triển khai tốt công tác giám sát đầu tư 30
3.4. Thực hiện tốt một số giai đoạn của dự án 31
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

iếm 74,8% tổng số nợ quá hạn. Đây cũng là khu vực gây ra thất thoát, lãng phí lớn nhất, mà điển hình cho sự thất thoát lãng phí này là ngành xây dựng cơ bản. Đây là ngành có số vốn đầu tư từ ngân sách nhà nước là lớn nhất thường chiếm hơn 20% GDP, tuy vậy tỷ lệ lãng phí thất thoát trong ngành này cũng rất cao thường hơn 20% có khi lên tới 30%. Ước tính mỗi năm thất thoát lãng phí do xây dựng cơ bản là vào khoảng 20.000 – 25.000 tỷ đồng. Với 60% vốn trong nước 40% vốn vay từ nước ngoài thì đứng trước tình trạng thất thoát lãng phí như vậy chúng ta có thể sẽ đứng trước nguy cơ nợ quốc gia mà không có cách giải quyết. Nguyên nhân của tình trạng trên là do:
2.1.1. Thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đầu tư.
Đây được xem là nguyên nhân dâx đến thất thoát lãng phí nhiều nhất. Nguyên nhân này chủ yếu là do năng lực quản lý của các cán bộ còn kém và do các cán bộ xem vốn đầu tư nhà nước như “của chùa”.
Việc thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch đã dẫn đến việc thiếu các chiến lược đầu tư cụ thể, hàng năm việc phân phối vốn thường mang tính chất “chia phần” dẫn đến bố trí kế hoạch bị phân tán, không theo tiến độ thực hiện dự án được phê duyệt. Cùng với đó là không thể hiện rõ việc bố trí vốn theo trình tự ưu tiên. Điều này dẫn đến các doanh nghiệp trong lĩnh vực xây dựng cơ bản ngày càng khó khăn về vốn vì khối lượng công việc làm ra không được thanh toán, đến lúc được thanh toán thì lãi thi công không đủ trả lãi ngân hàng. Như vậy là làm thất thoát vốn trên cả nghĩa rộng và hẹp. Còn việc thiếu trách nhiệm trong việc thẩm định dự án và trong chủ trương đầu tư đã gây ra thất thoát lơn trong đầu tư và xâu dựng. Điều đó được chứng minh qua hàng loạt các công trình như nhà máy lọc dầu Tuy Hạ sau khi đã được đầu tư 20 tỷ đồng theo giá 1989 – 1992 đã bị dừng xây dựng. Nguyên nhân là do sự lựa chọn địa điểm và công nghệ khong thích hợp. Còn một số công trình thuộc khu trung cư cao tầng ở Linh Đàm và Định Công, do trước khi tiến hành xây dựng đã không có việc khảo sát địa hình một cách kỹ càng nên sau khi xây một thời gian ngắn đã xuất hiện hiện tượng lún nhà và nghiêng. Điều này làm cho các công trình này bị xuống cấp một cách nghiêm trọng và dấn đến phải tốn kém một chi phí khá lớn nhằm sửa lại các sự cố trên.
Việc phân bổ nguồn vốn chậm và thiếu trách nhiệm trong việc lập kế hoạch và thẩm định dự án đã làm cho 10% dự án bị chậm tiến độ,
28% số dự án phải điều chỉnh nội dung
chỉ có 21,4% số dự án có thể kết thúc trong kỳ.
Một số địa phương xảy ra tình trạng thất thoát cao là Hưng Yên: 21,2%, Lạng Sơn 31,3%, Cà Mau 70%. Có những dự án như xây dựng đường Yên Sơn (Kiên Giang) thất thoát tới 56,8%.
Ngoài ra do việc đánh giá tính khả thi của dự án chưa được coi trọng dẫn đến các công trình sau khi xây dựng xong đi vào hoạt động thì hiệu quả sản xuất kém. Ví dụ như có một thời kỳ Chính phủ có chủ chương đầu tư phát triển ximăng lò đứng. Vì vậy một loạt các nhà máy ximăng được xây dựng ở các địa phương. Cũng tương tự như vậy đối với ngành mía đường, khi chính phủ có chủ chương thì cũng được xây dựng hàng loạt. tuy các nhà máy trên cũng góp phần đáp ững nhu cầu thị trường và giải quyết công ăn việc làm cho hàng nghìn người nhưng xét về hiệu quả trực tiếp thì các nhà máy này có hiệu quả rất thấp, nhiều nhà máy không đủ khả năng trả nợ khi đến hạn. Điều này cũng gây ra lãng phí rất lớn nguồn vốn đầu tư trong điều kiện chúng ta đang thiếu vốn.
Hiện tượng phổ biến là nhiều cấp có thẩm quyền khi ra các quyết định liên quan đến chủ chương đầu tư lại thiếu chính xác phải điều chỉnh bổ xung, thậm trí nhiều dự án lớn vừa thiết kế vừa thi công, vừa lên dự án. Đây là kẽ hở trong quản lý dẫn đến bị các nhà thầu lợi dụng từ đó làm thất thoát vốn.
Mặc dù nhà nước đã có nhiều quyết định nhằm nâng cao trách nhiệm trong việc lập và quản lý dự án đầu tư nhưng do chưa có quy định bắt buộc người có thẩm quyền phải bố trí kế hoạch đủ vốn để hòan thành theo tiến độ dự án và cũng không có chế tài sử phạt khi các dự án không hoàn thành đúng thời hạn mà mới chỉ có việc quy định khống chế dự án nhóm C phải hoàn thành không quá 2 năm và dự án nhóm B hoàn thành không quá 4 năm. Vì vậy một số công trình các nhà thầu cố tình kéo dài thời gian thi công để “ câu” vốn.
Một điểm nữa khiến cho các cán bộ quản lý thiếu trách nhiệm trong việc lập và quản lý dự án là do lương, thu nhập chính đáng của họ còn thấp sơ với thu nhập của cán bộ công tác doanh nghiệp.
2.1.2. Đấu thầu cũng là nguyên nhân dẫn đến thất thoát lãng phí vốn. Vì ở nươc ta theo quy định có 3 hình thức đấu thầu đó là; đấu thầu không hạn chế, đấu thầu hạn chế, chỉ định thầu. Trong khi ở các nước khác đấu thầu rộng rãi là hình thức được sử dụng nhiều nhất thì ở nước ta hai hình thức: đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu lại là những hình thức sử dụng phổ biến. Mặc dù nhà nước đã quy định đối với những công trình có yêu cầu cao hay là có giá trị nhỏ hơn 1 hay 2 tỷ thì mới được chỉ định thầu hay đấu thầu hạn chế. Nhưng lợi dụng sự quản lý không chặt chẽ của nhà nươc và các cơ quan quản lý, các gói thầu đáng lẽ phải đấu thầu rộng rãi lại trở thành chỉ định thầu bên mời thầu thực hiện điều này nhờ chia các dự án thành các gói thầu có giá trị nhỏ hơn quy định của nhà nước. Điều này vừa làm cho chúng ta không có được giải pháp tốt nhất cho dự án vừa gây ra lãng phí. Theo đánh giá của hội Xây Dựng Việt Nam thì hai hình thức đấu thầu hạn chế và chỉ định thầu chỉ tiết kiệm được 1% tổng dự toán, còn đấu thầu rộng rãi tiết kiệm được 15% tổng dự toán điều này cũng gây ra thất thoát lớn cho ngân sách nhà nươcs. Ngoài ra hiện nay trong đấu thầu còn xảy ra hiện tượng bỏ thầu quá thấp dưới cả giá sàn quy định. Tình trạng cạnh tranh không lành mạnh trong đấu thầu ngày một phát triển. Các công ty lớn sau khi thắng thầu đã chia nhỏ dự án thành nhiều công trình rồi giao cho các công ty nhỏ thực hiện và thu phần chênh lệch do hai bên thoả thuận, thường là 10% giá trị gói thầu. Điều này làm cho khi thực hiện giá trị của dự án không đúng với giá trị được phê duyệt. Vì vậy các công trình sẽ có chất lượng thấp và gây ra thất thoát vốn.
Có hiện tượng nhiều nhà thầu tham gia đấu thầu với giá chào thầu thấp. Nếu tính đúng thì nhà thầu này sẽ bị lỗ khi thực hiện dự án, nhưng họ vẫn tìm mọi cách để thắng thầu. Sau khi thắng thầu thì nhà thầu này sẽ tìm cách để “mắc ngoặc”… Để có thể gian lận để có thể thực hiện dự án với giá trị thấp hơn rất nhiều.
Mặt khác nguyên nhân dẫn đến sự thất thoát còn do các chính sách của chính phủ không rõ ràng. Ví dụ như Bộ quốc phòng quy định những dự án có giá trị dưới 7 tỷ thì Thủ trưởng các cơ quan có quyền ký duyệt. Chính điều này tạo điều kiện cho các cơ sở phía dưới chi...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top