Zhou

New Member

Download Tiểu luận Thông tin nền và thông tin bối cảnh trên báo vietnamnet.vn miễn phí





PHỤ LỤC
THÔNG TIN NỀN VÀ THÔNG TIN BỐI CẢNH TRÊN BÁO VIETNAMNET.VN
I. Khái niệm :
1. Thông tin nền.
2. Thông tin bối cảnh.
II. Phân tích một số bài báo để thấy được thông tin nền và thông tin bối cảnh.
II. Kết luận :
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

PHỤ LỤC
THÔNG TIN NỀN VÀ THÔNG TIN BỐI CẢNH TRÊN BÁO VIETNAMNET.VN
I. Khái niệm :
1. Thông tin nền.
2. Thông tin bối cảnh.
II. Phân tích một số bài báo để thấy được thông tin nền và thông tin bối cảnh..
II. Kết luận :
Khái niệm:
Thông tin nền trong báo chí là những tư liệu, thông tin, tài liệu chính về sự kiện, hiện tượng có tính chất quan trọng, chủ yếu dung để viết một bài báo .
Thông tin bối cảnh là những thông tin, tư liệu mang tính chất bổ trợ, làm rõ cho thông tin nền, làm cho bài báo chính sác hơn, logic hơn, hay hơn, thuyết phục hơn.
Phân tích một số bài báo trên báo điện tử Vietnamnet.vn, rút ra thông tin nền, thông tin bối cảnh.
1. Trẻ càng học thêm càng bị cận thị nặng?
Cập nhật lúc 03/01/2011 09:32:39 AM (GMT+7)
Trẻ em trong độ tuổi đi học ở hai thành phố lớn là Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh có tỉ lệ tật khúc xạ mắt cao nhất nước. Nguyên nhân dẫn đến các căn bệnh về mắt là do trẻ thường sống trong môi trường nhìn hẹp, xem nhiều tivi, máy tính và ngồi học không đúng tư thế, cũng như việc chiếu sáng trong lớp học không đảm bảo.
Tư thế ngồi học không đúng có thể gây cận thị. Ảnh: Tú Uyên
Hội nghị toàn quốc ngành nhãn khoa mới đây công bố nhiều nghiên cứu báo động tình trạng học sinh bị bệnh về mắt.
Theo kết quả nghiên cứu của bà Trần Thị Dung, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) thực hiện ở 1.182 học sinh tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ tật khúc xạ (TKX) chiếm 20% trong học sinh tiểu học. Trong đó, cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất với 14,78%, tiếp đến là loạn thị 3,3% và 0,25% viễn thị.
Qua nghiên cứu đã phát hiện có sự liên quan rõ rệt giữa tỷ lệ mắc TKX với thời lượng sử dụng mắt nhìn gần của học sinh. Tỷ lệ mắc TKX của học sinh có học thêm là 54,76%, cao hơn học sinh không học thêm 5,68%. Tỷ lệ TKX ở học sinh có tham gia trò chơi điện tử và đọc truyện là 88,15%.
Theo một thống kê của Sở GD-ĐT TP Hồ Chí Minh, khoảng 30% học sinh phổ thông bị TKX.
Trong mười năm qua (từ năm 1999- 2009), tỷ lệ học sinh mắc TKX ở các bậc học tăng khoảng hai lần. Cá biệt ở các trường chuyên, lớp chọn tỷ lệ học sinh bị cận thị xấp xỉ 60%. Uớc tính hiện có khoảng 2,8 triệu học sinh lứa tuổi 6-15 mắc bệnh về mắt. Một trong những nguyên nhân khiến TKX có chiều hướng tăng mạnh còn do điều kiện trường lớp chưa đạt chuẩn. 
Chiếu sáng thế nào cho đúng?
Theo Báo Khoa học và phát triển, học tập và làm việc trong môi trường chiếu sáng không tốt dễ dẫn đến các bệnh như cong vẹo cột sống do phải luôn luôn nghiêng người hay nghẹo cổ đề nhìn cho rõ. Nhiều học sinh do phải dí sát mắt vào vở lâu ngày dẫn tới cận thị.
Các cách chiếu sáng, sử dụng các nguồn sáng và các thiết bị chiếu sáng, cũng như giải pháp thiết kế, lắp đặt hệ thống chiếu sáng hiện nay tại phần lớn các trường học là chưa hợp lý và không đủ.
Việc xây dựng trường lớp hiện nay, nhất là khối tiểu học và trung học thường ít được quan tâm đến việc tuân thủ các yêu cầu về vệ sinh chiếu sáng. Đồng thời, một số trường do hạn chế về quỹ đất dẫn tới không đảm bảo khoảng cách cho chiếu sáng tự nhiên.
Theo các nhà khoa học, nhà trường cần cải thiện độ chiếu sáng trong trường học, nâng độ chiếu sáng trong các lớp học theo đúng chuẩn quy định, đúng với các tiêu chí, nghiên cứu khoa học về ánh sáng, độ chói loá, tan loãng ánh sáng của ánh sáng trong lớp học… nhằm kéo giảm hiện tượng gia tăng đột biến tỉ lệ cận thị ở học sinh hiện nay.
Phụ huynh cần chú ý
Không đọc sách trong bóng tối hay ngồi trước máy vi tính quá nhiều vì sẽ dẫn đến mỏi thị giác. Trẻ em có độ cận thị nặng cần được điều hòa giữa công việc sách vở và các hoạt động giải trí ngoài trời.  Nên hạn chế thời gian xem TV; chơi trò chơi điện tử, vi tính…; không đọc sách truyện có chữ quá nhỏ hay mờ, hình ảnh lem nhem. Mỗi 20 phút làm việc gần, nhìn ra xa một khoảng cách 6 m trong 3-5 phút. Đồng thời, bạn nên chú ý không làm việc nào phải huy động thị giác gần quá 45 phút.
Theo bác sĩ Nguyễn Hoàng Cẩn, Bệnh viện Mắt TP. HCM, phụ huynh cần lưu ý những dấu hiệu có khả năng bị TKX ở trẻ để đi khám kiểm tra: trẻ hay ngồi gần ti vi hay nhìn gần mới thấy, kết quả học tập giảm sút, hay chép đề bài sai, viết chữ sai; hay nheo mắt khi xem ti vi hay nhìn một vật ở xa; dụi mắt dù không buồn ngủ.
Trẻ hay than mỏi mắt, nhức đầu; hay chảy nước mắt; nhắm một mắt khi đọc bài hay xem ti vi; thường không thích các hoạt động liên quan đến thị giác gần như vẽ hình, tô màu, tập đọc hay các hoạt động liên quan đến thị giác xa như chơi ném bóng; hay đọc nhảy hàng hay phải dùng ngón tay để dò theo các chữ khi đọc; trẻ nghi ngờ có lé mắt...
Những trường hợp TKX nặng cần được phát hiện sớm, đeo kính đúng và sớm để tránh nhược thị cho trẻ (là tình trạng mắt không nhìn rõ khi đã được đeo kính đúng, dù không có bệnh lý gì). Trường hợp TKX nặng, việc đeo kính sớm và đúng thường xuyên còn giúp thị giác của trẻ phát triển.
Đối với trường hợp loạn thị, việc đeo kính thường xuyên giúp cho mắt nhìn rõ và đỡ mệt mỏi, nhức đầu (vì mắt loạn thị luôn điều tiết), nhất là với các công việc cần nhìn gần. Các TKX nặng và kèm theo lé cũng cần đeo kính thường xuyên (vì không những điều chỉnh được TKX mà còn điều chỉnh cả lé). Trẻ bị TKX nên tái khám mỗi 6 tháng (là khoảng thời gian đủ để có những thay đổi đáng kể phải thay đổi kính).
Trẻ sẽ được khuyên nên đeo kính khi đọc sách hay không tùy trường hợp. Trong lớp, trẻ có TKX cần được xếp ngồi gần bảng, vì một số trẻ dù đã được đeo kính đúng nhưng tình trạng nhược thị vẫn còn.
Điều cần lưu ý là hiện có tình trạng có nhiều cửa hàng bán mắt kính không có bác sĩ hay kỹ thuật viên chuyên khoa khúc xạ (kể cả có để bảng giới thiệu hẳn hoi). Vì vậy, phụ huynh cần đưa con em đến những nơi thật sự có uy tín để bảo đảm an toàn cho đôi mắt của con em mình...
Bên cạnh đó, nên chú ý ăn uống đầy đủ chất như thực phẩm chứa nhiều vitamin A: gan, trứng, các loại rau có màu đỏ, cam, vàng như cà chua, gấc, cà rốt, bí đỏ, các loại rau màu xanh đậm..., đồng thời bổ sung thêm vitamin A, B, Polyvitamine, Difrarel E, dầu gấc..
Tú Uyên
Từ bài báo trên ta có thể rút ra được:
a. Thông tin nền : Thông tin nền trong bài báo trên đó chính là sự kiện hiện nay tình trạng trẻ em trong độ tưởi đến trường bị cận ngày càng gia tăng, cụ thể thông tin nền ở đây là: “Hội nghị toàn quốc ngành nhãn khoa mới đây công bố nhiều nghiên cứu báo động tình trạng học sinh bị bệnh về mắt.
Theo kết quả nghiên cứu của bà Trần Thị Dung, Viện Y học lao động và vệ sinh môi trường (Bộ Y tế) thực hiện ở 1.182 học sinh tiểu học tại Hà Nội, tỷ lệ tật khúc xạ (TKX) chiếm 20% trong học sinh tiểu học. Trong đó, cận thị chiếm tỷ lệ cao nhất với 14,78%, tiếp đến là loạn thị 3,3% và 0,25% viễn thị.
Qua nghiên cứu đã phát hiện có sự liên quan rõ rệt giữa tỷ lệ mắc TKX với thời lượng sử dụng mắt nhìn gần của học sinh. Tỷ lệ mắc TKX của học si...
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top