nh0c_k0ol_9x

New Member

Download Tiểu luận Tin - Sức mạnh của phát thanh miễn phí





MỤC LỤC
 
Trang
PHẦN MỞ ĐẦU .3
PHẦN MỘT
Khái quát về phát thanh và thể loại tin phát thanh 5
I. Phát thanh-Những đặc trưng cơ bản của phát thanh .5
II. Tin phát thanh .7
PHẦN HAI
Khảo sát tin phát thanh trong chương trình thời sự 18h .11
I.Lý do lựa chọn khảo sát chương trình thời sự 18h 11
II. Khảo sát chương trình thời sự 18h .12
PHẦN BA
Kỹ năng làm tin phát thanh .19
KẾT LUẬN 23
Danh mục tài liệu tham khảo .24
 
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

hóng và hiệu quả. Ngay cả ở những nước mà các phương tiện truyền thông phát triển rộng khắp, radio vẫn được xem là phương tiện truyền thông số một. ở những nước đó, nếu một người được hỏi đã nghe thông tin về một sự kiện nào đó lần đầu tiên ở đâu, sẽ được trả lời là phát thanh.
Chính vì những lẽ đó, radio vẫn không ngừng được tăng cường cơ sở vật chất kĩ thuật và cải tiến nội dung chương trình nhằm thoả mãn ngày càng cao nhu cầu của cộng đồng, của dân tộc, để phát huy sức mạnh của mình trong điều kiện các phương tiện truyền thông đại chúng đang phát triển mạnh mẽ.
I.2. Đặc trưng của phát thanh:
Phát thanh là loại hình sử dụng kĩ thuật sóng điện từ và hiện tượng truyền thanh để truyền trực tiếp tác động vào thính giác đối tượng tiếp nhận. Sự sinh động kỳ diệu của âm nhạc, tiếng động, lời nói truyền qua làn sóng radio khiến thính giả đón nhận thông tin một cách đầy thích thú. Phát thanh có những đặc trưng cơ bản đó là:
Phát thanh có đối tượng tác động và độ phủ sóng rộng rãi:
Phát thanh không phân biệt đối tượng, tầng lớp, độ phủ sóng rộng rãi. Bất cứ ai, ở bất cứ đâu cũng có thể tiếp nhận thông tin từ sóng phát thanh. Đó là tờ báo điện tử không cần giấy, không có khoảng cách và là “cuộc mít tinh của hàng triệu quần chúng”. Một sự kiện nào đó được thông tin trên radio thì có thể trong cùng một thời điểm, hàng triệu người ở những khu vực địa lý khác nhau cùng tiệp nhận và giải mã. Thông điệp của phát thanh len lỏi đến mọi nơi. Đó là điều không phải phương tiện truyền thông nào cũng có thể làm được.
Phát thanh rẻ tiền và dễ mang theo:
So với các loại hình khác, làm phát thanh không tốn nhiều tiền, chương trình ít bị hạn chế, do đó dễ tiếp cận hơn với công chúng, giá thành hoạt động phát thanh thấp hơn so với các phương tiện truyền thông khác.
Phát thanh là hình thức thông tin nhanh nhạy, tức thì, cùng lúc, cùng thời và linh hoạt:
Khi sự biến, sự kiện đang xảy ra radio cũng có thể truyền đến cho người tiếp nhận. Đó là những cuộc tường thuật trực tiếp, tại chỗ. Thời gian xảy ra sự kiện trùng với thời gian thông tin. Đặc tính này đã tạo ra sự thông tin trung thực của radio làm cho người nghe bị lôi cuốn, hấp dẫn hơn nhiều so với những cách tường thuật khác. Nếu như thời kỳ đầu, chiếc radio còn khá to, cồng kềnh và đắt tiền thì đến những năm 60, khi chiếc radio Transitor ra đời với đặc tính nhỏ gọn, dễ mang theo đã làm thay đổi thói quen nghe đài. Phát thanh nhanh chóng trở thành người bạn thân thiết của mỗi người nhờ tính nhỏ gọn, linh hoạt ấy. Đối với những người làm phát thanh thì tính linh hoạt thể hiện ở chỗ: có thể thay đổi thời gian của một chương trình khi có vấn đề khẩn cấp.
Phát thanh là hình ảnh:
Đặc trưng của phát thanh là nói cho người nghe. Chính vì thế, thông qua âm thanh, lời bình, tiếng động, phát thanh tạo cho thính giả trí tưởng tượng cao.
Những đặc tính cơ bản trên đã làm nên sự khác biệt và tính ưu việt của phát thanh so với các hình thức truyền thông khác. Vì thế, khi truyền hình, báo điện tử ra đời và phát triển manh mẽ, phát hanh không hề bị lu mờ mà vẫn tiếp tục khẳng định sức mạnh của mình.
II.Tin phát thanh:
II.1. Định nghĩa tin phát thanh:
Tin tức là thể tài hạt nhân cơ bản của tất cả các loại hình báo chí. Báo phát thanh xem tin tức như một thể tài mũi nhọn, tác chiến nhanh nhạy trong việc phản ánh các sự kiện của đời sống xã hội. Tin tức được đưa lên phát thanh bắt đầu với ngày ra đời của phát thanh. Hàng loạt đài phát thanh : Bỉ, Đức, Nga, Phần Lan, Liên Xô thực hiện những buổi phát thanh đều đặn đưa tin chi tiết về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trong nước và quốc tế. ở Việt Nam, trong ngày thành lập Đài tiếng nói Việt Nam 07/09/1945, sau phần đọc bản Tuyên Ngôn Độc Lập là bản tin. Trong thời lượng 90’ của buổi phát sóng đầu tiên, phần bản tin đã chiếm tới 30’.
Cho đến nay vẫn chưa có một định nghĩa chính xác, rõ ràng và hoàn chỉnh về tin tức, dù đó là thể tài quan trọng của báo chí nói chung và phát thanh nói riêng. Có định nghĩa cho rằng: “ Tin tức là một mẩu thông tin chung quanh một sự kiện đáng chú ý có sức hấp dẫn chung”. Một ý kiến khác lại cho rằng: “Cái gì hấp dẫn và chân thật đó là tin tức”. Từ điển Tiếng Việt naaawm 1992 của viện ngôn ngữ học thì giải thích: “ Tin tức là điều được truyền đi, báo đi cho biết về sự việc, tình hình xảy ra”.
Mặc dù có nhiều định nghĩa, quan điểm khác nhau về tin tức nhưng nội dung bên trong của khái niệm tin tức phải bao gồm các yếu tố: con người hay sự vật, hiện tượng, quá trình xảy ra và được truyền đi.eTrong cuốn “Nghề báo nói”, tác giả Nguyễn Đình Lương đưa ra định nghĩa về tin phát thanh như sau: “Tin tức phát thanh là sự kiện, sự biến của con người, sự vật hiện tượng được truyền đạt đến người tiếp nhận bằng phương tiện truyền thông radio”.
Tin tức trong phát thanh phải là những sự kiện lớn, quan trọng, có ảnh hưởng đến mọi người. Đó cũng là những sự kiện vừa mới xảy ra trong thực tế đòi sống xã hội và thiên nhiên. Nó đem lại sự hứng thú cho người nghe bởi tính chân thực, muôn hình muôn vẻ.
II.2. Đặc điểm của tin phát thanh:
Về nội dung:
So với báo in, dung lượng của tin nhỏ hơn về mặt chi tiết và mức độ đề cập. Tuy nhiên, báo in chỉ được cập nhật tin tức sau mỗi 24h, còn phát thanh thường xuyên cập nhật thông tin hơn. Tin trên báo chọn quá trình để phản ánh còn phát thanh chọn những thời điểm tạo nên quá trình đó.
Về hình thức:
Cùng một sự kiện tin phát thanh có dung lượng nhỏ hơn báo in. Hiện nay, tin phát thanh độ dai fhcir khoảng từ 10-30’’ ( 30-90 chữ), nếu tin có tiếng động thì thời gian khoảng 1’. Cấu trúc của tin đơn giản, có khả năng đưa tin trực tiếp có lời của nhân vật tham gia hay chứng kiến, đặc biệt phóng viên phát thanh có thể truyền tin qua điện thoại. Do đó, thời điểm xảy ra sự kiện cùng lúc với thời điểm phản ánh, sức hấp dẫn của phát thanh vì thế được nâng cao.
II.3. Cấu trúc tin phát thanh:
Tin phát thanh cũng bao gồm những yếu tố cơ bản, nghĩa là phải trả lời được những câu hỏi: Ai? Cái gì? ở đâu? khi nào? và có thể bổ sung thêm: thế nào? do đâu?...
Từ những yếu tố cơ bản trên, người làm phát thanh sắp xếp, cấu trúc thế nào đó để lôi cuốn người nghe. Yếu tố nào quan trọng cần nhấn mạnh, thì đặt ở vị trí cần thiết, gây ấn tượng trong tin.
Tin phát thanh có ba dạng cấu trúc cơ bản là tháp xuôi, tháp ngược và hình chữ nhật.
Cấu trúc hình tháp xuôi:
Là cấu trúc thông thường nhất. Cấu trúc này bắt đầu bằng sự lôi cuốn sự chú ý của người nghe bằng sự mở đầu khêu gợi trí tò mò. Sau đó dần dần cung cấp những chi tiết phát triển đề tài của tin. Việc thông tin các sự kiện sẽ dẫn người nghe đến “ tự mình rút ra kết luận”. Đây là phương pháp tăng dần ấn tượng của tin đối với người nghe.
Cấu trúc hình chữ nhật:
Là cấu trúc mà các chi tiết của tin được sắp xếp ngang hàng nhau. Mỗi chi tiết mang một lượng thông...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top