MCM_MCM

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

Lời mở đầu
Quản lý là một trong những hoạt động cơ bản nhất của con người, xét từ những phạm vi cá nhân, tập đoàn, đến quốc gia hay nhóm quốc gia.Đây cũng là một hoạt động có tính quyết định, mang tính chất sống còn của các chủ thể tham gia vào các hoạt động xã hội và nhân loại. Quản lý đúng thì dẫn đến thành công, tồn tại, ổn định và phát triển bền vững, còn quản lý sai dẫn đến thất bại, suy thoái, lệ thuộc, biến chất và đổ vỡ.
Với tầm quan trọng như vậy, Khoa Học Quản Lý đã trở thành đề tài được nhiều người quan tâm, suy ngẫm, tổng kết và vận dụng nhất là trong giai đoạn hiện nay khi nước ta thực hiện cơ chế thị trường theo định hướng Xã hội chủ nghĩa.Khoa học quản lý có lịch sử lâu đời và phong phú với nhiều trường phái khác nhau có thể quy tụ thành hai xu hướng:Một là coi trọng các yếu tố kỹ thuật, kỷ luật, coi nhẹ yếu tố con người. Hai là coi trọng yếu tố con người, coi con người là mục tiêu và động lực của sự phát triển. Thuyết Z-cách quản lý Nhật Bản, nằm trong xu hướng thứ hai.
Thành công “thần kỳ” về kinh tế của Nhật Bản sau Đại chiến II đã khiến các nhà quản lý và khoa học quản lý phương Tây từ chỗ miệt thị đi đến kinh ngạc, sùng bái mô hình và phương pháp quản lý độc đáo đó, để đến ngày nay cả thế giới nhắc đến Nhật Bản như một hình mẫu của sự phát triển kinh tế mà nhiều nước trên thế giới phải tìm tòi học hỏi, trong đó có Việt Nam.
Vì vậy, em đã chọn đề tài “Những mặt tích cực và hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng trong quản lý doanh nghiệp nước ta hiện nay.” làm đề tài tiểu luận. Do sự hiểu biết hạn hẹp nên bài viết của em không thể tránh khỏi thiếu sót. Em mong thầy cô sửa chữa và đóng góp ý kiến để bài viết của em được hoàn chỉnh hơn.

Em xin chân thành Thank các thầy cô trong khoa Quản lý doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận này.

Phần nội dung

Thế giới đang dần thay đổi theo quy luật tồn tại và phát triển của nó.Trong đó, với sự phát triển nổi trội nhất, vượt lên trên các nước khác để trở thành một cường quốc kinh tế đứng thứ hai thế giới đó là Nhật Bản.Nhật Bản đã làm cho cả thế giới biết đến mình nhờ sự nỗ lực phi thường, phục hồi từ đống hoang tàn sau chiến tranh như là một hiện tượng mà người ta gọi đó là “Sự thần kỳ Nhật Bản”. Có nhiều yếu tố làm nên sự thần kỳ đó, trong đó có sự đóng góp quan trọng của hệ thống quản lý và ngày nay cách quản lý của Nhật Bản đã trở thành thời thượng trong kinh tế hiện đại.
Ông William Ouichi, giáo sư Mỹ thuộc trường Đại học California đã nghiên cứu các công ty của Mỹ có nhiều nét tương đồng với các công ty Nhật Bản, từ đó đề ra thuyết Z.
I-Nội dung của Thuyết Z.
1-Tổng quan về thuyết Z
Trọng tâm của thuyết Z là thực hiện quá trình công nghệ, mô hình quản lý và phong cách kinh doanh dựa trên quá trình đổi mới nền văn hoá kinh doanh gọi là “Nền văn hoá kiểu Z”, nhằm tạo ra sự phát triển nhanh và vững chắc của doanh nghiệp. Bản chất nền văn hoá kiểu Z là một nền văn hoá nhất trí trong cộng đồng, bình đẳng hợp tác giữa các thành viên trong doanh nghiệp để cùng nhau đạt tới mục đích chung. Nền văn hoá đó chỉ đạo lối ứng xử dựa trên sự gắn bó, lòng trung thành và tin cậy...
Tác giả Ouichi đã đưa ra bảng so sánh giữa mô hình quản lý Phương Tây và Nhật Bản:


Mô hình quản lý phương Tây Mô hình quản lý Nhật Bản
1-Làm việc ngắn hạn
2-Đánh giá và đề bạt nhanh
3-Nghề nghiệp chuyên mônn hoá
4-Cơ chế kiểm tra trực tiếp
5-Quyết định quản lý do cá nhân thủ trưởng
6-Trách nhiệm cá nhân
7-Quyền lợi có giới hạn 1-Làm việc suốt đời ở một công ty
2-Đánh giá và đề bạt chậm
3-Nghề nghiệp không chuyên môn hoá
4-Cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên
5-Quyết định tập thể
6-Trách nhiệm tập thể
7-Quyền lợi toàn cục

Ông đề ra nội dung của Thuyết Z gồm:
-Người làm việc gắn bó lâu dài với công ty
-Người làm việc có quyền phê bình và trung thực trong quan hệ với lãnh đạo công ty
-Người làm việc được tham gia vào quá trình chuẩn bị quyết định quản lý, khuyến khích tính tự chủ và sáng tạo
-Người làm việc có tinh thần tập thể cao dù vẫn coi trọng cá nhân
-Công ty phát triển các quan hệ tin cậy, tình bạn và hợp tác giữa những người làm việc, hướng tới mục tiêu chung
2-Những đặc trưng mang bản sắc của thuyết Z.Ưu điểm và hạn chế
a-Chế độ làm việc suốt đời
Việc làm việc suốt đời là đặc điểm quan trọng nhất trong toàn bộ hệ thống quản lý của Nhật Bản.Đây không chỉ là chính sách mà còn là mục tiêu nhiều mặt của cuộc sống và lao động của người Nhật. Hầu hết những người vừa rời ghế nhà trường sẽ gia nhập một công ty (lớn) và làm việc với công ty đó cho đến lúc về hưu.Đó cũng như sự ràng buộc lâu dài giữa người lao động và công ty, cho phép các chủ công ty sử dụng một bộ phận lao động đáng kể với những quy định chặt chẽ. Chính việc làm suốt đời tạo cho người lao động an tâm và gắn bó với doanh nghiệp, tạo nên sự ổn định tinh thần, công nhân sẽ hết mình với công ty và công ty sẵn sàng đầu tư đào tạo nhân viên. Nó còn tăng cường sự gắn bó giữa các nhân viên công ty, quan hệ tốt tạo điều kiện cho công ty nâng cao năng suất vì công nhân không sợ mất việc...Chế độ làm việc suốt đời gắn liền với chế độ lên lương và đề bạt.
Tuy nhiên, chế độ quản lý lao động kiểu này cũng có những hạn chế sau:
-Công nhân dễ ỉ lại và không phát huy sáng tạo cá nhân bởi chỉ cần làm vừa đủ là được lên lương, họ không phải lo gì khác ngoài công việc vì công ty đã tạo mọi điều kiện cho họ.
-Việc đề bạt sẽ bị trở ngại do không đủ chỗ trống mặc dù đã đến hạn đề bạt.
-Nhân viên của công ty nào chỉ biết công ty đó và sống vì công ty nên họ không có cuộc sống riêng tư phong phú.
b-Đánh giá và đề bạt
Quan niệm đánh giá và đề bạt ở Nhật bản rất thận trọng trong việc thử thách lâu dài tuần tự từ thấp lên cao do đó sẽ có điều kiện để đánh giá đúng. Mặc dù hơi chậm chạp nhưng nó lại đề cao tính cộng đồng, sự hoà hợp giao cảm và gắn bó.
Tuy nhiên, đây cũng là hạn chế của phương pháp quản lý này. Do thời gian đề bạt có thể lên tới 10-15 năm nên không khuyến khích được người tài, không tận dụng được tiềm năng của lực lượng trẻ.

c-Nghề nghiệp không chuyên môn hoá
Ưu điểm của chế độ quản lý này đó là người công nhân có hiểu biết rộng, có khả năng thay thế, bọc lót cho nhau trong công việc và thích nghi nhanh với yêu cầu thay đổi công việc nhưng vì không chuyên môn hoá ngành nghề nào nên việc đào tạo cho nhân viên rất tốn kém, kéo dài thời gian, trình độ chuyên môn hoá, năng suất lao động sẽ khó nâng cao.
d-Cơ chế kiểm tra
Vì đây là cơ chế kiểm tra gián tiếp, mặc nhiên nên có thể tăng cường sự quan tâm, tự kiểm tra, đánh giá kết quả cá nhân của tập thể nhưng hạn chế của nó lại có thể ảnh hưởng rất lớn tới việc kiểm tra và sẽ trở thành vô nghĩa nếu tập thể thông đồng để vi phạm hay kiểm tra xuê xoa...
e-Quyết định và trách nhiệm
gia thì chúng ta còn phải học hỏi kinh nghiệm của nhiều nước đi trước, tiếp thu cái tinh hoa gạt bỏ cái thô, tiếp thu cái mới nhưng vẫn giữ vững bản sắc văn hoá dân tộc...để phát huy sức mạnh tập thể cộng đồng, đưa đất nước trở thành quốc gia có nền kinh tế ổn định và ngày càng phát triển.
Cuối cùng, một lần nữa em xin gửi lời Thank chân thành tới các thầy cô giáo trong khoa Quản lý doanh nghiệp đã giúp đỡ em hoàn thành bài tiểu luận của mình.


Mục lục
Lời mở đầu 1
Phần nội dung 2
I. Nội dung của thuyết Z 2
1. Tổng quan về thuyết Z 2
2. Những đặc trưngmang bản sắc của thuýêt Z ưu điểm và hạn chế 3
II. Một số gợi ý đối với các doanh nghiệp của Việt Nam qua kinh nghiệm quản lý của Nhật Bản 6
1. Thực trạng quản lý lao động của các doanh nghiệp Việt nam hiện nay 6
2. Một số gợi ý đối với các Công ty Việt Nam 8
Kết luận 10



Tài liệu tham khảo

1- Giáo trình Khoa học quản lý- Trường Đại học Quản lý và kinh doanh HN.
2- Giáo trình Khoa học quản lý- Trường Đại học Kinh tế quốc dân.
3-Tinh hoa quản lý- 25 tác giả và tác phẩm nổi tiếng nhất về quản lý trong thế kỷ XX,VIM-2002
4-Lịch sử các học thuyết.
5-Quản lý nhân sự.
6-Các học thuyết quản lý.
7-Tạp chí “Nhà quản lý” số 5, tháng 11/2003.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
A Thực trạng đào tạo trong doanh nghiệp hiện nay, những mặt tích cựu và tồn tại. Một số giải pháp nâng Luận văn Kinh tế 0
C Ý thức xã hội Việt Nam truyền thông - những mặt tích cực và hạn chế khi bước vào sự nghiệp đối mới đ Kinh tế chính trị 0
T Những giải pháp khắc phục khuyết tật và phát huy mặt tích cực của kinh tế hàng hóa ở nước ta Tài liệu chưa phân loại 0
S Phân tích những mặt tích cực, hạn chế của thuyết Z và khả năng vận dụng vào quản lý doanh nghiệp của Tài liệu chưa phân loại 2
1 Diễn biến chất lượng nước mặt và những nguyên nhân làm thay đổi chất lượng nước trong hệ thống thủy Khoa học Tự nhiên 0
H Những giải pháp về phát triển thị trường xuất khẩu đối với mặt hàng thuỷ sản Công nghệ thông tin 0
J Cần sử dụng những biện pháp gì để năng lực cạnh tranh của mặt hàng xuất khẩu dệt may của Việt Nam Luận văn Kinh tế 0
S Một số kiến nghị nhằm giải quyết những tồn tại về mặt nhận thức tư tưởng Luận văn Kinh tế 0
N Những nhân tố ảnh hưởng tới cầu mặt hàng xăng trên thị trường Hà Nội và biến động của những nhân tố Luận văn Kinh tế 0
T nâng cao năng lực cạnh tranh mặt hàng chè xuất khẩu của Việt Nam trong những năm đầu thế kỷ 21 Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top