Đề tài Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm

Download Đề tài Tăng cường quản lý chi Ngân sách Nhà nước với yêu cầu xã hội hoá các hoạt động y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm miễn phí





Hàng năm vào tháng đầu của qúi III, các đơn vị sự nghiệp y tế của quận: 18 trạm y tế phường, nhà hộ sinh, trạm cai nghiện, trạm phòng dịch, Ủy ban dân số gia đình và trẻ em, trạm đa khoa. căn cứ vào tình hình thực hiện 6 tháng đầu năm, ước thực hiện năm báo cáo và định mức do UBND thành phố Hà Nội quy định để lập dự toán thu – chi Ngân sách Nhà nước, cụ thể theo định mức đang được Phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm áp dụng trong bảng 3:
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ớn của cả nước. Ngày nay, với sự phát triển mạnh mẽ của nền kinh tế nước ta, quận Hoàn Kiếm luôn là một địa bàn dẫn đầu về mọi lĩnh vực: công nghiệp, thương mại và dịch vụ so với các đơn vị hành chính cùng cấp, xứng đáng là quận trung tâm của thủ đô Hà Nội.
* Về kinh tế: sự phát triển về kinh tế được phản ánh thông qua mối quan hệ mọi lĩnh vực với thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận. Trong những năm qua công tác thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận đã đạt được kết quả ổn định, vững chắc và có nhịp độ tăng trưởng dương phù hợp tình hình phát triển kinh tế, xã hội của quận:
+ Về thu ngân sách nhà nước trên địa bàn, quận Hoàn Kiếm là địa bàn trọng điểm của kinh doanh thương mại dịch vụ nên có số thu về thuế công thương nghiệp chiếm tỷ trọng cao trong thu NSNN. Số thu Thành phố giao cho quận năm sau cao hơn thực hiện năm trước từ 15%-20%.
+ Về thu ngân sách quận: Thu ngân sách quận để cân đối chi ngân sách theo tỷ lệ điều tiết chung của Thành phố thì quận có ưu thế là số thu lớn, lại là nơi có nhiều đơn vị Trung ương và Thành phố giao dịch đóng trên địa bàn nên thu đảm bảo chi và có kết dư lớn. Số thu tăng bình quân trên 11%/năm.
+ Về chi ngân sách: Quận Hoàn Kiếm là đơn vị có số chi trung bình và thấp so với các quận (huyện) bạn, do nhiệm vụ chi sự nghiệp kinh tế, giao thông, đô thị ở quận trung tâm nên Thành phố đảm nhiệm là chính chỉ chiếm 30% đến 33% trên tổng số thu ngân. Nhiệm vụ chi của quận chủ yếu là chi thường xuyên chiếm tỷ trọng từ 70% đến 75% tổng chi ngân sách.
Tuy vậy, công tác quản lý Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận cũng gặp không ít những khó khăn:
- Công tác thu Ngân sách Nhà nước chịu ảnh hưởng lớn của tính phức tạp trên địa bàn và tình hình kinh doanh trên địa bàn chủ yếu là kinh doanh nhỏ lẻ nên việc khai thác nguồn thu từ hoạt động kinh doanh này chưa đạt hiệu quả cao. Hơn nữa, phần thu từ các Doanh nghiệp Nhà nước giảm đáng kể do các đơn vị quốc doanh sát nhập, cổ phần hoá và thua lỗ kéo dài tăng lên; cùng với việc Nhà nước lại có chính sách bỏ các khoản thu sử dụng vốn Ngân sách Nhà nước tại các đơn vị này.
- Công tác chi Ngân sách Nhà nước do ảnh hưởng của dân số đông trên một diện tích địa lý hẹp nên quản lý chi Ngân sách Nhà nước gặp nhiều phức tạp, dàn trải và cần nhiều kinh phí cho duy trì trật tự trị an, dẫn đến tình trạng nguồn chi không được tập trung nhiều cho đầu tư phát triển mà hầu hết là chi tiêu cho hoạt động thường xuyên.
* Về văn hoá, xã hội
Các sự nghiệp y tế, giáo dục, thể dục thể thao... trên địa bàn thường xuyên được sự quan tâm, đầu tư phát triển của các cấp, các ngành tạo điều kiện nâng cao chất lượng cuộc sống trong dân cư; cùng với đó các công tác chính sách xã hội đối với các đối tượng chính sách ( gia đình thương binh, liệt sỹ; bà mẹ Việt Nam anh hùng; người có công với cách mạng...) được đảm bảo đúng theo sự chỉ đạo của Đảng và Nhà nước. Do vậy, đời sống cả về vật chất và tinh thần của nhân dân trong quận ngày một nâng lên, góp phần đưa quận Hoàn Kiếm trở thành một trong những đơn vị đi đầu về thực hiện công tác văn hoá, xã hội của thành phố.
Với những đặc điểm trên về kinh tế - xã hội mà quận Hoàn Kiếm có được đã góp phần to lớn trong công cuộc xây dựng, phát triển; huy động nguồn lực đưa quận phát triển nhanh, bền vững về mọi lĩnh vực và trở thành một điểm sáng của thủ đô Hà Nội.
2.1.2. Công tác quản lý tài chính Ngân sách Nhà nước đối với sự nghiệp y tế trên địa bàn quận Hoàn Kiếm
Khái quát chung về phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm
Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm là đơn vị trực tiếp quản lý tài chính Ngân sách Nhà nước trên toàn địa bàn quận về mọi lĩnh vực, trong đó có quản lý thu - chi Ngân sách Nhà nước đối với các đơn vị sự nghiệp y tế của quận.
Phòng TC-VG quận Hoàn Kiếm có trụ sở tại số nhà 56 Hàng Cân. Phòng được thành lập từ tháng 08/1990. Thực hiện nhiệm vụ theo quy định tại quyết định số 1141/QĐ-UB ngày18/03/1988 với chức năng quản lý tài chính thương nghiệp. Đến tháng 09/1997 đổi tên thành Phòng Tài chính – Vật giá, thực hiện nhiệm vụ theo quyết định số 3581/QĐ-UB ngày 16/09/1997của UBND thành phố Hà Nội.
Hiện nay, căn cứ vào sự phân cấp của hệ thống Ngân sách Nhà nước và các văn bản hướng dẫn hoạt động, phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm được tổ chức theo mô hình sau:
Hình1: Sơ đồ tổ chức bộ máy hành chính
Bộ phận kế toán tổng hợp
phòng Tài chính – Vật giá quận Hoàn Kiếm.
Bộ phận quản lý NSNN khối phường(18 phường)
Bộ phận quản lý NSNN các đơn vị sự nhiệp
Bộ phận kế toán thu – chi NSNN
Phó
trưởng phòng
Trưởng phòng
Bộ phận hành chính, kế toán đơn vị
Cơ cấu tổ chức của Phòng Tài chính - Vật giá quận Hoàn Kiếm được hình thành trên cơ sở các căn cứ nêu trên và từ những nhiệm vụ cụ thể của phòng:
+ Giúp UBND quận hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhiệm vụ quản lý về tài chính Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận theo quy định của pháp luật.
+ Hướng dẫn các cơ quan, đơn vị dự toán thuộc quận, ban tài chính phường xây dựng dự toán Ngân sách hàng năm, xây dựng dự toán Ngân sách quận theo hướng dẫn của Sở Tài chính - Vật giá, trình UBND quận xem xét để trình HĐND quận quyết định.
+ Lập phương án phân bổ Ngân sách quận, lập dự toán điều chỉnh trong trường hợp cần thiết theo quy định trình UBND quận xem xét, trình HĐND quyết định, đảm bảo điều hành theo tiến độ và dự toán đã được quyết định, hướng dẫn, kiểm tra việc quản lý, điều hành và quyết toán ngân sách cấp phường.
+ Kiểm tra việc quản lý tài chính Ngân sách của các cơ quan, đơn vị hành chính sự nghiệp và đoàn thể thuộc quận. Phối hợp với cơ quan thuế trong quản lý công tác thu Ngân sách Nhà nước trên địa bàn theo quy định của pháp luật, phối hợp với Kho bạc Nhà nước thực hiện cấp phát đầy đủ, kịp thời, đúng chế độ, tiêu chuẩn cho các đối tượng sử dụng Ngân sách quận.
+ Tổng hợp thu - chi Ngân sách Nhà nước trên địa bàn quận, hướng dẫn và kiểm tra quyết toán Ngân sách cấp phường, lập quyết toán Ngân sách trên địa bàn theo quy định.
+ Báo cáo tài chính Ngân sách theo quy định của luật Ngân sách Nhà nước và theo yêu cầu công tác quản lý của cấp trên.
+ Quản lý tài sản Nhà nước khu vực hành chính sự nghiệp thuộc quận theo quy định của Chính phủ và hướng dẫn của Bộ tài chính, quản lý tài sản tịch thu sung công quỹ Nhà nước theo quy định và phân cấp của Bộ tài chính và UBND thành phố.
+ Quản lý nguồn kinh phí được cấp trên cấp cho Ngân sách quận.
+ Làm thường trực hội đồng đền bù giải phóng mặt bằng theo NĐ22/1998/CP và quyết định 20/1998/QĐ-UB của UBND thành phố Hà Nội quy định khi Nhà nước thu hồi đất phục vụ cho an ninh- quốc phòng, lợi ích công cộng, lợi ích quốc gia.
+ Quản lý một số quỹ tài chính ngoài Ngân sách Nhà nước theo quy định, quản lý một số loại biên lai ấn chỉ chuyên dùng được giao.
+ Làm một số công vi...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D xử lý tình huống tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa trong công tác đăng ký và quản lý hộ tịch Văn hóa, Xã hội 0
T Tổ chức hạch toán tiền lương, và các khoản trích theo lương, các biện pháp tăng cường công tác quản Luận văn Kinh tế 0
L Tăng cường quản lý nợ xấu tại Ngân hàng TMCP Quân đội – Chi nhánh Hải Phòng Luận văn Kinh tế 0
N Hoàn thiện tổ chức hạch toán kế toán với việc tăng cường quản trị doanh nghiệp tại Tập đoàn Bưu chín Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý và nâng cao chất lượng lao động trong các doanh nghiệp nước ta hiện nay Luận văn Kinh tế 0
P Một số giải pháp tăng cường hiệu quả quản lý đầu tư ở PVFC Luận văn Kinh tế 0
T Tăng cường quản lý thu thuế GTGT đối với hộ kinh doanh cá thể tại Chi cục Thuế Thị xã Cao Bằng Luận văn Kinh tế 0
J Tăng cường quản lý thuế thu nhập doanh nghiệp tại Cục Thuế tỉnh Tuyên Quang Luận văn Kinh tế 0
M Hoàn thiện hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản lý chi phí Luận văn Kinh tế 0
B Tổ chức hạch toán chi phí sản xuất và tính giá thành sản phẩm với việc tăng cường quản trị doanh ngh Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top