vietnam_group

New Member

Download Báo cáo thực tập tại Chi nhánh ngân hàng đầu tư và phát triển Nam Hà Nội miễn phí





MỤC LỤC
 
LỜI MỞ ĐẦU 1
CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH 2
1.1Các khái niệm, vai trò và phân loại kế hoạch kinh doanh: 2
1.1.1. Các khái niệm: 2
1.1.2. Vai trò: 2
1.1.3. Phân loại kế hoạch kinh doanh: 3
1.2. Quá trình lập kế hoạch kinh doanh: 5
1.2.1 Nghiên cứu và dự báo: 5
1.2.2 Thiết lập các mục tiêu: 6
1.2.3 Phát triển các tiền đề: 7
1.2.4 Xây dựng các phương án : 8
1.2.5 Đánh giá các phương án : 8
1.2.5 Lựa chọn phương án và ra quyết định: 8
1.3 Các nội dung chủ yếu của một bản kế hoạch kinh doanh: 8
1.3.1 Bản tóm lược: 8
1.3.2 Kinh doanh: 9
1.3.3 Mặt hàng kinh doanh 9
1.3.4 Thị trường 10
1.3.5 Tiêu thụ 10
1.3.6 Người chủ sở hữu: 10
1.3.7 Kế hoạch tương lai : 11
1.3.8 Những cơ hội và nguy cơ: 11
1.3.9 Nhu cầu tài chính: 11
1.3.10 Tài liệu kèm theo: 12
1.4. Cách viết một bản kế hoạch kinh doanh 12
1.4.1 Mục lục: 12
1.4.2 Tóm tắt tổng quát: 12
1.4.3 Giới thiệu về công ty: 14
1.4.4 Sản phẩm và dịch vụ: 15
1.4.5 Phân tích ngành: 16
1.4.6 Phân tích thị trường: 17
1.4.7 Thị trường mục tiêu: 17
1.4.8 Kế hoạch Marketing/ Bán hàng: 18
1.4.9 Phân tích cạnh tranh: 19
1.4.10 Đội ngũ quản lý: 19
1.4.11 Dự báo tài chính : 20
1.4.12 Báo cáo tài chính 21
1.4.13 Chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp : 22
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI 24
2.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội: 24
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh: 24
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT Nam Hà Nội 25
2.1.2.1. Khối tín dụng 25
2.1.2.2. Khối dịch vụ khách hàng 25
2.1.2.3. Khối quản lý nội bộ 26
2.1.2.4. Các đơn vị trực thuộc 27
2.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh từ năm 2006-2008 : 28
2.2.1 Tình hình kinh tế xã hội 3 năm vừa qua : 28
2.2.2 Đánh giá tình hình hoạt động kinh doanh của chi nhánh trong 3 năm qua: 29
2.2.2.1 Những kết quả nổi bật: 29
2.2.2.2 Những mặt còn hạn chế: 31
2.2.2.3 Tình hình cụ thể từng mặt hoạt động trong 3 năm qua: 32
Kết quả hoạt động kinh doanh của chi nhánh được thể hiện qua 3 chỉ tiêu chính là: huy động vốn, tín dụng và thu dịch vụ. Kết quả đó được thể hiện qua bảng số liệu sau: 32
2.3 Quy trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội 36
2.3.1 Quy trình lập kế hoạch: 36
2.3.2 Quá trình thực hiện kế hoạch 37
2.4 Đánh giá quy trình lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch tại ngân hàng ĐT&PT chi nhánh Nam Hà Nội: 38
2.4.1 Những mặt đã đạt được: 38
2.4.2 Những mặt còn hạn chế: 41
2.4.2.1 Nguyên nhân chủ quan: 43
2.4.2.2 Nguyên nhân khách quan: 44
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP VÀ KIẾN NGHỊ NHẰM HOÀN THIỆN CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH VÀ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI 45
3.1 Kế hoạch kinh doanh năm 2009 của chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội: 45
3.1.1 Mục tiêu của chi nhánh trong năm 2009: 45
3.1.2 Kế hoạch kinh doanh của chi nhánh trong năm 2009: 46
3.2 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch và thực hiện kế hoạch kinh doanh tại chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội: 47
3.2.1 Một số giải pháp hoàn thiện công tác lập kế hoạch kinh doanh: 47
3.2.1.1 Kết hợp công tác nghiên cứu- dự báo với việc thiết lập các mục tiêu: 47
3.2.1.2 Hoàn thiện hệ thống thông tin, củng cố lại công tác thống kê và báo cáo trong toàn bộ hệ thống: 48
3.2.1.3 Tăng cường đôi ngũ cán bộ cho công tác lập kế hoạch: 49
3.2.2 Một số giải pháp hoàn thiện việc thực hiện kế hoạch kinh doanh: 49
3.2.2.1 Phát triển và hoàn thiện các sản phẩm, dịch vụ và chính sách về lãi suất: 49
3.2.2.2 Phát triển công nghệ: 50
3.2.2.3 Nâng cao chất lượng và năng lực củ đội ngũ cán bộ, nhân viên của chi nhánh: 51
3.2.3 Một số giải pháp khác: 52
3.3 Một sô kiến nghị: 52
3.3.1 Một số kiến nghị với chính phủ: 52
3.3.2 Kiến nghị với ngân hàng Nhà Nước Việt Nam: 53
3.3.3 Kiến nghị với ngân hàng ĐT&PT VN: 54
KẾT LUẬN 56
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

tiên cho một bảng báo cáo tài chính tốt là bảng báo cáo thu nhập. Đây là thước đo cho doanh thu và chi phí của doanh nghiệp trong một khoản thời gian xác định. Báo cáo này được soạn định kỳ( hàng tháng trong năm đầu tiên và hàng năm trong suốt 5 năm) để cho thấy kết quả hoạt động trong thời gian kế toán này. Báo cáo này nên tuân theo những nguyên tắc kế toán đã được thống nhất chúng (GAAP) và doanh thu và chi phí không tính đến tính chất của doanh nghiệp.
Phân tích dòng tiền: phân tích dòng tiền được thiết kế để cho thấy bạn đang dùng tiền vào đâu và tốc độ như thế nào. Bản phân tích này được nhà đầu tư rất quan tâm vì họ muốn xem khi nào bạn có dòng tiền mặt tốt.
Bảng cân đối tài sản: bảng cân đối tài khoản cho thấy bức tranh về sức khoẻ tài chính của doanh nghiệp bạn tại một thời điểm xác định thường là cuối thời kỳ kế toán. Bảng này liệt kê các tài sản hữu hình và vô hình của doanh nghiệp( được gọi là tài sản có) và các khoản nợ của doanh nghiệp, hay là đối với chủ nợ( tài sản nợ) hay đối với chủ sở hữu( vốn góp cổ đông hay giá trị tịnh của doanh nghiệp)
Chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp :
Để thu hút vốn đầu tư cho doanh nghiệp mình, điều mấu chốt là phải có một kế hoạch rút lui cho các nhà đầu tư có thể thu hồi vốn của minh và rut lui khỏi doanh nghiệp bạn. Phần viết về chiến lược rút lui khỏi doanh nghiệp của bạn nên nêu ra kế hoạch dài hạn cho doanh nghiệp mình. Bạn cho rằng doanh nghiệp vẫn tiếp tục hoạt động trong tương lai hay bạn có quan tâm đến việc tiếp tục phát triển doanh nghiệp trong một vài năm? Bạn tham gia kinh doanh để cuối cùng thu được khoản tiền lớn hay bạn quan tâm đến việc điều hành một doanh nghiệp phát triển bền vững? Bạn phảI nghĩ qua hết những vấn đề này và quyết định bạn dự định làm gì với doanh nghiệp mình. Trước khi bạn có thể trả lời được câu hỏi này và vấn đề liên quan đến việc làm thế nào nhà đầu tư có thể rút lui khỏi doanh nghiệp bạn. sau đây là một số chiến lược rút lui cần cân nhắc:
Bán cổ phiếu ra công chúng lần đầu(IPO) đây là một sự kiện rất hiến đối với doanh nghiệp mới hoạt động
Sáp nhập/ mua lại công ty
Đối tác kinh doanh mua lại doanh nghiệp
Bản quyền kinh doanh.
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA CÔNG TÁC LẬP KẾ HOẠCH KINH DOANH VÀ VIỆC THỰC HIỆN KẾ HOẠCH KINH DOANH TẠI CHI NHÁNH NGÂN HÀNG ĐT&PT NAM HÀ NỘI
2.1 Giới thiệu về chi nhánh ngân hàng ĐT&PT Nam Hà Nội:
2.1.1 Sự ra đời và phát triển của chi nhánh:
Ngày 31/10/1963, Chi điếm Tương Mai thuộc Chi hàng kiến thiết Hà Nội được thành lập, tiền thân của Chi nhánh NH ĐT&PT Thanh Trì. Sau một chặng đường dài kể từ đó đến nay, Chi nhánh đã thay đổi nhiều tên gọi khác nhau. Trước đây, NH ĐT&PT Thanh Trì là Chi nhánh cấp II, trực thuộc Chi nhánh cấp I NH ĐT&PT Hà Nội. Ngày 31/10/2005, Chủ tịch hội đồng Quản trị Ngân hàng ĐT&PT Việt Nam đã ký Quyết định số 219/QĐ-HĐQT, nâng cấp Chi nhánh cấp II NH ĐT&PT Thanh Trì lên thành Chi nhánh cấp I và đổi tên thành Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội.
Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội có trụ sở chính tại Km8 đường Giải Phóng – Quận Hoàng Mai – TP Hà Nội. Địa bàn hoạt động chủ yếu của Chi nhánh là tại quận Hoàng Mai và huyện Thanh Trì, nơi có các đường giao thông quan trọng đi qua: Quốc lộ 1A, 1B, đường vành đai 3, cầu Thanh Trì, đường vành đai 2,5 và đường thủy Sông Hồng nối mạch giao thông với các tỉnh phía Bắc, phía Tây và phía Nam. Do đó địa bàn phía Nam là một trong những nơi có vị trí quan trọng về chính trị, quân sự và kinh tế của Tp. Hà Nội và là nơi có tốc độ đô thị hóa đang diễn ra nhanh chóng.
Trải qua 45 năm hình thành và phát triển (từ ngày 31/10/1963), cùng với sự lớn mạnh của NH ĐT&PT Việt Nam, NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã có sự phát triển mạnh mẽ, không ngừng đổi mới, hiện đại hóa ngân hàng trong tiến trình hội nhập khu vực và quốc tế. Đồng thời, Ban giám đốc và tập thể cán bộ công nhân viên NH ĐT&PT Nam Hà Nội đã không ngừng học hỏi kinh nghiệm của các ngân hàng bạn, tổng kết và rút ra bài học kinh nghiệm khắc phục những mặt chưa đạt được, phát huy những mặt tích cực để nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh.
2.1.2. Cơ cấu tổ chức của NH ĐT&PT Nam Hà Nội
Hiện nay, số lượng cán bộ, công nhân viên của Chi nhánh NH ĐT&PT Nam Hà Nội là 98 người, trong đó hơn 75% có trình độ cao đẳng, đại học và trên đại học. Căn cứ theo quyết định số 199/2005/QĐ-HĐQT, ngày 17/10/2005 của Chủ tịch Hội đồng Quản trị NH ĐT&PT Việt Nam, v/v: Phê duyệt mô hình tổ chức của Chi nhánh, NH ĐT&PT Nam Hà Nội có cơ cấu tổ chức và chức năng của các phòng ban như sau:
2.1.2.1. Khối tín dụng
- Phòng Tín dụng: Thiết lập, duy trì và mở rộng mối quan hệ với khách hàng. Xử lý các nghiệp vụ liên quan đến cho vay, quản lý các sản phẩm cho vay phù hợp với chế độ, quy định hiện hành và hướng dẫn của NH ĐT&PT Việt Nam.
- Phòng Thẩm định & Quản lí tín dụng: Thẩm định các dự án cho vay, bảo lãnh. Thẩm định các đề xuất về hạn mức tín dụng và giới hạn cho vay đối với từng khách hàng. Thẩm định đánh giá TSĐB nợ vay, quản lý danh mục tín dụng, quản lý rủi ro tín dụng.
2.1.2.2. Khối dịch vụ khách hàng
- Phòng Dịch vụ khách hàng: Trực tiếp giao dịch với khách hàng để khai thác vốn bằng VND và ngoại tệ; chịu trách nhiệm xử lý các giao dịch đối với các khách hàng cá nhân và doanh nghiệp như: mở tài khoản tiền gửi, thực hiện các giao dịch nhận, rút, thanh toán chuyển tiền...Thực hiện công tác tiếp thị sản phẩm dịch vụ đối với khách hàng.
- Tổ Tiền tệ - Kho quỹ: Quản lý quỹ nghiệp vụ của Chi nhánh; thu – chi tiền mặt; Quản lý vàng bạc, kim loại quý, đá quý; Quản lý chứng chỉ có giá, hồ sơ tài sản thế chấp, cầm cố; thực hiện xuất – nhập tiền mặt để đảm bảo thanh khoản tiền mặt cho Chi nhánh, thực hiện các dịch vụ tiền tệ, kho quỹ cho khách hàng...
2.1.2.3. Khối quản lý nội bộ
- Phòng Kế hoạch Nguồn vốn: Tổ chức thu thập thông tin, nghiên cứu thị trường, xây dựng chiến lược kinh doanh, chính sách marketing, chính sách khách hàng, chính sách lãi suất, chính sách huy động vốn; Tham mưu cho Giám đốc các vấn đề liên quan đến hoạt động kinh doanh của Chi nhánh; Thực hiện giao dịch mua – bán ngoại tệ với khách hàng; Tổ chức quản lý hoạt động huy động vốn, cân đối vốn; Mở các L/C, thực hiện các nhiệm vụ đối ngoại với NH nước ngoài, tư vấn về nghiệp vụ ngoại thương, TTQT, hỗ trợ khách hàng trong đàm phán với đối tác nước ngoài; Thực hiện nhiệm vụ kiểm tra nội bộ.
- Phòng Tổ chức Hành chính: Thực hiện công tác tổ chức cán bộ và đào tạo tại Chi nhánh theo đúng chủ trương và chính sách của Nhà nước và quy định của NH ĐT&PT Việt Nam. Thực hiện nhiệm vụ hành chính – quản trị và công tác hậu cần phục vụ hoạt động kinh doanh tại Chi nhánh, thực hiện công tác bảo vệ, an ninh và an toàn cho tài sản và con người tại Chi nhánh.
- Phòng Tài chính Kế toán:
+ Bộ phận Tài chính Kế toán: Tổ chức hạch toán kế toán toàn bộ hoạt động kinh doanh của toàn đơn vị theo pháp lệnh kế toán thống kê;...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top