tho123tho321

New Member

Download Tiểu luận Hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc miễn phí





Ý kiến của các nhà sử học Marx-xít về hình thái kinh tế xã hội trước chủ nghĩa tư bản ở phương Tây đã vậy và phương Đông cách sản xuất cũng như thế. Vậy thì ở Việt Nam? Một nước thuộc phương Đông thì cách sản xuất trước thời Bắc thuộc giống phương Đông chăng hay phương Tây, hay là sự kết hợp của cả hai yếu tố trên?!
Xã hội loài người khi bước vào xã hội có nhà nước sơ khai đều trải qua giai đoạn công xã nguyên thuỷ đây là giai đoạn bộ lạc, bộ tộc thì hầu như nước nào cũng trải qua giai đoạn này và Việt Nam cũng không loại trừ. Còn xã hội chiếm hữu nô lệ thì có nước có, có nước không, chứ không nhất thiết nước nào cũng phải trải qua như chế độ công xã nguyên thuỷ. Như ý kiến của các nhà sử học đã trình bày trên thì đa số cho rằng phương Đông không qua giai đoạn chế độ chiếm hữu nô lệ mà bằng một chế độ khác đó là cách sản xuất châu Á. Vậy ở Việt Nam có hay không chế độ chiếm hữu nô lệ thời Văn Lang – Âu Lạc nhà nước sơ kỳ đầu tiên?
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Ý kiến của các nhà sử học và của anh (chị) về hình thái kinh tế - xã hội Việt Nam trước thời Bắc thuộc?
cách sản xuất là một khái niệm trong học thuyết duy vật lịch sử của chủ nghĩa Maxr. Nó có nghĩa nôm na là "cách thức của sản xuất". Theo Marx, nó là tổ hợp hữu cơ cụ thể của:
Lực lượng sản xuất: bao gồm lực lượng lao động, công cụ và thiết bị lao động, nhà xưởng, công nghệ, nguyên vật liệu và đất đai được sử dụng.
Quan hệ sản xuất bao gồm các quan hệ sở hữu, các quan hệ kiểm soát và phân chia các tài sản đã được sản xuất trong xã hội, thông thường được đưa ra trong các hình thức của luật, lệ và các quan hệ giữa các giai cấp xã hội.
Các nhà sáng lập chủ nghĩa Marx-Lenin rất quan tâm đến các vấn đề cách sản xuất trong lịch sử tiến hoá của nhân loại.
Marx và Engles trong tác phẩm “Hệ tư tưởng Đức” viết năm 1845 – 1846, nói rằng trướng chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua 3 cách sở hữu cơ bản.
“…Hình thức sở hữu đầu tiên là hình thức sở hữu Bộ lạc. Nó phù hợp với giai đoạn chưa phát triển sản xuất, khi người ta sống bằng săn bắn và đánh cá, bằng chăn nuôi hay nhiều lắm bằng trồng trọt…”.
“… Hình thức sở hữu thứ hai là hình thức sở hữu công xã và sở hữu nhà nước tồn tại trong thời cổ và ra đời chủ yếu từ sự tập hợp-bằng hiệp ước hay bằng chinh phục – nhiều Bộ lạc thành một Thị tộc và chế độ nô lệ vẫn tồn tại ở đó…”.
“…Hình thức sở hữu thứ ba là sở hữu phong kiến hay sở hữu đẳng cấp. Nếu điểm xuất phát của thời cổ đại là thành thị và lãnh thổ nhỏ của nó thì điểm xuất phát của thời trung cổ lại là nông thôn…trái với Hy lạp và Rôma, sự phát triển phong kiến bắt đầu trên một địa vực rộng hơn nhiều… Những thế kỷ cuối cùng của Đế quốc Rôma suy tàn và cuộc chinh phục đế quốc đó bỡi những người dã man đã phá huỷ một khối lớn những lực lượng sản xuất… Đướ ảnh hưởng của chế độ quân sự của người Giéc manh thì hoàn cảnh vốn có đó và cách thức tổ chức trinh phục do hoàn cảnh đó đẻ ra, đã phát triển chế độ sở hữu phong kiến…”(1).
V.I.Lenin trong tác phẩm “Bàn về nhà nước” viết năm 1919 nói rõ rằng và dứt khoát hơn:
“…Sự tiến hoá của tất cả các xã hội loài người qua hàng nghìn năm, ở tất cả các nước, không trừ nước nào cả, đã chỉ cho chúng ta thấy tính quy luật chung, tính xác định, tính quán triệt của sự tiến hoá đó: Bắt đầu tự một xã hội không có giai cấp, một xã hội gia trưởng sơ khai, nguyên thuỷ không có quý tộc; sau đến là một chế độ xã hội chiếm hữu nô lệ… tiếp sau hình thái đó, có một hình thái khác trong lịch sử: chế độ nông nô…”(2).
Như vậy, cũng như Marx và Engles thì Lenin cũng khẳng định trước chủ nghĩa tư bản có ba cách sản xuất và đó là quy luật phổ biến trong lịch sử xã hội loài người kể cả phương Đông hay phương Tây đó là “không trừ nước nào cả”.
Tuy nhiên năm 1845 – 1846, trong “hệ tư tưởng Đức” Marx và Engles nói trước chủ nghĩa tư bản, xã hội loài người đã trải qua ba hình thức sở hữu chủ yếu đó là: công xã nguyên thuỷ, chiếm hữu nô lệ, chế độ phong kiến. Nhưng đến thập niên 50 của thế kỷ XIX, Marx lại có thêm một ý kiến mới; nguyên là gần một thế kỷ xâm lược đến năm 1849 thực dân Anh đã hoàn thành việc xâm chiếm đất đai Ấn Độ. Do vậy tại nghị viện Anh đã diễn ra cuộc tranh luận về chính sách cai trị đất nước cổ xưa và rộng lớn này. Để vạch trần bản chất tham lam và tàn bạo của chủ nghĩa thực dân. Marx bắt đầu chú ý nghiên cứu về phương Đông, nhiều bài viết về Ấn Độ, Trung Quốc… được liên tiếp công bố trên báo “New York Daily Tribure”, trong đó Marx đã chỉ ra những đặc điểm cơ bản của xã hội phương Đông. Đến năm 1859, trong lời tựa của tác phẩm “góp phần phê phán khoa kinh tế chính trị” Marx viết:
“…Về đại thể, có thể coi cách sản xuất châu Á, cổ đại phong kiến và tư bản hiện đại (thời đại của Marx) là những thời đại tiến triển dần dần của hình thái kinh tế xã hội…”(3).
Như vậy đến đây ở trong tác phẩm này, Marx chủ trương trước chủ nghĩa tư bản có bốn cách sản xuất trong lịc sử xã hội loài người đó là: ba cách sản xuất trước đây được Marx và Engles nghiên cứu ở châu Âu (phương Tây) đến nay, trước sự xâm lược của chủ nghĩa thực dân đi xâm chiếm thuộc địa Marx mới có điều kiện nghiên cứu về phương Đông (châu Á) thì xuất hiện thêm một cách sản xuất nữa ở phương Đông được Marx coi là cách sản xuất châu Á và coi là trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua bốn cách sản xuất.
Chủ tịch Hồ Chí Minh trong quá trình hoạt động cách mạng của mình cũng rất quan tâm đến đặc điểm của xã hội phương Đông. Từ năm 1924, trong bài “báo cáo về Bắc kỳ, Trung kỳ và Nam kỳ” người đã viết:
“… Ấn Độ hay Trung Quốc về mặt cấu trúc kinh tế, không giống các xã hội phương Tây thời cổ đại cũng như thời cận đại…
Marx đã xây dựng học thuyết của mình trên một triết lý nhất định của lịch sử nhưng lịch sử nào? Lịch sử châu Âu. Mà lịch sử châu Âu là gì? Đó chưa phải là toàn thể nhân loại.
Marx cho ta biết rằng sự tiến triển các xã hội trải qua ba giai đoạn: Chế độ chiếm nô, chế độ nô lệ, chế độ tư bản… chúng ta phải coi chừng! các dân tộc viễn đông có trải qua hai giai đoạn đầu không?”(4).
Như vậy Hồ Chí Minh lại đi ngược lại với quan điểm của Marx. Người cho rằng chúng ta phải xem xét lại quan điểm của Marx về xã hội phương Đông là chưa hẳn đã tồn tại hai cách sản xuất đó là chiếm nô và nô lệ. Qua đây ta có thể thấy từ rất sớm và sớm nhất ở Việt Nam, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khẳng định rằng về mặt kinh tế - xã hội, Ấn Độ hay Trung Quốc không giống như phương Tây thời cổ đại và thời cận đại; đồng thời Người nghi ngờ (sự thực là phủ định) sự tồn tại của chế độ nô lệ và chế độ nông nô ở viễn Đông.
Như vậy vấn đề các cách sản xuất trước chủ nghĩa tư bản trên phạm vi toàn thế giới là một vấn đề vô cùng phức tạp, đặc biệt là vấn đề cách sản xuất ở phương Đông nói chung và Việt Nam nói riêng.
Trước tình hình đó, đa số các học giả Mác-xít ở nhiều nước cho rằng trước chủ nghĩa tư bản xã hội loài người đã trải qua ba cách sản xuất đó là: công xã nguyên thuỷ, chiến hữu nô lệ và chế độ phong kiến. Ba cách sản xuất ấy tồn tại phổ biến trên toàn thế giới, do vậy là không chỉ có ở phương Tây mà còn có cả ở phương Đông cô đại cũng tồn tại chế độchiếm hữu nô lệ nhưng nó tồn tại ở một dạng thức khác đó là chế độ nô lệ gia trưởng, một kiểu chế độ nô lệ khác với chế độ nô lệ ở Hy Lạp và Lamã cổ đại. Quan điểm đó được coi là chính thống và được vận dụng để biên soạn các sách về lịch sử, triết học, kinh tế chính trị học.v.v…
Nhưng một số học giả maxr xít khác lại cho rằng quan điểm nói trên chưa thậ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top