Đề tài Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam

Download Đề tài Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển lực lượng sản xuất với sự đa dạng hóa các hình thức sở hữu ở Việt Nam miễn phí





Trong cách sản xuất phong kiến, chế độ sở hữu là sở hữu ruộng đất thuộc về địa chủ. Người nông dân muốn thuê ruộng để sản xuất thì phải nộp địa tô cho địa chủ. Chế độ sở hữu này tiến bộ hơn chế độ sở hữu trong cách sản xuất chiếm hữu nô lệ. Người nông dân được tự do về thân thể, họ thuê đất để tiến hành sản xuất kinh doanh. Sau khi nộp tô cho địa chủ thì phần còn lại họ được hưởng. Tuy nhiên, do năng suất lao động trong thời kỳ này vẫn còn thấp, do kỹ thuật sản xuất thủ công, lạc hậu nên họ cũng chỉ đủ sống do sưu cao thuế nặng. Khi lực lượng sản xuất phát triển, các kỹ thuật sản xuất mới, hiện đại ra đời, sản xuất không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực sản xuất nông nghiệp nữa mà mở sang lĩnh vực công nghiệp. Trong xã hội xuất hiện một giai cấp mới đó là giai cấp tư sản, giai cấp này ngày càng lớn mạnh. Khi lực lượng sản xuất phát triển đến một trình độ nhất định thì chế độ sở hữu ruộng đất của giai cấp địa chủ không còn phù hợp nữa, nó kìm hãm sản xuất lớn tất yếu nó sẽ bị thay thế bởi chế độ sở hữu mới tiến bộ hơn và phù hợp hơn đó là chế độ tư bản chủ nghĩa về tư liệu sản xuất, đưa xã hội lên cách sản xuất mới tiến bộ hơn là cách tư bản chủ nghĩa.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

quá trình khách quan của sản xuất. Việc sử dụng hợp lý các quan hệ tổ chức và quản lý sản xuất sẽ cho phép toàn bộ hệ thống quan hệ sản xuất có khả năng vươn lên tối ưu. Trong trường hợp ngược lại, các quan hệ quản lý và tổ chức có thể làm biến dạng quan hệ sở hữu, ảnh hưởng tiêu cực đến sự phát triển kinh tế, xã hội hiện nay.
Bên cạnh đó, các quan hệ về mặt phân phối sản phẩm lao động cũng là những nhân tố có ý nghĩa hết sức to lớn đối với sự vận động của toàn bộ nền kinh tế. Quan hệ trong phân phối sản phẩm là quan hệ chặt chẽ với nhau cùng mục tiêu chung là sử dụng hợp lý và có hiệu quả tư liệu sản xuất để làm cho chúng không ngừng tăng trưởng, thúc đẩy tái sản xuất mở rộng, nâng cao phúc lợi cho người lao động. Mặc dù còn phụ thuộc vào quan hệ sở hữu, vào trình độ của tổ chức quản lý, song nó có khả năng kích thích trực tiếp vào lợi ích của con người, nên xem nó là “Chất xúc tác” của các quá trình kinh tế-xã hội.
Với tính cách là những quan hệ kinh tế khách quan, không phụ thuộc vào ý muốn của con người, quan hệ sản xuất là những quan hệ mang tính vật chất thuộc đời sống xã hội: Quan hệ sản xuất là hình thức của lực lượng sản xuất và là cơ sở sâu xa của đời sống tinh thần xã hội. Ba mặt quan hệ đó trong quá trình sản xuất xã hội luôn gắn bó với nhau, tạo thành một hệ thống mang tính ổn định tương đối so với sự vận động không ngừng của lực lượng sản xuất.
CHƯƠNG II:
QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA SỰ PHÁT TRIỂN LỰC LƯỢNG SẢN XUẤT VỚI SỰ ĐA DẠNG HOÁ CÁC HÌNH THỨC SỞ HỮU Ở VIỆT NAM
I. Phạm trù sở hữu và một số vấn đề liên quan:
1. Sở hữu, quan hệ sở hữu và chế độ sở hữu:
Theo quan điểm Mác: “sở hữu được biểu hiện trong những hình thái của quan hệ sản xuất”. Sở hữu là nội dung bên trong của chính thể mang tính thống nhất. Tính hiện thực của sở hữu chỉ được nhận thức một cách gián tiếp thông qua các quan hệ giữa các thành tố của quan hệ sản xuất chứ không thể nhận thức một cách trực tiếp vì sở hữu là tổng hoà giữa các quan hệ sản xuất. Sở hữu bắt nguồn từ sự chiếm hữu giới tự nhiên mang tính chất công đồng, hình thái đầu tiên của quan hệ sản xuất trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến hình thái kinh tế xã hội sơ tính cá nhân đối lập với cộng đồng và dẫn đến sự tách biệt về sở hữu. Đó là tiến trình từ sở hữu thị tộc, bộ lạc trong xã hội cộng sản nguyên thuỷ đến chế độ sở hữu cá nhân. Sở hữu được hình thành từ sự chiếm hữu đối tượng để tiến hành sản xuất thoả mãn với nhu cầu của con người. Do đó, sở hữu mang tính tất nhiên, sự chiếm hữu mang lại quyền hạn cho chủ sở hữu. Sản xuất phát triển thì quan hệ sở hữu ngày càng phát triển.
Như vậy, sở hữu là mối quan hệ giữa con người với con người trong việc chiếm hữu tư liệu sản xuất cùng với các điều kiện sản xuất. Do đó, sở hữu là một mặt của quan hệ sản xuất.
Người ta phân biệt hai loại sở hữu: sở hữu mang tính dân sự và sở hữu tư liệu sản xuất.
Theo những phân tích trên, quan hệ sở hữu được thể hiện qua ba mặt, trong đó mặt cơ bản là quan hệ sở hữu.
Quan hệ sở hữu là một quan hệ sản xuất, là quan hệ giữa người với người, là một thể thống nhất mang tính lịch sử và tương ứng với một giai đoạn nhất định của lực lượng sản xuất. Con người không thể tự do lựa chọn các quan hệ sở hữu một cách chủ quan duy ý chí. Việc xây dựng các hình thức sở hữu trong chủ nghĩa xã hội, nhất là trong giai đoạn quá độ từ chủ nghĩa tư bản lên chủ nghĩa xã hội cần tính đến những sự thay đổi về trình độ của lực lượng sản xuất, của sự phân công lao động và đến lợi ích của người lao động nhằm tạo ra động lực cho quá trình phát triển sản xuất, phát triển xã hội.
Trước đây, chúng ta có những nhận thức chưa đúng, nổi bật là đã tuyệt đối hoá mặt sở hữu về tư liệu sản xuất, đẩy nhanh quá trình cải tạo xã hội chủ nghĩa để xoá bỏ hình thức sở hữu tư nhân và các hình thức khác nhằm xác lập chế độ công hữu dưới hai hình thức là sở hữu toàn dân và sở hữu tập thể.
Đối với sở hữu tập thế, mọi tư liệu sản xuất của người lao động từ cái cày, cái cuốc, con trâu đến ruộng đất đều bị tập thể hoá. Từ đó quá trình sản xuất và phân phối đều do ban quản trị điều hành. Thế nhưng toàn bộ tài sản được tập thế hoá cũng không phải là của xã viên mà cũng không phải của ban quản trị, cũng không phải của nhà nước. Nó chẳng của ai cả, vô hình trung đã trở thành không có chủ đích thực. Quy mô của hợp tác xã càng lớn thì tính vô chủ đối với tư liệu sản xuất càng cao. Do đó, phát sinh tình trạng lãng phí, tham ô khá phổ biến. Từ đó dẫn đến hiệu quả kinh tế ngày càng giảm sút và xã viên không gắn bó cùng hợp tác xã.
Đối với sở hữu toàn dân, loại sở hữu này cũng dẫn đến tình trạng vô chủ vì người lao động trong các doanh nghiệp quốc doanh chỉ là người làm công ăn lương, còn giám đốc tuy do nhà nước bổ nhiệm nhưng họ cũng là người hưởng lương như người lao động.
Đây chính là cơ sở kinh tế xã hội làm phát sinh tình trạng quan liêu, cửa quyền, tham ô. Thực chất của chế độ công hữu với hai hình thức toàn dân và tập thể ở nước ta là như vậy, nhưng chúng ta lại lầm tưởng đó là quan hệ sản xuất xã hội chủ nghĩa và đã cố gắng bảo vệ nó.
Xét về mặt quan hệ sở hữu, nó là nội dung tương đối quan trọng của quan hệ sản xuất. Đó là quan hệ giữa người với người trong sự chiếm hữu hay nói cách khác đó là hình thức xã hội của sự chiếm hữu của cải. Do đó, cũng như quan hệ sản xuất, sự vận động của quan hệ sở hữu về hình thức, mức độ và phạm vi không phải là ý muốn chủ quan của con người mà là khách quan do trình độ phát triển của lực lượng sản xuất quyết định.
Chế độ sở hữu: chế độ sở hữu bao gồm 3 nội dung:
Thứ nhất, đối tượng của sở hữu là sở hữu tư liệu tiêu dùng, sở hữu tư liệu sản xuất, sở hữu vốn, sở hữu chất xám, sở hữu bản quyền.
Thứ hai là nội dung kinh tế của sở hữu
Thứ ba là nội dung pháp lý của sở hữu
Ba mặt trên của chế độ sở hữu thống nhất với nhau và chỉ có thể đảm bảo tính thống nhất của ba mặt đó thì chế độ sở hữu mới phát huy đựoc hiệu quả và không trở thành hình thức. Trong chế độ sở hữu, cần phân biệt giữa quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất.
Trong nền kinh tế tự cung tự cấp và trong nền sản xuất hàng hoá nhỏ thì quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất là đồng nhất với nhau. Đó là sở hữu của những nông dân và thợ thủ công. Người sở hữu cũng là người sử dụng tư liệu sản xuất đó.
Trong nền kinh tế tư bản chủ nghĩa thì quyền sở hữu và quyền sử dụng tư liệu sản xuất lại có những diễn biến đa dạng do sự xuất hiện của nhiều loại hình sở hữu, nhiều chủ thể sở hữu và các cấp độ khác nhau. Do đó, quyền sở hữu và quyền sử dụng có thể thuộc về chủ thể duy nhất, cũng có thể là quyề...
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức, ý nghĩa và phương pháp luận Môn đại cương 0
C Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội, vận dụng vào Việt Nam ta Luận văn Kinh tế 0
H Quan điểm của triết học Mác - Lênin về mối quan hệ biện chứng giữa cái chung và cái riêng và ý nghĩa Kinh tế chính trị 0
C Vận dụng quan hệ biện chứng giữa lực lượng sản xuất và quan hệ sản xuất vào phát triển các thành phầ Kinh tế chính trị 0
Q Mối quan hệ giữa mạch lạc và ngụy biện trong lập luận (trên tư liệu báo chí) Văn hóa, Xã hội 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội. Vận dụng tìm hiểu tâm lý xã hội con ngư Môn đại cương 0
D Mối quan hệ biện chứng giữa lý luận và thực tiễn. Ý nghĩa phương pháp luận của vấn đề này. Sự vận dụng của Đảng ta. Môn đại cương 0
T Một số biện pháp quản lý nâng cao năng lực đội ngũ cán bộ làm công tác quan hệ quốc tế của Đại học Q Luận văn Sư phạm 0
T [Free] Quan hệ biện chứng giữa sự phát triển của lực lượng sản xuất và đa dạng hoá các hình thức sở Luận văn Kinh tế 0
L [Free] Tư tưởng biện chứng của Hồ Chí Minh về mối quan hệ giữa vấn đề dân tộc và vấn đề giai cấp Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top