Kamron

New Member
Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối

nhiều với vấn đề mà Quốc hội đang thảo luận. Có một số tham luận chủ yếu tập trung nêu thành tích của ngành mình, địa phương mình).
Việc xem xét, thông qua các vấn đề cũng đã khác. Yêu cầu của Quốc hội đối với việc chuẩn bị những vấn đề trình Quốc hội xem xét, thông qua ngày càng cao hơn. Để một dự luật, một vấn đề được Quốc hội thông qua là kết quả của sự nỗ lực chuẩn bị rất công phu của các cơ quan hữu quan. Chúng tui có cảm giác là, càng ngày, trình một vấn đề được Quốc hội thông qua càng khó khăn hơn, với yêu cầu cao hơn.
Do điều kiện và hoàn cảnh thực tế, điều kiện thông tin và những yếu tố khác nên trước đây, hầu như các vấn đề trình Quốc hội đều được nhanh chóng thông qua. Các đại biểu đều biểu quyết tán thành, ít có người không tán thành. Nhưng tại các kỳ họp của các khoá gần đây, phần lớn các dự án luật muốn được Quốc hội thông qua đều phải qua hai bước: trình Quốc hội cho ý kiến và trình Quốc hội thông qua, sau khi đã chỉnh lý, sửa đổi, bổ sung trên cơ sở ý kiến đại biểu Quốc hội. Đã qua hai bước như vậy, nhưng không phải tất cả các dự án luật đều được biểu quyết thông qua một cách dễ dàng. Điều này chứng tỏ rằng: các cơ quan chịu trách nhiệm soạn thảo dự án đã có nhiều cố gắng chuẩn bị để trình Quốc hội. Nhưng chất lượng của việc chuẩn bị này chưa đáp ứng yêu cầu ngày càng cao mà Quốc hội đặt ra về mặt nội dung cũng như kỹ thuật văn bản.
Nhiều mặt hoạt động của Quốc hội đã được phản ánh kịp thời trên các phương tiện thông tin đại chúng. Theo quy định của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật, thì các dự án luât phải công bố, đăng tải ở các trang điện tử để công chúng đóng góp ý kiến. Việc tăng thời lượng đưa tin, truyền hình trực tiếp các buổi làm việc của Quốc hội, tạo điều kiện để nhân dân hiểu rõ hơn công việc của Nhà nước và trực tiếp tham gia góp ý kiến với Nhà nước.
4. Các yếu tố bảo đảm để đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền
Đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền được đặt ra trong tổng thể việc thực hiện chủ trương đổi mới và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta. Thực hiện yêu cầu đó đòi hỏi phải có sự nỗ lực của Quốc hội, của Chính phủ, các cơ quan nhà nước khác và phải có các yếu tố bảo đảm cho hoạt động đó. Cụ thể là:
4.1. Bảo đảm và đổi mới sự lãnh đạo của Đảng đối với Quốc hội
Đây là yêu cầu rất quan trọng đối với việc đổi mới và nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội. Nội dung này yêu cầu Quốc hội phải kịp thời thể chế hoá các chủ trương, đường lối của Đảng thành các quy định của Nhà nước; quán triệt tư tưởng, định hướng của Đảng đối với những vấn đề mà Quốc hội xem xét, quyết định. Đồng thời, sự lãnh đạo của Đảng cũng phải được đổi mới bảo đảm nguyên tắc tổ chức và hoạt động trong khuôn khổ pháp luật, tạo điều kiện để Quốc hội thực hiện đầy đủ chức năng, nhiệm vụ của mình.
4.2. Nâng cao chất lượng đại biểu Quốc hội, tăng cường đại biểu Quốc hội chuyên trách
Đại biểu Quốc hội phải là những người có năng lực, trình độ, có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội. Khi lựa chọn đại biểu cần chú trọng tiêu chuẩn, trên cơ sở tiêu chuẩn mà kết hợp cơ cấu, Quốc hội cần có những đại biểu thay mặt cho các tầng lớp nhân dân khác nhau. Nhưng đồng thời Quốc hội cũng phải có một tỷ lệ thích đáng những đại biểu là chuyên gia giỏi về các lĩnh vực để giúp Quốc hội nghiên cứu, quyết định các vấn đề thuộc lĩnh vực này.
Quốc hội cần có một tỷ lệ đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách ở các Uỷ ban của Quốc hội và các Đoàn đại biểu Quốc hội. Cần kết hợp tốt tính thay mặt và tính chuyên nghiệp trong hoạt động của đại biểu Quốc hội.
4.3. Cải tiến và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội
Để Quốc hội có thể thực hiện tốt nhiệm vụ của mình trong các lĩnh vực, cần cải tiến cách thức tiến hành, thời gian và nâng cao chất lượng các kỳ họp Quốc hội. Cần cải tiến quy trình, cách thức xem xét, thông qua các vấn đề, nhất là các dự án luật vừa bảo đảm để đại biểu phát biểu sâu về những vấn đề thuộc nội dung dự án nhưng lại không bị sa vào các vấn đề kỹ thuật, cụ thể. Các dự án cần được chuẩn bị kỹ, chất lượng tốt khi trình Quốc hội, tránh tình trạng bắt Quốc hội phải tập trung nhiều thời gian vào những câu chữ và kỹ thuật văn bản.
4.4. Tăng cường hoạt động của Uỷ ban thường vụ Quốc hội và Hội đồng dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội
Đề cao trách nhiệm của Uỷ ban thường vụ Quốc hội, Hội đồng Dân tộc và các Uỷ ban của Quốc hội đối với việc thẩm tra các dự án, báo cáo; tăng cường hoạt động giám sát của các cơ quan này là một trong những điều kiện bảo đảm để nâng cao hiệu quả hoạt động của Quốc hội.
4.5. Khẳng định vị trí, vai trò của Quốc hội, bảo đảm nguyên tắc phân công, phối hợp giữa các cơ quan trong Nhà nước pháp quyền
Tạo điều kiện thuận lợi để Quốc hội thực hiện tốt vai trò của mình trong việc tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước, đồng thời bảo đảm yêu cầu phân công phối hợp giữa Quốc hội với các cơ quan nhà nước khác trong việc phân công, phối hợp thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp, tư pháp. Cần nghiên cứu để thiết lập cơ chế bảo đảm tổ chức, hoạt động của Quốc hội đúng Hiến pháp, pháp luật, cơ chế xử lý vi phạm pháp luật, bảo đảm việc thực hiện quyền giám sát tối cao của Quốc hội đối với việc bảo đảm nguyên tắc độc lập trong hoạt động xét xử của Toà án.
4.6. Tăng cường bộ máy giúp việc của Quốc hội và các điều kiệm bảo đảm thông tin cho Quốc hội
Để đáp ứng yêu cầu phục vụ hoạt động của Quốc hội đòi hỏi phải tăng cường và chuyên nghiệp hoá đội ngũ chuyên gia giúp việc cho Quốc hội đủ sức để nghiên cứu, tham mưu và thể hiện được những yêu cầu mà Quốc hội đặt ra./.



Tổ chức và hoạt động Quốc hội
theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN
Phan Trung Lý

Quốc hội nước ta có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Quốc hội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, đã khẳng định vai trò, vị trí của mình là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng được tăng cường. Bước đường trưởng thành của Quốc hội là bằng chứng của việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.

1. Quốc hội - mô hình sáng tạo tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu nhà nước pháp quyền
Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Mô hình đó phải đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước ta. Trong Hiến pháp đầu tiên đó, những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền như phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp (Nghị viện), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án) cũng như các nguyên tắc tất cả quyền bính thuộc về nhân dân, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và bản chất giai cấp của Nhà nước ta đã được khẳng định.
Sau khi thông qua Hiến pháp, vì điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến toàn quốc, Quốc hội khóa 1 đã cùng các cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Từ Quốc hội lập hiến như lúc đầu dự kiến khi tổ chức tổng tuyển cử, Quốc hội nước ta đã làm nhiệm vụ Quốc hội lập hiến và lập pháp, thông qua những đạo luật thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề lớn về củng cố, tổ chức bộ máy nhà nước như tổ chức Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bầu Chính phủ; cải cách hệ thống tư pháp, hình thành và xây dựng cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát.

Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 
Last edited by a moderator:

Nam Truong

New Member

Download Tổ chức và hoạt động quốc hội theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN miễn phí





Chất vấn là hình thức quan trọng để thực hiện quyền giám sát của Quốc hội. Trong thời gian gần đây, các đại biểu Quốc hội đã sử dụng quyền chất vấn của mình như một công cụ giám sát hữu hiệu. Chất vấn và trả lời chất vấn đã trở thành một trong những nội dung sinh động trong sinh hoạt của Quốc hội, được nhân dân quan tâm theo dõi. Cùng với việc mở rộng dân chủ trong sinh hoạt của Quốc hội, chất vấn và trả lời chất vấn cũng từng bước được cải tiến. Tại nhiều kỳ họp Quốc hội, những buổi chất vấn và trả lời chất vấn trở lên rất sôi nổi và hấp dẫn. Từ các kỳ họp khoá X năm 1997, việc chất vấn đã được nâng lên một bước. Trước đây, đại biểu Quốc hội ngại chất vấn, ít chất vấn, phần lớn các chất vấn được trả lời chủ yếu bằng văn bản; việc trả lời trực tiếp tại Hội trường chủ yếu chỉ để giải đáp một số vấn đề chung. Tại các kỳ họp các nhiệm kỳ gần đây của Quốc hội, tình hình đã khác, ý kiến chất vấn của đại biểu Quốc hội rất đa dạng, liên quan đến hầu hết các lĩnh vực quản lý nhà nước, kinh tế - xã hội, quốc phòng, an ninh, thi hành pháp luật, tổ chức và hoạt động của các cơ quan nhà nước. Trung bình mỗi kỳ họp Quốc hội có khoảng 20 - 25% tổng số đại biểu Quốc hội nêu lên khoảng từ 150 đến 200 ý kiến chất vấn. Hầu hết các chất vấn đều được trả lời. Chất vấn và trả lời chất vấn được phản ánh trên các phương tiện thông tin đại chúng, được truyền hình trực tiếp. Thời gian trả lời chất vấn trực tiếp tại Hội trường đã được bố trí nhiều hơn, đã có sự trao đổi, tranh luận giữa người chất vấn và người trả lời chất vấn. Sau mỗi lần Bộ trưởng trả lời chất vấn thì các đại biểu Quốc hội còn có thể phát biểu ý kiến, đối thoại về các vấn đề đó.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tổ chức và hoạt động Quốc hội
theo yêu cầu nhà nước pháp quyền XHCN
Phan Trung Lý* PGS.TS. Phó Chủ nhiệm Uỷ ban Pháp luật của Quốc hội
Quốc hội nước ta có vị trí và vai trò rất quan trọng trong Nhà nước pháp quyền XHCN. Quốc hội đã trải qua một chặng đường dài phát triển, đã khẳng định vai trò, vị trí của mình là cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Hoạt động của Quốc hội về lập pháp, giám sát tối cao và quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước ngày càng được tăng cường. Bước đường trưởng thành của Quốc hội là bằng chứng của việc thực hiện thắng lợi chủ trương của Đảng không ngừng củng cố và hoàn thiện bộ máy nhà nước ta, Nhà nước pháp quyền XHCN của dân, do dân và vì dân.
1. Quốc hội - mô hình sáng tạo tổ chức thực hiện quyền lực nhà nước theo yêu cầu nhà nước pháp quyền
Lịch sử ra đời và phát triển của Quốc hội nước ta gắn liền với lịch sử lựa chọn mô hình, hình thành và phát triển của bộ máy nhà nước dân chủ nhân dân. Mô hình đó phải đáp ứng được yêu cầu của Nhà nước pháp quyền và việc xác lập quyền làm chủ của nhân dân, xây dựng Nhà nước pháp quyền của dân, do dân, vì dân.
Sự ra đời của Hiến pháp 1946 đánh dấu một mốc quan trọng trong quá trình hình thành, phát triển Nhà nước ta. Trong Hiến pháp đầu tiên đó, những nguyên tắc cơ bản của Nhà nước pháp quyền như phân công chức năng, nhiệm vụ của các cơ quan lập pháp (Nghị viện), hành pháp (Chính phủ), tư pháp (Tòa án) cũng như các nguyên tắc tất cả quyền bính thuộc về nhân dân, nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc và bản chất giai cấp của Nhà nước ta đã được khẳng định.
Sau khi thông qua Hiến pháp, vì điều kiện đặc biệt của cuộc kháng chiến toàn quốc, Quốc hội khóa 1 đã cùng các cơ quan Đảng và Nhà nước tiếp tục lãnh đạo nhân dân kháng chiến kiến quốc, đưa cuộc kháng chiến đến thành công. Từ Quốc hội lập hiến như lúc đầu dự kiến khi tổ chức tổng tuyển cử, Quốc hội nước ta đã làm nhiệm vụ Quốc hội lập hiến và lập pháp, thông qua những đạo luật thể chế hóa các chủ trương lớn của Đảng, bảo đảm cho cuộc kháng chiến kiến quốc thắng lợi. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước trong giai đoạn đó như cải cách ruộng đất, cải tạo công thương, xây dựng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc, đấu tranh giải phóng miền Nam, thống nhất nước nhà. Quốc hội cũng đã quyết định những vấn đề lớn về củng cố, tổ chức bộ máy nhà nước như tổ chức Quốc hội, các cơ quan của Quốc hội, bầu Chính phủ; cải cách hệ thống tư pháp, hình thành và xây dựng cơ quan Tòa án và Viện kiểm sát.
Từ khi ra đời đến nay, Quốc hội nước ta luôn thể hiện sứ mệnh lịch sử, thay mặt cho nhân dân để thực hiện quyền lực nhà nước của mình mà sự thể hiện cao nhất của quyền đó là quyền thông qua Hiến pháp, luật. Nhưng khái niệm “quyền lực nhà nước”, “cơ quan quyền lực nhà nước” và nhất là sự khẳng định “Nhà nước pháp quyền” thì không phải ngay từ đầu đã có. Phải trải qua một thời gian hình thành, phát triển, khi mà Quốc hội đã xác lập vai trò, vị trí của mình trong cuộc sống thì khái niệm “Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất” mới được ghi nhận chính thức trong Hiến pháp 1959, được Chủ tịch Hồ Chí Minh khẳng định “Quốc hội là cơ quan quyền lực cao nhất của Nhà nước. Hội đồng nhân dân là cơ quan quyền lực nhà nước ở địa phương” Hồ Chí Minh – “Trong sách Chủ tịch Hồ Chí Minh với Quốc hội và Hội đồng nhân dân” - Văn phòng Quốc hội, NXB Chính trị Quốc gia Hà Nội, 1998, tr. 95.
. Và từ đó, cũng như trong các nhiệm kỳ tiếp theo, Quốc hội luôn luôn chứng minh cho sự đúng đắn của chủ trương xây dựng Quốc hội thành cơ quan đại biểu cao nhất của nhân dân, cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất. Và, chính Quốc hội đã trở thành yếu tố cơ bản của Nhà nước pháp quyền Việt Nam XHCN, yếu tố quy định mối quan hệ quyền lực và pháp luật, yếu tố bảo đảm để biến ý chí của nhân dân thành ý chí nhà nước, thành các quy phạm pháp luật có hiệu lực cao là Hiến pháp và luật.
2. Hoạt động của Quốc hội với yêu cầu đổi mới
Lịch sử phát triển của Quốc hội trong 60 năm qua chứng tỏ rằng: càng ngày, Quốc hội càng cố gắng vươn lên, đáp ứng những yêu cầu cuộc sống đặt ra đòi hỏi Quốc hội phải thể hiện rõ khả năng của mình trong việc thực hiện chức năng lập pháp, giám sát và quyết định những vấn đề quan trọng của đất nước. Đồng thời, Quốc hội cũng đã thực hiện đầy đủ vai trò của mình trong cơ chế quyền lực theo nguyên tắc: “Quyền lực Nhà nước ta là thống nhất, có sự phân công phối hợp giữa các cơ quan trong việc thực hiện các quyền lập pháp, hành pháp và tư pháp”.
2.1. Về hoạt động lập pháp
Lập pháp là một trong những lĩnh vực hoạt động cơ bản nhất của Quốc hội, nhằm thể chế hóa đường lối, chính sách của Đảng thành các quy định của Nhà nước để điều chỉnh các quan hệ xã hội trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa - xã hội, an ninh - quốc phòng. Trên cơ sở đó, hệ thống pháp luật đã từng bước được hoàn thiện, góp phần quan trọng vào “việc giữ vững” ổn định chính trị, đổi mới kinh tế và mọi mặt cuộc sống.
Hoạt động lập pháp của Quốc hội đã không ngừng được tăng cường và đổi mới. Quốc hội đã thông qua bốn Hiến pháp - những mốc quan trọng của lịch sử Nhà nước Việt Nam xã hội chủ nghĩa, hàng trăm luật và Bộ luật tạo nên cơ sở pháp lý quan trọng điều chỉnh các mối quan hệ xã hội. Nếu tính về tổng thể thì số luật đã thông qua không nhiều. Trung bình cứ mỗi năm, Quốc hội mới ban hành được khoảng 04 đạo luật. Nhưng nếu xét thực tế hoàn cảnh cụ thể từng giai đoạn của hơn 60 năm qua thì mới thấy hết được sự cố gắng và sự tiến bộ không ngừng của lĩnh vực hoạt động này, nhất là sự cố gắng của Quốc hội trong những năm gần đây, khi đất nước ta đã ra khỏi cuộc chiến tranh, bắt tay vào công cuộc xây dựng đất nước. Hơn hai phần ba tổng số luật là mới. Số lượng luật được thông qua ở mỗi kỳ họp gần đây cũng tăng lên đáng kể Số lượng các luật được Quốc hội thông qua ở các kỳ họp 3 khoá gần đây như sau:
- Quốc hội khoá X: thông qua 31 luật;
- Quốc hội khoá XI: thông qua 84 luật;
- Quốc hội khoá XII: qua 3 kỳ họp, có 19 luật đã được Quốc hội thông qua.
.
Phạm vi điều chỉnh của luật mà Quốc hội thông qua cũng đã nói lên cố gắng của Quốc hội, khẳng định vai trò của mình trong Nhà nước pháp quyền. Các đạo luật được ban hành đã thực sự quy định các vấn đề cơ bản, quan trọng thuộc các lĩnh vực về đối nội, đối ngoại, nhiệm vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh của đất nước, những nguyên tắc chủ yếu về tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước, về quan hệ xã hội và hoạt động của công dân. Trong lịch sử hoạt động của Quốc hội, có một quãng thời gian dài 10 năm (1945-1956), 15 năm (1965-1980), Quốc hội hầu như không thông qua một đạo luật nào;...
minh xin dowload ạ
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Tổ Chức Và Quản Lý Tài Liệu Cá Nhân, Gia Đình, Dòng Họ Tại Trung Tâm Lưu Trữ Quốc Gia 3 Văn hóa, Xã hội 0
D Hoàn thiện tổ chức và quản lý kênh phân phối sản phẩm của công ty TNHH thương mại dịch vụ Thiên An Lộc Luận văn Kinh tế 0
D SKKN tổ chức học và chấm bài qua internet Luận văn Sư phạm 0
D Thực trạng và một số ý kiến nhằm hoàn thiện công tác tổ chức lao động khoa học cho lao động quản lý tại Công ty cơ khí 79 Văn hóa, Xã hội 0
D Tổ chức các tình huống học tập và hướng dẫn học sinh tích cực, tự lực giải quyết vấn đề khi giảng dạy chương dòng điện trong các môi trường, vật lý 11 Luận văn Sư phạm 0
D Phân tích công tác tổ chức bộ máy và hoàn thiện cơ cấu tổ chức bộ máy của công ty hasan - Dermapharm Luận văn Kinh tế 0
D Chức năng tổ chức và quản lí văn hóa, giáo dục, khoa học – công nghệ của nhà nước việt nam hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Phương pháp lãnh đạo và quản lý hiệu quả trong tổ chức Quản trị Nhân lực 0
D Tổ Chức Và Hoạt Động Thanh Tra Chuyên Ngành Công Thương - Qua Thực Tiễn Thành Phố Đà Nẵng Văn hóa, Xã hội 0
D Tìm hiểu về thực trạng công tác tổ chức phân công hiệp tác lao động tại một tổ chức, từ đó đưa ra đánh giá, nhận xét và hướng hoàn thiện Luận văn Kinh tế 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top