Link tải luận văn miễn phí cho ae Kết Nối
NỘI DUNG
I, Các quan niệm về giai cấp và đấu tranh giai cấp trước Mác. 2
1, Quan niệm về giai cấp 2
2. Quan niệm về đấu tranh giai cấp 2
II. Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp, dân tộc 2
1, Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lênin về giai cấp và đấu tranh giai cấp 2
2, Dân tộc 6
3, Quan hệ giai cấp, dân tộc, nhân loại. 7
III. Vấn đề giai cấp, dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí Minh. Hồ Chí Minh đã phát triển một cách sáng tạo như thế nào?.9
1, Khái quát tư tưởng Hồ Chí Minh 9
2. Tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dân tộc 9
IV. Vấn đề giai cấp- dân tộc trong thực tiễn Việt Nam hiện nay 12
1.Thực tiễn .12
2. Biện pháp thực hiện .14
3. Trong quan hệ quốc tế .14
KẾT LUẬN
TÀI LIỆU THAM KHẢO
Lời mở đầu

Trong xã hội có rất nhiều dạng quan hệ giữa người với người. Trong đó quan hệ giai cấp và quan hệ dân tộc là hai mối quan hệ cơ bản và có tác động mạnh mẽ và trực tiếp tới bản thân con người nói riêng và của toàn xã hội nói chung. Vì vậy nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc là rất cần thiết. Mác- Lênin và chủ tịch Hồ Chí Minh đã nghiên cứu vấn đề giai cấp, dân tộc, quan hệ giữa chúng với nhau và với toàn nhân loại rất chi tiết, khoa học, có hệ thống và được ứng dụng vào việc xây dựng xã hội xã hội chủ nghĩa. Thực tiễn cách mạng Việt Nam đã chỉ cho chúng ta thấy rằng, khi nào và ở đâu và vấn đề giai cấp và và vấn đề dân tộc không được kết hợp một cách đúng đắn, quan điểm giai cấp, vấn đề dân tộc được vận dụng, xử lý một cách cứng nhắc và giáo điều hay bị coi nhẹ thì cách mạng sẽ không chỉ gặp khó khăn mà thậm chí còn bị tổn thất nặng nề. Bài học đó thực sự là bổ ích, cần được ghi nhận và vận dụng vào việc xem xét các vấn đề giai cấp, đấu tranh giai cấp và mối quan hệ của chúng với vấn đề dân tộc trong tình hình hiện nay và trong giai đoạn sắp tới của thời kỳ quá độ khi mà nền kinh tế nước nhà phát triển mạnh mẽ theo hướng thị trường và hội nhập quốc tế, sự phát triển chắc chắn sẽ đem lại cho chúng ta nhiều cơ hội nhưng cũng kéo theo đầy rẫy những thách thức, nguy cơ và không ít khó khăn.










Nội dung

I, Các quan niệm giai cấp và đấu tranh giai cấp trước Mác:
1, Quan niệm về giai cấp:
Trước Mác: Trong tác phẩm của sử gia Chie, Ghido, Minhe cho rằng: “ Giai cấp là một tập hợp những người có cùng một chức năng xã hội, cùng một lối sống hay mức sống, cùng một địa vị và uy tín xã hội.”
Quan niệm đó chỉ là mơ hồ, không đi vào đặc trưng cơ bản của xã hội. Các lý thuyết đó tránh động đến các vấn đề cơ bản đặc biệt là các vấn đề quan hệ sản xuất và tư liệu sản xuất.
2, Quan niệm về đấu tranh giai cấp:
Trong thời kỳ này, “ đấu tranh giai cấp” còn là một khái niệm mơ hồ, cùng với những hoạt động mang tính bộc phát. Các cuộc đấu tranh giai cấp chỉ đơn giản chỉ là những cuộc đấu tranh đòi quyền lợi, nhằm những mục đích trước mắt, nhằm giải phóng bản thân khỏi ách áp bức, bóc lột bất công.
II, Lý luận của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về giai cấp, dân tộc:
1, Quan niệm của chủ nghĩa Mác- Lê Nin về giai cấp và đấu tranh giai cấp.
1.1, Giai cấp:
Trong tác phẩm “ Sáng kiến vĩ đại”, Lê Nin định nghĩa: “ Người ta gọi là giai cấp, những tập đoàn to lớn gồm những người khác nhau về địa vị của họ trong một hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử, khác nhau về quan hệ của họ( thường thường thì những quan hệ này được pháp luật quy định và thừa nhận) đối với những tư liệu sản xuất, về vai trò của họ trong tổ chức lao động xã hội, và như vậy là khác nhau về cách hưởng thụ và về phần của cải xã hội ít nhiều mà họ được hưởng. Giai cấp là những tập đoàn ngừơi, mà tập đoàn này có thể chiếm đoạt lao động của tập đoàn khác, do chỗ các tập đoàn đó có địa vị khác nhau trong một chế độ kinh tế xã hội nhất định”.
Mỗi giai cấp có những đặc trưng riêng, giai cấp không phải là sản phẩm của sản xuất nói chung mà là sản phẩm của hệ thống sản xuất xã hội nhất định trong lịch sử. Mỗi giai cấp về bản chất là thể thống nhất của các mặt đối lập vì vậy muốn hiểu được đặc trưng của giai cấp phải đặt nó trong hệ thống các giai cấp đối lập với nó.
Giai cấp có các đặc trưng cơ bản sau:
- Khác nhau về việc nắm giữ tư liệu sản xuất trong cùng xã hội. Đây là đặc trưng quan trọng nhất vì nó chi phối các đặc trưng còn lại. Tập đoàn người nào nắm tư liệu sản xuất trở thành giai cấp thống trị xã hội và tất yếu sẽ chiếm giữ những sản phẩm lao động của các tập đoàn khác.
Ví dụ: Trong chế độ chiếm hữu nô lệ bao gồm giai cấp chủ nô và nô lệ
Trong chế độ phong kiến bao gồm giai cấp địa chủ và nông nô
Trong chế độ tư bản chủ nghĩa bao gồm giai cấp tư sản và vô sản.
Trong đó chủ nô, địa chủ phong kiến, tư bản là những tập đoàn người nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trở thành giai cấp thống trị. Nô lệ, nông nô và vô sản là giai cấp bị trị.
- Khác nhau về vai trò quản lý, phân công lao động xã hội: Tập đoàn nào nắm giữ nhiều tư liệu sản xuất thì sẽ trực tiếp tham gia việc phân công quản lý.
- Khác nhau về phân phối sản phẩm: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất sẽ trực tiếp đứng ra phân phối vì vậy sẽ được hưởng nhiều sản phẩm.
- Khác nhau về địa vị trong nền sản xuất: Tập đoàn nào nắm giữ tư liệu sản xuất trong tay sẽ đứng vị trí cao nhất.
Như vậy giai cấp không phải là phạm trù xã hội thông thường mà là phạm trù kinh tế- xã hội có tính chất lịch sử.
Nguồn gốc hình thành giai cấp:
Mác chỉ ra rằng: “ Sự tồn tại của giai cấp chỉ gắn liền với những giai đoạn phát triển của lịch sử nhất định của sản xuất”.
Ví dụ: Trong xã hội công xã nguyên thuỷ: lực lượng sản xuất thấp kém, công cụ sản xuất chủ yếu bằng đá, gậy gộc dẫn đến năng suất lao động chưa cao, chưa có sản phẩm dư thừa vì vậy chưa có chế độ người bóc lột người dẫn đến chưa hình thành giai cấp.
Cuối xã hội nguyên thủy xuất hiện công cụ sản xuất bằng kim loại làm năng suất lao động tăng, lực lượng sản xuất phát triển, dẫn đến phân công lao động, thủ công nghiệp tách khỏi nông nghiệp, tư hữu thay công hữu, hình thành xã hội giai cấp.
Xã hội nô lệ là xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử loài người: giai cấp chủ nô và nô lệ.
Giai cấp được hình thành từ 2 nguồn gốc:
- Nguồn gốc sâu xa: do sự phát triển của lực lượng sản xuất ở trình độ nhất định.
- Nguồn gốc trực tiếp: sự ra đời của chế độ chiếm hữu tư nhân về tư liệu sản xuất
Có 2 con đường dẫn tới sự hình thành giai cấp:
- Những kẻ có chức có quyền trong thị tộc, bộ lạc dùng quyền uy của mình để chiếm đoạt tư liệu sản xuất làm của riêng từ đó hình thành giai cấp thống trị.


Link Download bản DOC
Do Drive thay đổi chính sách, nên một số link cũ yêu cầu duyệt download. các bạn chỉ cần làm theo hướng dẫn.
Password giải nén nếu cần: ket-noi.com | Bấm trực tiếp vào Link để tải:

 

t1_19991

New Member
Re: Tiểu luận Vấn đề giai cấp, dân tộc trong chủ nghĩa Mác - Lênin và tư tưởng Hồ Chí Minh

admin cho minh xin tai lieu voi a
minh cam on
 
Các chủ đề có liên quan khác
Tạo bởi Tiêu đề Blog Lượt trả lời Ngày
D Vai trò của giai cấp nông dân việt nam thực trạng và những vấn đề bức xúc đặt ra hiện nay Nông Lâm Thủy sản 0
D Vấn đề bạo lực gia đình đối với phụ nữ ở tỉnh Lào Cai trong giai đoạn hiện nay Văn hóa, Xã hội 0
B Một số vấn đề quản lý nhà chung cư ở Hà Nội trong giai đoạn hiện nay Công nghệ thông tin 0
J Một số vấn đề đặt ra nhằm đảm bảo nguồn vốn đầu tư nước ngoài giai đoạn 2006 - 2010 Luận văn Kinh tế 0
S Vấn đề kết hợp lợi ích kinh tế giữa các giai cấp, tầng lớp xã hội ở nước ta hiện nay Luận văn Sư phạm 0
D Giải quyết vấn đề phúc lợi xã hội ở Nhật Bản trong giai đoạn phát triển thần kỳ và bài học kinh nghi Luận văn Kinh tế 0
N Một số vấn đề về quan điểm thơ của Chế Lan Viên giai đoạn 1980-1989 Văn học 0
D Chính sách đối ngoại của Việt Nam với Trung Quốc về vấn đề biển đông giai đoạn 2007 - 2010 Lịch sử Việt Nam 0
T Hiệp định TRIPS/WTO và vấn đề hoàn thiện pháp luật Việt Nam về sở hữu trí tuệ trong giai đoạn hiện nay Kinh tế quốc tế 0
S Chính sách kinh tế mới với vấn đề hoà hợp dân tộc ở Malaixia giai đoạn 1971-1990 Lịch sử Thế giới 0

Các chủ đề có liên quan khác

Top