bilu62

New Member

Download Tiểu luận Nguồn gốc hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh miễn phí





Mục lục
trang
I.Mở đầu: 2
II.Nội dung:
1.Những giá trị truyền thống dân tộc .3
2.Tinh hoa văn hóa nhân loại . .3
a. Những giá trị phương Đông 3
b. Những giá trị phương Tây .4
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin .5
4. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh . 6
III Kết luận .7
 
 
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Mục lục
trang
I.Mở đầu:…………………………………………………………2
II.Nội dung:
1.Những giá trị truyền thống dân tộc…………………………………….3
2.Tinh hoa văn hóa nhân loại…….……………………………………….3
a. Những giá trị phương Đông……………………………………………3
b. Những giá trị phương Tây……………………………………………..4
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin………………………………………………...5
4. Phẩm chất cá nhân Hồ Chí Minh…………………………………...…6
III Kết luận……………………………………………………....7
I.Mở đầu:
Trên chặng đường ngàn năm lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc Việt Nam, mỗi khi đất nước lâm nguy thì non sông ta lại sản sinh ra những anh hùng dân tộc đứng lên lãnh đạo nhân dân giành lại chính quyền, bảo vệ nền độc lập nước nhà. Trải qua các triều đại lịch sử: Ngô, Đinh, Lý, Trần, Lê và Tây Sơn, biết bao anh hùng đã làm rạng rỡ non sông. Đến thời nhà Nguyễn, vua quan sa đọa, bán nước cầu vinh, cả hai tay dâng đất nước cho thực dân Pháp. Trước thực tế đó, nhân dân ta hết sức căm phẫn, nhiều người đã đứng lên đấu tranh tìm mọi biện pháp để cứu dân, cứu nước như: Phan Bội Châu chủ trương cầu ngoại viện, dùng bạo lực để khôi phục độc lập nhưng không thành, Phan Châu Trinh muốn ỷ Pháp cầu tiến bộ, khai thông dân trí, nâng cao dân khí tính chuyện giải phóng nhưng cũng thất bại. Hay như Hoàng Hoa Thám trong cuộc khởi nghĩa Yên Thế dũng cảm đứng lên chống Pháp song còn mang nặng tư tưởng phong kiến... Con thuyền Việt Nam chưa rõ bến neo đậu. Đầu thế kỉ XX chủ nghĩa tư bản cạnh tranh đã chuyển sang giai đoạn đế quốc chủ nghĩa, chúng vừa cạnh tranh, xâu xé thuộc địa vừa hùa nhau nô dịch các dân tộc nhỏ bé. Bởi vậy cuộc đấu tranh giải phóng thuộc địa đã trở thành cuộc đấu tranh chung của các dân tộc thuộc địa chống đế quốc gắn liền với cuộc đấu tranh của giai cấp vô sản quốc tế. Sinh ra trong hoàn cảnh đất nước nô lệ, lầm than, nhận thấy rõ con đường cứu nước của cha anh là sai lầm, Nguyễn Tất Thành - người con xứ Nghệ có lòng yêu nước nồng nàn đã quyết tâm ra đi tìm đường cứu nước. Trải qua ba mươi năm bôn ba, vượt qua ba đại dương, bốn châu lục, tới gần ba mươi nước quan sát, nghiên cứu thuộc địa và các nước tư bản, Nguyễn Tất Thành trở thành người có hiểu biết phong phú, thực tiễn và thời gian đã dần hình thành nên tư tưởng Hồ Chí Minh.
II.Nội dung:
1.Những giá trị truyền thống dân tộc.
Lịch sử hàng ngàn năm dựng nước và giữ nước đã hình thành cho Việt Nam các giá trị truyền thống dân tộc phong phú, vững bền. Đó là ý thức chủ quyền quốc gia dân tộc, ý chí tự lập, tự cường, yêu nước, kiên cường, bất khuất... tạo thành động lực mạnh mẽ của đất nước; là tinh thần tương thân, tương ái, nhân nghĩa, cố kết cộng đồng dân tộc; thủy chung, khoan dung, độ lượng; là thông minh, sáng tạo, quý trọng hiền tài, tiếp thu tinh hoa văn hóa nhân loại để làm phong phú văn hóa dân tộc... Trong nguồn giá trị tinh thần truyền thống đó, chủ nghĩa yêu nước là cốt lõi, là dòng chảy chính của tư tưởng văn hóa truyền thống Việt Nam, xuyên suốt trường kỳ lịch sử, là động lực mạnh mẽ cho sự trường tồn và phát triển của dân tộc. Chính sức mạnh truyền thống tư tưởng và văn hóa đó của dân tộc đã thúc giục Hồ Chí Minh ra đi tìm tòi, học hỏi, tiếp thu tinh hoa văn hóa của nhân loại để làm giàu cho tư tưởng cách mạng và văn hóa của Người.
2.Tinh hoa văn hóa nhân loại.
a. Những giá trị phương Đông:
Những ảnh hưởng, tác động của Nho giáo, Phật giáo và Đạo giáo đến tiến trình hình thành, phát triển tưởng Hồ Chí Minh có cả những yếu tố duy tâm, lạc hậu và những yếu tố duy vật, tích cực. Song người đã gạt bỏ những yếu tố duy tâm, lạc hậu để tiếp thu và chuyển hóa những yếu tố duy vật, tích cực, phù hợp với điều kiện lịch sử - xã hội, con người và thực tiễn Cách mạng Việt Nam.
Mặt tích cực của Nho giáo là mặt triết lí hành động, tư tưởng về nhân thế hành đạo giúp đời; triết lí nhân sinh, lấy tu thân làm gốc, lấy hành động để lập thân và có lí tưởng về một xã hội bình trị, thế giới đại đồng. Nho giáo còn đề cao văn hóa và tạo ra truyền thống hiếu học trong xã hội. Hồ Chí Minh nói: “Tuy Khổng Tử là phong kiến và tuy trong học thuyết của Khổng Tử có nhiều điểm không đúng song những điều hay trong đó thì chúng ta nên học”. Mặt tích cực của Phật giáo là tư tưởng vị tha, từ bi, bác ái, cứu khổ, cứu nạn, thương người; là nếp sống có đạo đức, trong sạch, giản dị, chăm lo làm điều thiện; có tinh thần bình đẳng, dân chủ, chất phác chống lại mọi sự phân biệt đẳng cấp (tư tưởng về Phật đã thành và sẽ thành); đề cao lao động, chống lười biếng theo luật “Chấp tác”; phái Trúc Lâm ở Việt Nam còn chủ trương gắn bó với nhân dân, với đất nước. Về chủ nghĩa Tam Dân của Tôn Trung Sơn, Hồ Chí Minh tìm thấy những điều thích hợp với điều kiện nước ta, đó là dân tộc độc lập, dân quyền tự do, dân sinh hạnh phúc.
Ngoài ra, Hồ Chí Minh còn khai thác cả những mặt tích cực của Lão Tử, Mặc Tử,… để phục vụ cho sự nghiệp cách mạng của đất nước. Người thường dẫn lời của V.I. Lênin : “Chỉ có những người cách mạng chân chính mới thu hái được những hiểu biết quý báu của các đời trước để lại”.
b. Những giá trị phương Tây:
Trên hành trình tìm đường cứu nước, Hồ Chí Minh đã đi qua hầu hết các châu lục và đã sống ở nhiều nước, đặc biệt là Mỹ, Anh, Pháp và hơn thế là những năm tháng sống và hoạt động ở Pháp. Người đã nhanh chóng tiếp thu được vốn tri thức của thời đại, nâng cao trình độ sử dụng ngôn ngữ, hiểu biết văn hóa Pháp và một số nước khác; tiếp thu được tư tưởng dân chủ và cách mạng của phương Tây, của các nhà khai sáng Pháp trong các sinh hoạt khoa học ở các câu lạc bộ và sinh hoạt chính trị trong Đảng Xã hội Pháp. Không đơn giản chỉ chịu ảnh hưởng từ các nhà khai sáng như: Voltaire, Roussu, Moutesquieu mà Người còn chịu ảnh hưởng sâu sắc từ tư tưởng tự do, bình đẳng của Tuyên ngôn nhân quyền và dân quyền năm 1791 của Đại cách mạng Pháp. Từ đó, Người đã dần hình thành được phong cách làm việc dân chủ trong thực tiễn cuộc sống. Trên cơ sở ấy, Người đã có thể tự do hội họp, viết văn, làm báo, tham gia các đảng phái và phát biểu ý kiến của mình trước dư luận Pháp, kể cả việc phê phán bọn quan lại phong kiến và bọn thực dân ở thuộc địa. Về tư tưởng dân chủ cảu cách mạng Mỹ, người đã tiếp thu giá trị về quyền sống, quyền tự do và quyền mưu cầu hạnh phúc của Tuyên ngôn độc lập năm 1776, quyền của nhân dân kiểm soát chính phủ. Như vậy, nhờ quá trình học hỏi và rèn luyện không mệt mỏi, Hồ Chí Minh đã làm giàu trí tuệ của mình bằng vốn trí tuệ của nhân loại.
3. Chủ nghĩa Mác – Lênin.
Tư tưởng Hổ Chí Minh thuộc hệ tưởng Mác - Lênin mà hạt nhân lí luận là triết học duy vật biện chứng và duy vật lịch sử. Nhờ có chủ nghĩa Mác - Lênin mà Nguyễn Ái Quốc đã ti
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top