nuchuamario85

New Member
Chưa hết “choáng váng” với đợt tăng 40% cước 3G hồi tháng 11, người dùng phải đối mặt tiếp với nguy cơ không được dùng các dịch vụ OTT miễn phí.

Tận thu


Trước khi chính thức tăng 40% cước 3G kể từ tháng 11, các nhà mạng đã nhiều lần lên tiếng việc họ chịu thiệt hại hàng nghìn tỷ đồng bởi các dịch vụ nhắn tin miễn phí (OTT). Và vì thế, việc tăng cước 3G được coi như một cách để bù đắp nguồn thu. Tuy nhiên, sau khi tăng cước 3G thành công, người dùng một lần nữa thêm “lao đao” trước thông tin nhà mạng chặn dịch vụ miễn phí.

Các ứng dụng nghe, gọi, nhắn tin miễn phí đang được người dùng điện thoại ưa chuộng. Ảnh: Thái Nguyên (Thanh Niên)


Trên rất nhiều diễn đàn, thậm chí các báo chính thống cũng đăng tải nhiều ý kiến phàn nàn của người dùng về việc sử dụng OTT gặp trục trặc như gọi khó, nhắn tin chậm hay gửi đi nhưng không tới… Điều này làm dấy lên nghi án các dịch vụ OTT đang bị bóp băng thông từ phía các nhà mạng.


Khi được hỏi, hầu hết các nhà mạng đều cho rằng họ không chặn các dịch vụ nhắn tin miễn phí nhưng với dự kiến khách hàng phải sử dụng các gói cước chuyên biệt mới được dùng OTT thì có thể đoán được điều gì đang xảy ra.


Việc tăng mạnh giá cước 3G đi kèm với nghi án bóp băng thông các dịch vụ miễn phí, nhiều ý kiến cho rằng nhà mạng đang tung “liên hoàn cước” với túi tiền của người dùng trong thời buổi kinh tế khó khăn. Câu hỏi được khá nhiều người đặt ra là tại sao họ phải trả tiền thêm cho các dịch vụ OTT trong khi đã phải thanh toán chi phí 3G đắt đỏ cho nhà mạng để được sử dụng tất cả các dịch vụ miễn phí trên Internet?

Ai sẽ bảo vệ quyền lợi khách hàng?


Những hành động của nhà mạng trong thời gian qua đã gây không ít bức xúc cho dư luận. Với người dùng di động, ngoài việc sử dụng 3G để đọc báo mạng, lướt facebook thì nhắn tin, gọi điện miễn phí với các ứng dụng OTT đang là một trào lưu mới. Đặc biệt, trong bối cảnh kinh tế đang khó khăn, người dân phải “thắt lưng buộc bụng” thì sự ra đời của các OTT giúp giảm thiểu cước liên lạc được xem như một thành tựu hữu ích của công nghệ.


Chỉ cần dạo nhanh qua các trang tin công nghệ, diễn đàn, Facebook là có thể bắt gặp vô vàn ý kiến bày tỏ quan điểm bất đồng tình với cách hành xử của nhà mạng với khách hàng.



“Lý do đưa ra có vẻ hợp lý khi so sánh với giá cước của nước bạn, tuy nhiên nhìn lại chất lượng băng thông, 3G xài toàn chữ E không thì người dùng có hài lòng với giá tiền 70 ngàn một tháng hay không? Hay phải chăng là vì app nhắn tin gọi điện miễn phí phát triển bành trướng ảnh hưởng đến doanh thu mà các nhà mạng tăng giá, lén lút chặn viber, tango, zalo,… vậy thì tiếng nói của người dùng ở đâu khi giá cả không đi kèm với chất lượng, có phải không công bằng với hàng triệu user mobile của VN khi không được sử dụng app OTT một cách bình thường không?” - Bạn Hoàng Nga ở Hà Nội bức xúc bày tỏ quan điểm trên báo ICTNews.


Mặc cho những bức xức, kêu ca của người dùng từ phía người dùng từ vụ tăng mạnh cước 3G, nghi án chặn ứng dụng OTT đã khiến người dùng thêm phần “tuyệt vọng”. Tiếng nói và quyền lợi của khách hàng đã bị “bỏ qua” trước khoảng doanh thu hàng ngàn tỉ đồng.

Những bức xúc đã nhận được sự đồng cảm lớn từ phía cộng đồng.


Vậy ai sẽ bảo vệ quyền lợi cho họ? Rất nhiều ý kiến cho rằng cần thành lập Cục điều tiết viễn thông, tương tự Cục điều tiết điện lực, để quản lí giá và giám sát chất lượng dịch vụ. Tuy nhiên, đó cũng là bài toán lâu dài. Để có thể giải quyết những “búc xúc trước mắt” của người dùng, họ chỉ còn cách trông chờ vào những giải pháp tình thế từ các cơ quan bộ ban ngành hiện có hay là “lương tâm” của chính nhà mạng. Mà phải trông chờ đến bao giờ?./.

Nguồn: Bức xúc lắm rồi, đề nghị nhà nước phải làm thật nghiêm minh vụ này để bảo vệ quyền lợi người dân, nếu không tui sẽ không tin vào cái gọi là của dân, do dân, vì dân nữa
 

Felicio

New Member
Bức xúc lắm rồi, đề nghị nhà nước phải làm thật nghiêm minh vụ này để bảo vệ quyền lợi người dân, nếu không tui sẽ không tin vào cái gọi là của dân, do dân, vì dân nữa

Bạn quên mất Vietel, Mobifone, Vinafone là của ai à? Làm trò hề cho rôm rả tí thôi, chứ chả đời nào đi phạt đứa con ruột của mình đâu. Cùng lắm là "phê bình, tự phê bình và rút kinh nghiệm sâu sắc" thôi.
 
Dùng wifi cho viber trên cả máy tính lẫn đt mấy ngày này đều không gửi được tin, nhận thì vẫn nhận @@

Mạng vnpt -_-
 

quyenthiendac

New Member
Dùng wifi cho viber trên cả máy tính lẫn đt mấy ngày này đều không gửi được tin, nhận thì vẫn nhận @@

Mạng vnpt -_- dùng mấy cái vpn free ấy - google - 3g tăng giá thì ta nghĩ 3g lol
 

dauanvietgroup

New Member
người việt mình đã bị phụ thuộc quá nhiều vào 3g rồi "Không có 3g sẽ không sống được".

Thử nghĩ phần lớn ai sắm laptop đều trang bị thêm con dcom 3g, đặc biệt là sinh viên, đâu phải lúc nào cũng mạng dây, wifi.

Sinh viên dùng 3g là lượng khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng đó không phải là đỗi tượng nhà mạng nhắm vào, đối tượng chính của họ là các công ty và giới doanh nhân, văn phòng.

Giới doanh nhân, văn phòng thường cần check mail, cập nhập tin tức 1 cách nhanh chóng vì vậy họ sẽ chẳng bao giờ dùng gói cước tối đa theo tháng.


Muốn các nhà mạng không độc quyền tăng giá chỉ có 1 cách duy nhất là: có thật nhiều nhà mạng nước ngoài nhảy vào việt nam kinh doanh mạng internet không dây, lúc đó sự cạnh tranh chiếm thị phần khách hàng sẽ rất ác liệt, giảm cước là cách để chiếm thị phần khách hàng.

-> Cách này khó xãy ra vì không có công ty nào có thể cạnh tranh nỗi với 3 ông lớn viettel, vinaphone, mobile.
 

xunsa_xd

New Member
người việt mình đã bị phụ thuộc quá nhiều vào 3g rồi "Không có 3g sẽ không sống được".

Thử nghĩ phần lớn ai sắm laptop đều trang bị thêm con dcom 3g, đặc biệt là sinh viên, đâu phải lúc nào cũng mạng dây, wifi.

Sinh viên dùng 3g là lượng khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng đó không phải là đỗi tượng nhà mạng nhắm vào, đối tượng chính của họ là các công ty và giới doanh nhân, văn phòng.

Giới doanh nhân, văn phòng thường cần check mail, cập nhập tin tức 1 cách nhanh chóng vì vậy họ sẽ chẳng bao giờ dùng gói cước tối đa theo tháng.


Muốn các nhà mạng không độc quyền tăng giá chỉ có 1 cách duy nhất là: có thật nhiều nhà mạng nước ngoài nhảy vào việt nam kinh doanh mạng internet không dây, lúc đó sự cạnh tranh chiếm thị phần khách hàng sẽ rất ác liệt, giảm cước là cách để chiếm thị phần khách hàng.

-> Cách này khó xãy ra vì không có công ty nào có thể cạnh tranh nỗi với 3 ông lớn viettel, vinaphone, mobile. Cái này coi như là " Nhiệm vụ bất khả thi " rồi, đất nước xã hội chủ nghĩa chứ có phải tư bản đâu mà muốn nhảy là được, beeline đó, chả phải bỏ của chạy lấy người đó thôi, nói chung là phải chấp nhận sống chung với lũ thôi các bạn ạ
 
người việt mình đã bị phụ thuộc quá nhiều vào 3g rồi "Không có 3g sẽ không sống được".

Thử nghĩ phần lớn ai sắm laptop đều trang bị thêm con dcom 3g, đặc biệt là sinh viên, đâu phải lúc nào cũng mạng dây, wifi.

Sinh viên dùng 3g là lượng khách hàng lớn của các nhà mạng nhưng đó không phải là đỗi tượng nhà mạng nhắm vào, đối tượng chính của họ là các công ty và giới doanh nhân, văn phòng.

Giới doanh nhân, văn phòng thường cần check mail, cập nhập tin tức 1 cách nhanh chóng vì vậy họ sẽ chẳng bao giờ dùng gói cước tối đa theo tháng.


Muốn các nhà mạng không độc quyền tăng giá chỉ có 1 cách duy nhất là: có thật nhiều nhà mạng nước ngoài nhảy vào việt nam kinh doanh mạng internet không dây, lúc đó sự cạnh tranh chiếm thị phần khách hàng sẽ rất ác liệt, giảm cước là cách để chiếm thị phần khách hàng.

-> Cách này khó xãy ra vì không có công ty nào có thể cạnh tranh nỗi với 3 ông lớn viettel, vinaphone, mobile. Thêm 1 cách nữa, chúng ta đồng loạt hủy đăng ký các gói 3G, nếu nhiều người cùng làm như vậy thì không tin tụi nó sẽ không bị thột. không cách nào gây áp lực tốt nhất bằng đánh thẳng trực tiếp vào nồi cơm của tụi nó
 
Các chủ đề có liên quan khác

Các chủ đề có liên quan khác

Top