huucong246

New Member

Download Dàn bài gợi ý phân tích một số tác phẩm văn học 12 miễn phí





BÀI 8: CHỌN VÀ TRÌNH BÀY DẪN CHỨNG TRONG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN
1. Khái niệm:
-Nội dung bài văn nghị luận được tạo nên bởi lý lẽ và dẫn chứng. Cả hai cùng chung mục đích là làm sáng tỏ vấn đề cần nghị luận. Nếu lý lẽ nghiêng về việc làm cho người đọc hiểu, thì dẫn chứng thiên về việc làm cho người ta tin. Và, một khi đã hiểu và tin thì người đọc bị thuyết phục.
-Dẫn chứng là những sự vật, sự việc, số liệu, được rút ra từ thực tế hay từ sách vở để thuyết minh cho lý lẽ.
2.Các loại dẫn chứng: Trong bài văn nghị luận, dẫn chứng có 2 loại:
-Dẫn chứng bắt buộc: dẫn chứng nằm trong phạm vi yêu cầu của đề về tư liệu.
-Dẫn chứng mở rộng: dẫn chứng do người viết viện dẫn ra để liên hệ, đối chiếu, so sánh nhằm làm sáng tỏ thêm ý đang được bàn bạc.
Ví dụ: Phân tích bài thơ “Bánh Trôi nước” của Hồ Xuân Hương.
+Ở đề văn này, từ ngữ, hình ảnh, trong bài thơ được sử dụng làm dẫn chứng khi phân tích là dẫn chứng bắt buộc +Còn những tư liệu về cuộc đời Hồ Xuân Hương, về thời đại Hồ Xuân Hương sống, một số tác phẩm khác của Hồ Xuân Hương có đề cập đến thân phận người phụ nữ hay một số câu thơ, tác phẩm của người khác cùng thời, cùng trong nước hay nước ngoài viết về thân phận người phụ nữ, là dẫn chứng mở rộng.
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

Tuần 5-Bài 5 (Tiết 23-24):
HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ
(Trích "Hồi thứ mười bốn”)
*Ngô gia văn phái
I.VỀ TÁC PHẨM “HOÀNG LÊ NHẤT THỐNG CHÍ”:
(HS học kỹ phần I này để có thêm tư liệu làm những đề văn tổng hợp giai đoạn văn học nửa cuối thế kỷ XVIII-nửa đầu thế kỷ XIX)
1. Ngô gia văn phái:
Một tập thể tác giả thuộc dòng họ Ngô Thì, ở làng Tả Thanh Oai (nay thuộc huyện Thanh Oai), tỉnh Hà Tây. 2.Hoàng Lê nhất thống chí (Ghi chép về sự nhất thống của vương triều nhà Lê):
a. Thể loại tác phẩm:
Tác phẩm văn xuôi chữ Hán được viết theo thể chí (một thể văn cổ vừa có tính chất văn học, vừa có tính chất lịch sử). Đây thực chất là một cuốn tiểu thuyết lịch sử, viết theo lối chương hồi (sách chia làm nhiều hồi; mỗi hồi mở đầu bằng 2 câu thơ làm đề và kết thúc bằng câu “Chưa biết sự thể thế nào, xin xem hồi sau sẽ rõ”). Cụ thể, tác phẩm gồm 17 hồi; trong đó có 2 tác giả chính là Ngô Thì Chí(1753-1788) viết 7 hồi đầu và Ngô Thì Du(1772-1840) viết 7 hồi tiếp theo, còn riêng 3 hồi cuối do một người khác viết (có tài liệu đánh giá là Ngô Thì Thiến).
b. Giá trị nội dung:
Tác phẩm tái hiện chân thật bối cảnh lịch sử xã hội Việt Nam đầy biến động khoảng 30 năm cuối thế kỷ XVII và mấy năm đầu thế kỷ XIX; trong đó, tập trung vào 2 nội dung chính:
(1)Vạch trần sự thối nát, mục ruỗng dẫn đến sự sụp đổ tất yếu của các tập đoàn phong kiến Lê-Trịnh:
-Khởi đầu là sự sa đọa, thối nát đến cực đôï của các nhân vật đứng đầu các tập đoàn phong kiến:
+Các ông vua chẳng ra vua của thời Lê mạt: Lê Hiển Tông chỉ biết “chắp tay rũ áo”, cam phận làm bù nhìn, bạc nhược đến mức phó mặc trách nhiệm cho nhà chúa “Trời sai nhà chúa phò ta. Chúa gánh cái lo, ta hưởng cái vui: mất chúa tức là cái lo về ta, ta còn vui gì”. Lê Chiêu Thống thì rước giặc vào nhà, “đê hèn, khuất phục” trước giặc Mãn Thanh để mong cứu vãn cái ngai vàng sắp sụp đổ. Lê Duy Mật thì “chỉ là một cục thịt trong cái túi da mà thôi”.
+Còn bên phủ chúa: Trịnh Sâm hoang dâm vô độ, say mê Đặng Thị Huệ dẫn đến việc phế con trưởng là Trịnh Tông, lập con thứ là Trịnh Cán lên làm thế tử. Khi Trịnh Sâm chết, nhà chúa loạn, gây nên loạn từ trong nhà, anh em đánh giết lẫn nhau.
-Rồi đến cảnh kiêu binh ỷ thế lộng hành và sự tranh giành quyền lực giữa các phe phái phong kiến.
(2) Ngợi ca phong trào nông dân khởi nghĩa Tây Sơn và người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ:
-Trong bối cảnh xã hội phong kiến rối ren, thối nát ấy, cuộc nổi dậy của phong trào nông dân Tây Sơn là một tất yếu. Người anh hùng Nguyễn Huệ liên tiếp lập nên những chiến công oanh liệt chống thù trong giặc ngoài, đánh tan quân xâm lược Mãn Thanh, lập nên triều đại Tây Sơn.
-Nhưng cơ nghiệp nhà Tây Sơn ngắn ngủi. Chúa Nguyễn lại dần dần phục hồi thế lực, dẹp Tây Sơn, lập vương triều Gia Long (1802). Kết thúc tác phẩm là tình trạng thảm hại, nhục nhã của vua tui Lê Chiêu Thống nương thân ở nước ngoài.
F Tất cả những sự kiện lịch sử trên được miêu tả một cách thật cụ thể, sinh động. Nổi bật lên trên cái nền thời đại ấy là vóc dáng của những con người thuộc các phe phái đối lập, đặc biệt là hình ảnh sáng ngời của vua Quang Trung Nguyễn Huệ-người anh hùng tiêu biểu cho sức mạnh quật cường của cả dân tộc.
c. Giá trị nghệ thuật: Trong văn học trung đại Việt Nam, có thể xem “Hoàng Lê nhất thống chí” là một tác phẩm văn xuôi chữ Hán có quy mô lớn nhất và đạt được những thành công xuất sắc về mặt nghệ thuật, đặc biệt là trong lĩnh vực tiểu thuyết.
II.VỀ ĐOẠN TRÍCH Ở HỒI THỨ 14 :
Đoạn trích miêu tả chiến thắng lẫy lừng của vua Quang Trung, sự thảm bại của quân tướng nhà Thanh và số phận lũ vua quan phản nước, hại dân:
1. Hình tượng người anh hùng Nguyễn Huệ:
a.Con người hành động mạnh mẽ quyết đoán:
Trong mọi tình huống, Nguyễn Huệ luôn thể hiện là một con người hành động một cách xông xáo, nhanh gọn, có chủ đích và rất quả quyết: Nghe tin giặc đã đánh chiếm đến tận Thăng Long, chiếm cả một vùng đất đai rộng lớn, Nguyễn Huệ vẫn không hề nao núng, “định thân chinh cầm quân đi ngay”. Rồi chỉ trong vòng hơn một tháng, Nguyễn Huệ đã làm được bao nhiêu việc lớn: “tế cáo trời đất” lên ngôi hoàng đế, “đốc suất đại binh” ra Bắc, gặp gỡ “người cống sĩ ở huyện La Sơn”, tuyển mộ quân lính và mở cuộc duyệt binh lớn ở Nghệ An., phủ dụ tướng sĩ, định kế hoạch hành quân, đánh giặc và cả kế hoạch đối phó với nhà Thanh sau chiến thắng.
b. Trí tuệ sáng suốt, nhạy bén:
- Sáng suốt trong việc phân tích tình hình thời cuộc và thế tương quan chiến lược giữa ta và địch. Trong lời phủ dụ quân lính ở Nghệ An, vua Quang Trung khẳng định chủ quyền dân tộc của ta và hành động xâm lăng phi nghĩa, trái đạo trời của giặc “đất nào sao ấy đều đã phân biệt rõ ràng”, nêu bật được dã tâm của giặc “bụng dạ ắt khác… giết hại nhân dân, vơ vét của cải”, nhắc lại truyền thống chống giặc ngoại xâm của dân tộc ta từ xưa, kêu gọi quân lính “đồng tâm hiệp lực”, ra kỷ luật nghiêm,… Lời phủ dụ như một bài hịch ngắn gọn mà ý tứ thật phong phú, sâu xa, có tác dụng kích thích lòng yêu nước và truyền thống quật cường của dân tộc.
- Trí tuệ ấy còn biểu hiện trong việc xét đoán và dùng người: Khi đến Tam Điệp, gặp Ngô Văn Sở và Phan Văn Lân “đều mang gươm trên lưng và xin chịu tội”. Nguyễn Huệ xử trí vừa có lý, vừa có tình. Ông rất hiểu sở trường sở đoản của các tướng sĩ, khen chê đều đúng người đúng việc.
c.Ý chí quyết thắng và tầm nhìn xa trông rộng:
Mới khởi binh đánh giặc, chưa giành lại được một tấc đất nào, vậy mà vua Quang Trung đã nói chắc như đinh đóng cột “phương lược tiến đánh đã có sẵn”, lại còn tính sẵn cả kế hoạch ngoại giao sau khi chiến thắng đối với một nước”lớn gấp mười nước mình” để có thể “dẹp việc binh đao”, “cho ta được yên ổn mà nuôi dưỡng lực lượng”.
d. Tài dụng binh như thần:
Mãi đến hôm nay, kể lại, chúng ta vẫn còn kinh ngạc vì cuộc hành quân thần tốc của nghĩa quân Tây Sơn do vua Quang Trung chỉ huy. Ngày 25 tháng chạp bắt đầu xuất quân ở Phú Xuân (Huế), một tuần lễ sau đã ra tới Tam Điệp (giáp giới Ninh Bình, Thanh Hóa, cách Huế 250 km). Vậy mà đêm 30 tháng chạp đã “lập tức lên đường” tiến quân ra Thăng Long. Mà tất cả đều là đi bộ. Có sách còn nói vua Quang Trung sử dụng cả biện pháp cáng, võng, cứ hai khiêng thì một người được nằm nghỉ, luân phiên nhau đi suốt đêm ngày. Từ Tam Điệp trở ra (khoảng hơn 150 km), vừa hành quân , vừa đánh giặc mà vua Quang Trung hoạch định kế hoạch là mồng 7 tháng giêng sẽ vào ăn Tết ở Thăng Long, trong thực tế đã vượt mức hai ngày. Hành quân xa liên tục như vậy, nhưng cơ nào đội nấy vẫn chỉnh tề, cũng nhờ tài tổ chức của người cầm quân: hơn một vạn quân mới tuyển đặt ở trung quân, còn quân tinh nhuệ từ đất Thuận Quảng ra thì bao bọc ở bốn doanh tiền, hậu, tả, hữu.
đ.Lẫm liệt trong chiến trận:
Hoàng đế Quang Trung thân chinh cầm quân không phải chỉ trên danh nghĩa. O
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top