Chuyên đề Ôn thi đại học Hồ Chí Minh

Download Chuyên đề Ôn thi đại học Hồ Chí Minh miễn phí





Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích cực. Hồn thơ HCM mặc dù luôn rung cảm một cách tinh tế trước sự sống bên trong hết sức tinh vi của taọ vật nhưng bao trùm vẫn là khuynh hướng vươn tới ánh sáng, hướng tới tương lai. Còn “Tảo giải” hình ảnh của thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ vì thế mà càng ngày càng trở nên tươi sáng ấm áp nồng nàn. Dường như trong bất kỳ cảnh ngộ nào dù dữ dội khắc nghiệt đến đâu hồn thơ HCM cũng nồng nàn, cũng tràn trề một sức sống, một tinh thần lạc quan. “Tảo giải” nhìn từ góc độ cấu trúc là kết tinh những gì nổi bật của những đặc trưng ấy trong thơ HCM.



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

ng cô đơn trên đất nước người và cả những ý nghĩ về sự tự do của chòm mây với sự mất tự do của người chiến sỹ suốt đời chiến đấu cho tự do. Hai câu thơ vì thế không chỉ đem đến cho người đọc những rung cảm thẩm mỹ trước vẻ đẹp của bức tranh chiều mà còn gợi ra ở người đọc niềm cảm thông sâu sắc của người làm thơ.
Với tựa đề “Chiều tối” ngỡ như bài thơ chỉ là niềm xúc động của thi nhân trước vẻ đẹp của thiên nhiên ở một vùng rừng núi lúc chiều xuống, niềm xúc động của một tâm hồn rộng mở trước thiên nhiên để thấy bản lĩnh phi thường của người tù HCM, ngỡ như bài thơ chỉ là cuộc trò chuyện của thi nhân với thiên nhiên tạo vật và gửi gắm chút tâm trạng của một thi nhân - tù nhân vào sự sống của thiên nhiên tạo vật ấy. Vậy mà ở câu thơ thứ 3 bức tranh chiều tối đã đột ngột xuất hiện hình ảnh người thiếu nữ xóm núi đang say ngô và ngọn lửa hồng lên ở câu thơ thứ tư làm bừng sáng cả không gian xóm núi, không gian một vùng sơn cước xa xôi. Chỉ riêng điều đó thôi cũng đã thấy cảm hứng thi ca ở HCM, ngay cả trong hoàn cảnh đầy những thử thách nghiệt ngã của cuộc sống cũng không chỉ hướng tới thiên nhiên mà luôn gắn liền với sự sống của con người.
Sự xuất hiện hình ảnh của người thiếu nữ xóm núi khiến cho bức tranh chiều càng trở nên có cấu trúc nhiều tầng lớp. Hình ảnh của những cánh rừng xa, của chòm cây, của cánh chim, của một đám mây lẻ loi như bị đẩy lùi về phía xa. Để trung tâm của bức tranh bây giờ là hình ảnh của cuộc sống đang diễn ra nơi xóm núi, là hình ảnh người thiếu nữ trẻ trung, khỏe khoắn đã làm cho bức tranh chiều trở nên sống động và dẫu sao cũng tươi tắn hơn. Hình ảnh người thiếu nữ xóm núi được thể hiện một cách hết sức trân trọng qua những chữ “sơn thôn thiếu nữ” vậy mà bản dịch thơ lại chuyển thành “cô em xóm núi”, những chữ hết sức xa lạ đối với ngôn ngữ của HCM nhất là ngôn ngữ thơ khi tả cảnh, là một thứ ngôn ngữ hết sức quan trọng, cổ điển mẫu mực. Hình ảnh người thiếu nữ trong công việc lao động đã đem đến trong bức tranh chiều tối một sức sống mạnh mẽ sôi động và chân thực.
Nhưng chữ “ma bao túc” ở câu thơ thứ ba được láy lại ở câu thơ thứ tư với sự đảo trật tự thành “bao túc ma hoàn” tạo nên cái nhịp điệu sôi nổi khi hai dòng thơ gắn kết với nhau. Nó khác hẳn với nhịp điệu chậm rãi, thưa thớt trong vận động của thiên nhiên tạo vật qua “quyện điểu cô vân”, qua những “quy, tầm, túc”, những “mạn mạn” và “độ” (nghĩa là vượt qua). Bởi ở đây là nhịp điệu cuộc sống đang vận động trong quy luật của nó. Đồng thời sự nối kết của hai câu thơ qua thủ pháp lặp của cụm từ “ma bao túc” còn gợi ra nhịp chuyển động sự quay vòng của chiếc cối xay ngô. Ngỡ như ta đã lắng nghe được cái nhịp điệu cần mẫn của cuộc sống luôn tiếp nối không bao giờ ngưng nghỉ. Thời gian cũng lặng lẽ trôi cùng chiếc vòng cối xay ấy. Có thể nói cùng với hình ảnh người thiếu nữ xóm núi nhịp điệu của chiếc cối xay ngô đã đem đến cho bức tranh chiều tối cái hơi thở trẻ trung khỏe khoắn.
Nhịp vận động của nhịp quay chiếc cối xay ngô như sự vận động của dòng thời gian để bất ngờ làm bừng sáng ngọn lửa hồng ở chóp cùng của câu thơ như muốn nói: bóng tối đã bao trùm xóm núi. Hình ảnh ngọn lửa hồng vừa như một thủ pháp nghệ thuật cổ điển lấy sáng để nói tối lại vừa là điểm sáng trong TG nghệ thuật của HCM. Mới biết câu thơ dịch thế là đã thừa một chữ “tối”. Người làm thơ chỉ đặt vào bức tranh chiều ấy cái rực sáng của ngọn lửa là người đọc đã nhận ra cái tối của không gian đang bao trùm cả một miền sơn cước. Xét về mặt cấu trúc của bức tranh chiều tối phải thấy người họa sĩ ngôn từ đã chọn vị trí để làm cho ngọn lửa soi sáng toàn bộ thiên nhiên tạo vật cũng như con người nơi xóm núi khi bóng tối buông xuống. Nghĩa là từ một điểm chóp cùng của bức tranh, ngọn lửa hồng ấy đã toả ánh sáng bao trùm và mạnh mẽ nhất. Người ta thường nói HCM luôn hướng tới ánh sáng, hướng tới cuộc sống. Phải chăng “Chiều tối” cũng là một bài thơ như vậy. Tuy nhiên phải nhìn sâu vào tâm hồn HCM mới thấy ngọn lửa hồng kia vừa là tả thực mà lại vừa sáng lên từ chính tâm hồn đầy tình yêu đối với thiên nhiên tạo vật, đối với cuộc sống, đối với con người. Đó là ngọn lửa của tâm hồn, của trái tim HCM luôn là điểm sáng trong thơ của Người.
“Mộ” là một trong những bài thơ hay nhất của “NKTT” của HCM. Nó là kết tinh của một tâm hồn nghệ sĩ đích thực với tình yêu thiên nhiên bao la với niềm tin vào cuộc sống cũng như lòng yêu thương đối với con người, sự kết tinh của TG nghệ thuật với những rung động hết sức tinh tế, những cảm xúc nồng nàn, TG nghệ thuật ngay cả viết về cảnh chiều tối cũng tràn đầy ánh sáng, ánh sáng của ngọn lửa luôn ở phía trước thôi thúc Người, nguồn ánh sáng không bao giờ tắt. Nó như đốm lửa trước mặt cho những người dấn thân trong cuộc hành trình ban đêm không bao giờ nản chí.
Tảo giải (Giải đI sớm).
Bài làm.
Uýt Man, nhà thơ người Mỹ đã từng viết: “Mở cuốn sách này ra ta sẽ gặp một con người. Cũng có thể nói như vậy về NKTT của HCM”. Tập thơ nhật ký ấy chính là bức dáng tự họa của Người. Thậm chí bức dáng tinh thần tự họa của tập thơ này nhiều lúc còn được thể hiện một cách sinh động, đầy đủ và tập trung trong một bài thơ. “Tảo giải” chính là bài thơ như thế. Bài thơ viết về những cảm xúc và suy tưởng trước sự vận động của thời gian và không gian trong vũ trụ song hành với cuộc chuyển lao của Người. Nhưng người đọc cùng lúc có thể nhận thấy không phải chỉ người tù trong hai chữ “Tảo giải” mà là hình ảnh của một thi nhân đang say ngắm vũ trụ đêm thu, hình ảnh của người chiến sỹ trong tư thế sẵn sàng trên con đường đấu tranh của mình và đặc biệt là hình ảnh của một nhà hiền triết đang từ sự vận động của vũ trụ mà suy ngẫm về quy luật vận động của đời sống, của xã hội. Nhưng tư tưởng sâu xa ấy toát ra từ bức dáng tinh thần lại được thể hiện trong những hình ảnh đầy cảm xúc.
“Tảo giải” thực chất là hai bài thơ “tứ tuyệt liên hoàn”. Có thể gọi là “Tảo giải 1” và “Tảo giải 2”. Đó là sự liên hoàn dựa trên trục vận động của thời gian từ lúc gà gáy lần thứ nhất, bóng đêm còn chưa tan cho đến bình minh đã rực hồng ở phương Đông, nắng sớm đã bao trùm cả vũ trụ. Tất cả thiên nhiên tạo vật trong vũ trụ, tất cả những cảm xúc những suy nghĩ, những liên tưởng trong TG tâm hồn của người tù đều vận động trên cái trục thời gian ấy. Hình ảnh của nhân vật trữ tình vì thế cũng vận động chuyển hóa trên cái trục thời gian này. Từ hình ảnh người tù - nhân vật trữ tình đã thoát khỏi cảnh ngộ của mình để trở thành một thi nhân, một chiến sỹ, một nhà tư tưởng lớn.
Nhìn từ cấu trúc của “Tảo giải” ta đã thấy tư duy nghệ thuật của HCM là thứ tư duy luôn vận động theo chiều hướng tích c...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top