mai_yeu07

New Member

Download Tổng hợp đề thi tốt nghiệp môn Lý các năm theo từng chủ đề miễn phí





Câu 5(TN – THPT 2008): Khi nói về sóng điện từ, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Sóng điện từ chỉ truyền được trong môi trường vật chất đàn hồi.
B. Sóng điện từ là sóng ngang.
C. Sóng điện từ lan truyền trong chân không với vận tốc c = 3.108 m/s.
D. Sóng điện từ bị phản xạ khi gặp mặt phân cách giữa hai môi trường.
Câu 6(TN – THPT 2008): Khi nói về điện từ trường, phát biểu nào sau đây là sai?
A. Đường sức điện trường của điện trường xoáy giống như đường sức điện trường do một điện tích không đổi, đứng yên gây ra.
B. Một điện trường biến thiên theo thời gian sinh ra một từ trường xoáy.
C. Một từ trường biến thiên theo thời gian sinh ra một điện trường xoáy.
D. Đường cảm ứng từ của từ trường xoáy là các đường cong kín bao quanh các đường sức điện trường.
Câu 7(TN – THPT 2008): Coi dao động điện từ của một mạch dao động LC là dao động tự do. Biết độ tự cảm của cuộn dây là L = 2.10-2 H và điện dung của tụ điện là C = 2.10-10 F. Chu kì dao động điện từ tự do trong mạch dao động này là A. 4π.10-6 s. B. 2π s. C. 4π s. D. 2π.10-6 s.
Câu 8(TN – THPT 2008): Một mạch dao động điện từ LC, có điện trở thuần không đáng kể. Hiệu điện thế giữa hai bản tụ điện biến thiên điều hòa theo thời gian với tần số f . Phát biểu nào sau đây là sai?
A. Năng lượng điện trường biến thiên tuần hoàn với tần số 2 f .
B. Năng lượng điện từ bằng năng lượng điện trường cực đại.
C. Năng lượng điện từ bằng năng lượng từ trường cực đại.
D. Năng lượng điện từ biến thiên tuần hoàn với tần số f .
 



Để tải bản DOC Đầy Đủ thì Trả lời bài viết này, mình sẽ gửi Link download cho

Tóm tắt nội dung:

nước thì
A. tần số và bước sóng đều thay đổi. B. tần số thay đổi, còn bước sóng không thay đổi.
C. tần số không thay đổi, còn bước sóng thay đổi. D. tần số và bước sóng đều không thay đổi.
Câu 25.( Đề thi TN_PB_LẦN 2_2008)Tại hai điểm A và B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, dao động theo phương thẳng đứng. Có sự giao thoa của hai sóng này trên mặt nước. Tại trung điểm của đoạn AB, phần tử nước dao động với biên độ cực đại. Hai nguồn sóng đó dao động
A. lệch pha nhau góc p/3 B. cùng pha nhau C. ngược pha nhau. D. lệch pha nhau góc p/2
Câu 26.(Đề thi TN_PB_LẦN 1_2008)Tại hai điểm A, B trên mặt nước nằm ngang có hai nguồn sóng cơ kết hợp, cùng biên độ, cùng pha, dao động theo phương thẳng đứng. Coi biên độ sóng lan truyền trên mặt nước không đổi trong quá trình truyền sóng. Phần tử nước thuộc trung điểm của đoạn AB
A. dao động với biên độ nhỏ hơn biên độ dao động của mỗi nguồn. B. dao động với biên độ cực đại.
C. không dao động. D. dao động với biên độ bằng biên độ dao động của mỗi nguồn.
Câu27(Đề thi TN_PB_LẦN 1_2008) Một sóng âm truyền trong không khí, trong số các đại lượng: biên độ sóng, tần số sóng, vận tốc truyền sóng và bước sóng; đại lượng không phụ thuộc vào các đại lượng còn lại là
A. bước sóng. B. biên độ sóng. C. vận tốc truyền sóng. D. tần số sóng.
Câu 28(TN THPT- 2009): Khi nói về sóng cơ, phát biểu nào sau đây sai?
A. Bước sóng là khoảng cách giữa hai điểm gần nhau nhất trên cùng một phương truyền sóng mà dao động tại hai điểm đó ngược pha nhau.
B. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương trùng với phương truyền sóng gọi là sóng dọc.
C. Sóng trong đó các phần tử của môi trường dao động theo phương vuông góc với phương truyền sóng gọi là sóng ngang.
D. Tại mỗi điểm của môi trường có sóng truyền qua, biên độ của sóng là biên độ dao động của phần tử môi trường.
Câu 29(TN THPT- 2009): Một sóng có chu kì 0,125s thì tần số của sóng này là
A. 8Hz. B. 4Hz. C. 16Hz. D. 10Hz.
Câu 30(TN THPT- 2009): Một sóng ngang truyền theo chiều dương trục Ox, có phương trình sóng là u=6cos(4pt-0,02px); trong đó u và x tính bằng cm, t tính bằng s. Sóng này có bước sóng là
A. 150 cm. B. 50 cm. C. 100 cm. D. 200 cm.,
Câu 31(TN THPT- 2009): Tại một điểm, đại lượng đo bằng lượng năng lượng mà sóng âm truyền qua một đơn vị diện tích đặt tại điểm đó, vuông góc với phương truyền sóng trong một đơn vị thời gian là
A. cường độ âm. B. độ cao của âm. C. độ to của âm. D. mức cường độ âm.
Câu 32(TN THPT- 2009): Trên một sợi dây đàn hồi dài 1m, hai đầu cố định, có sóng dừng với 2 bụng sóng. Bước sóng của sóng truyền trên đây là
A. 1m. B. 0,5m. C. 2m. D. 0,25m.
Câu 33(TN THPT- 2009): Đối với sóng âm, hiệu ứng Đốp – ple là hiện tượng
A. Giao thoa của hai sóng cùng tần số và có độ lệch pha không đổi theo thời gian
B. Sóng dừng xảy ra trong một ống hình trụ khi sóng tới gặp sóng phản xạ.
C. Tần số sóng mà máy thu được khác tần số nguồn phát sóng khi có sự chuyển động tương đối giữa nguồn sóng và máy thu.
D. Cộng hưởng xảy ra trong hộp cộng hưởng của một nhạc cụ.
Câu 34(TN - THPT 2010): Khi nói về siêu âm, phát biểu nào sau đây sai?
A. Siêu âm có thể truyền được trong chất rắn. B. Siêu âm có tần số lớn hơn 20 KHz.
C. Siêu âm có thể truyền được trong chân không. D. Siêu âm có thể bị phản xạ khi gặp vật cản.
Câu 35(TN - THPT 2010): Tại một vị trí trong môi trường truyền âm ,một sóng âm có cường độ âm I.Biết cường độ âm chuẩn là I0 .Mức cường độ âm L của sóng âm này tại vị trí đó được tính bằng công thức
A. L( dB) =10 lg . B. L( dB) =10 lg . C. L( dB) = lg . D. L( dB) = lg .
Câu 36(TN - THPT 2010): Một sóng cơ có tần số 0,5 Hz truyền trên một sợi dây đàn nhồ đủ dài với tốc độ 0,5 m/s. Sóng này có bước sóng là
A. 1,2 m. B. 0,5 m. C. 0,8 m. D. 1 m.
Câu 37(TN - THPT 2010): Trên một sợi dây dài 0,9 m có sóng dừng.Kể cả hai nút ở hai đầu dây thì trên dây có 10 nút sóng.Biết tần số của sóng truyền trên dây là 200Hz. Sóng truyền trên dây có tốc độ là
A. 90 cm/s B. 40 m/s C. 40 cm/s D. 90 m/s
Câu 38(TN - THPT 2010): Một âm có tần số xác định lần lượt truyền trong nhôm,nước ,không khí với tốc độ tương ứng là v1,v2, v.3.Nhận định nào sau đây là đúng
A. v2 >v1> v.3 B. v1 >v2> v.3 C. v3 >v2> v.1 D. v2 >v3> v.2
ĐÁP ÁN – SÓNG CƠ
1B
2A
3C
4D
5A
6C
7D
8D
9C
10A
11D
12A
13D
14B
15D
16B
17A
18B
19A
20A
21B
22C
23D
24C
25B
26B
27D
28A
29A
30C
31A
32A
33C
34C
35A
36D
37B
38B
III. DÒNG ĐIỆN XOAY CHIỀU-TỔNG HỢP ĐỀ THI TỐT NGHIỆP CÁC NĂM
Câu 1(TN – THPT 2007): Một máy biến thế có cuộn sơ cấp gồm 1000 vòng dây, mắc vào mạng điện xoay chiều có hiệu điện thế U1 = 200V, khi đó hiệu điện thế ở hai đầu cuộn thứ cấp để hở là U2 = 10V. Bỏ qua hao phí của máy biến thế thì số vòng dây cuộn thứ cấp là
A. 500 vòng B. 100 vòng C. 25 vòng D.50 vòng
Câu 2(TN – THPT 2007): Tác dụng của cuộn cảm đối với dòng điện xoay chiều là
A. ngăn cản hoàn toàn dòng điện xoay chiều . B. gây cảm kháng nhỏ nếu tần số dòng điện lớn.
C. chỉ cho phép dòng điện đi qua theo một chiều D. gây cảm kháng lớn nếu tần số dòng điện lớn.
Câu 3(TN – THPT 2007):Đoạn mạch xoay chiều RLC mắc nối tiếp. Điện trở thuần R = 10Ω , cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/(10π)H, tụ điện có điện dung C thay đổi được. Mắc vào hai đầu đoạn mạch hiệu điện thế xoay chiều u = U0sin100 π t (V). Để hiệu điện thế hai đầu đoạn mạch cùng pha với hiệu điện thế hai đầu điện trở R thì giá trị điện dung của tụ điện là
10-4/(2π)F B. 10-3/(π)F C. 3,18μ F D. 10-4/(π)F F
Câu 4(TN – THPT 2007): Phát biểu nào sau đây là đúng với mạch điện xoay chiều chỉ có cuộn thuần cảm hệ số tự cảm L, tần số góc của dòng điện là ω ?
A. Hiệu điện thế giữa hai đầu đoạn mạch sớm pha hay trễ pha so với cường độ dòng điện tùy thuộc vào thời điểm ta xét.
B. Tổng trở của đọan mạch bằng 1/(ωL)
C. Mạch không tiêu thụ công suất
D. Hiệu điện thế trễ pha π/2 so với cường độ dòng điện.
Câu 5(TN – THPT 2007): Trong quá trình truyền tải điện năng, biện pháp làm giảm hao phí trên đường dây tải điện được sử dụng chủ yếu hiện nay là
A. giảm tiết diện dây B. giảm công suất truyền tải
C. tăng hiệu điện thế trước khi truyền tải D. tăng chiều dài đường dây
Câu 6(TN – THPT 2007): Một đọan mạch gồm cuộn dây thuần cảm có độ tự cảm L = 1/πH mắc nối tiếp với điện trở thuần R = 100Ω . Đặt vào hai đầu đọan mạch một hiệu điện thế xoay chiều u = 100√2sin 100 πt (V). Biểu thức cường độ dòng điện trong mạch là
A. i = sin (100πt + π/2) (A) B. i = sin (100πt - π/4) (A)
C. i = √2sin (100πt - π/6) (A) D. i = √2sin (100πt + π/4) (A)
Câu 7(TN – THPT 2007): Đặt vào hai đầu đoạn mạch RLC nối tiếp một hiệu điện thế xoay chiều u = U0sinω t thì độ lệch pha của hiệu điện thế u với cường độ dòng điện i trong mạch được tính theo công thức
A. tanφ = (ωL – ωC)/R B. tanφ = (ωL + ωC)/R
C. tanφ = (ωL – 1/(ωC))/R D. tanφ = (ωC – 1/(ωL))/R
Câu 8(TN – THPT 2007): Cho biết biểu thức của cường độ dòng ...
 

Các chủ đề có liên quan khác

Top